loading...
Hướng dẫn mua bán Bitcoin ==> Bấm vào đây
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Trước tình trạng dôi dư giáo viên khối THPT công lập, Hải Phòng đã xây dựng kế hoạch điều động công tác cho giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên do phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh khối trong và ngoài công lập chưa hợp lý.
Xem điểm chuẩn
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Trước tình trạng dôi dư giáo viên khối THPT công lập, Hải Phòng đã xây dựng kế hoạch điều động công tác cho giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên do phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh khối trong và ngoài công lập chưa hợp lý.
Kế hoạch gấp, giáo viên bức xúc
Ngày 9/8/2017, kế hoạch điều động giáo viên số 959/KH-SGDĐT-TCCB do Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) TP Hải Phòng Nguyễn Xuân Trường ký đã gửi tới 40 trường THPT công lập. Theo kế hoạch này, các trường phải lập danh sách số giáo viên dôi dư và thiếu theo môn của trường mình, niêm yết danh sách giáo viên trong diện điều động trước 5 ngày và báo cáo về Sở GD&DT vào ngày 18/8/2017. Sau đó, ngày 21/8, Phòng Tổ chức cán bộ của Sở tiếp nhận, kiểm tra, lập danh sách điều động viên chức. Từ ngày 24/8 đến 31/8/2017, Sở GD&ĐT sẽ ban hành quyết định điều động viên chức. Kế hoạch cũng chỉ rõ những giáo viên nữ có con nhỏ dưới 36 tháng, giáo viên đang trong thời gian thai sản, bệnh nan y… sẽ không phải điều động.
Nhận kế hoạch, phần lớn các trường THPT đều bất ngờ và không khỏi áp lực vì thời gian chốt danh sách đưa về Sở GD&ĐT chỉ có 10 ngày. Trong khi đó, vấn đề nhân sự luôn nhạy cảm và đòi hỏi các tổ chức, đơn vị phải làm đúng quy trình.
Một Hiệu trưởng ở quận K cho biết: “Trường tôi hiện dư 15 giáo viên ở các môn Toán, Anh, Sử, Lý… nhưng động chạm tới việc điều động nhân sự, tôi rất ngại. Hiện, trường đã triển khai xuống các tổ để tự chọn ra nhân sự nhưng xem ra phức tạp lắm”. Hiệu trưởng T, Trường N cho biết: Trường tôi có 12 giáo viên phải điều động đợt này nhưng mới có thông tin các tổ đã nháo nhào, lục đục. Ai cũng lo mình phải lên đường”.
Giáo viên T.T.N của Trường THPT T. ấm ức nói: “Tổ Toán của tôi hiện dư 3 người, ai cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ và năng lực khá giỏi. Việc điều động công tác là một khó khăn lớn cho chúng tôi. Giáo viên hầu hết đều là nữ, nhà trong nội thành; giờ mà phải điều về ngoại thành đi vài chục km sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống mỗi cá nhân”.
Chọn cách phớt lờ việc chọn người ra đi của tổ, giáo viên H của Trường L. ung dung vì có “thẻ ưu tiên” nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Bức xúc vì thái độ không hợp tác của H, cả tổ đã họp bàn đưa cô vào danh sách phải đi trong đợt sau (khi con H qua 36 tháng tuổi). Quan điểm của tổ, việc H về trường sau chính là nguyên nhân dẫn đến dôi dư của tổ hiện nay.
Cứ về sau là “lên đường”?
Theo ghi nhận của PV Báo GD&XH, từ hầu hết các trường có giáo viên dôi dư do việc điều động giáo viên trên cơ sở tự nguyện, động viên, làm công tác tư tưởng và Sở GD&ĐT không thể đưa ra hướng dẫn về tiêu chí điều động nên các trường còn rất khó thực hiện. Chọn người yếu thì vi phạm nguyên tắc điều động không phải là tinh giản theo Nghị định 108. Còn nếu chọn các người giỏi thì lại thấy thật bất công cho những người cống hiến. Quan điểm của hầu hết các trường, cứ ai về sau, người ấy phải “lên đường”. Đây được coi là phương án khả thi nhất trong lúc này. Tuy nhiên, với những ai về sau mà thuộc diện “không phải điều động” như trong kế hoạch thì việc điều động sẽ thực hiện trong năm tới.
Hiệu trưởng sợ bị khiếu nại những vấn đề khác
Một số Hiệu trưởng cho biết: Việc điều động giáo viên dôi dư là chủ trương chung của ngành, các trường hoàn toàn ủng hộ. Tuy nhiên, để thực hiện nó là điều rất khó khăn.
Thứ nhất, điều kiện để chọn người đi không có.
Thứ hai, kế hoạch quá gấp.
Thứ ba, nơi đến chưa có gây tâm lý hoang mang cho những người này.
