Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Thủ đoạn: Nguyễn Đức Cường chuyên dùng chiêu gao dịch P2P trên các sàn remitano, Binance ... để lừa đảo. Hắn lập các tài khoản giả mạo (