Và khó khăn nữa, quá trình triển khai, nếu xảy ra khiếu nại, Hiệu trưởng phải hoàn toàn chiu trách nhiệm trước UBND thành phố và Sở GD&ĐT(điểm 4, mục IV/KH) cho dù “lệnh” này không do Hiệu trưởng ban ra. Đã bị khiếu nại từ giáo viên bị "đuổi" khỏi trường, đương nhiên những thứ khác sẽ bị lôi ra. Mà để quản lí, ai chẳng thiên vị người này người nọ trong trường dẫn tới sai quy chế, lạm quyền, ai chẳng lạm thu để có tiền bù đắp những khoản khác, ai chẳng đốt vàng mã vi phạm 1 trong 19 điểu đảng viên không được làm, cái gì đụng vào chẳng sai, đặc biệt là về vấn đề tài chính và việc bổ nhiệm của bản thân kiểu ép chín sai quy chế từ trước.
Nhằm tránh những điều không hay xảy ra một số trường đã chọn phương án “vừa làm vừa nghe ngóng”.
Nghịch lý trường công và trường tư
Theo thống kê từ Sở GD&ĐT lập ngày 30/6/2017, hiện khối THPT của thành phố đang thừa 284 giáo viên/ 14 bộ môn (chủ yếu các trường trong nội thành), trong khi các trường đang thiếu là 155 người (tập trung chủ yếu ở ngoại thành). Bên cạnh đó, số giáo viên dôi dư chủ yếu rơi vào các môn Toán-Văn-Anh, trong khi trường thiếu giáo viên lại rơi vào bộ môn khác. Nếu điều chuyển hết số giáo viên thừa trên thì khối THPT vẫn còn dư ra 129 giáo viên các bộ môn khác. Đây cũng chính là nỗi băn khoăn của nhiều giáo viên không biết Sở sẽ tính như thế nào với số còn lại trên?
Về vấn đề trên, ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hải Phòng cho biết: Việc điều động giáo viên dôi dư từ nơi thừa sang nơi thiếu không hề đơn giản. Số giáo viên dôi dư hiện nay nếu có điều động hết thì toàn thành phố vẫn còn 129 người. Việc thừa trên không còn cách nào phải làm từ từ, từng bước. Trước mắt, nơi nào đang thiếu thì triển khai trước. Việc điều động giáo viên sở dĩ không có tiêu chí vì đây không phải là tinh giản biên chế.
Theo tìm hiểu của PV Báo GĐ&XH, toàn thành phố hiện có 40 trường (THPT) công lập và 19 trường ngoài công lập (NCL) nhưng số trường NCL chủ yếu tập trung trong khu vực nội thành. Năm 2017-2018, riêng 4 trường NCL như Thăng Long, Marie Curie, Hàng Hải, Anhxtanh được giao chỉ tiêu 360 học sinh/trường, trong khi đó một số trường công lập trong khu vực chỉ được tuyển 400-450 học sinh/trường. Chưa kể, trường công thì khống chế 40 học sinh/lớp nhưng trường NCL thì lên tới 45HS/lớp cũng không sao.
Tuy nhiều trường THPT công lập có điều kiện tốt nhưng số lượng học sinh vẫn bị bó hẹp so với khối NCL. Chị Lê Thị Nga, 42 tuổi (quận Lê Chân) có con học trường NCL bày tỏ: Hầu hết các trường NCL ở Hải Phòng đều đi thuê địa điểm để dạy nên việc đầu tư cũng như tính quy mô trong giáo dục của trường NCL không đồng bộ. Giáo viên của trường chủ yếu từ trường công sang “đánh thuê” nên tính trách nhiệm ràng buộc giữa họ với học sinh, phụ huynh rất yếu.
Một Hiệu trưởng xin được giấu tên lên tiếng: Việc dư thừa giáo viên THPT ngày hôm nay mấu chốt ở chỉ tiêu tuyển sinh khống chế tại các trường. Vài năm trở lại đây, gần 10 trường NCL được ra đời trong khi trường công lập có sẵn mọi nguồn lực, hạ tầng, cơ sở vật chất thì không được hoạt động hết công suất, gây một sự lãng phí rất lớn. Việc giảm chỉ tiêu tuyển sinh trong trường công và nở rộ trường NCL đang tạo bức tranh nghịch lý về giáo dục Hải Phòng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa giáo viên ở TP Hải Phòng là do số học sinh vào công lập giảm mạnh. Từ 2011-2015, toàn thành phố giảm chỉ tiêu tuyển sinh khối THPT công lập khoảng 10.000 học sinh, tương đương 200 lớp và 500 giáo viên. Trước đây, chỉ tiêu học sinh vào trường ngoài công lập chỉ chiếm 16% thì với số giáo viên dôi dư trên đáp ứng đủ và đảm bảo. Tuy nhiên, vài năm trở về đây, chỉ tiêu tuyển sinh THPT giữa trong và ngoài công lập có sự thay đổi (công lập chiếm 75%, ngoài công lập 25%) dẫn đến cơ sở vật chất của khối công lập thừa, nguồn lực dôi dư.
Ông Nguyễn Xuân Trường
Minh Lý-Giadinh.net.vn
loading...
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment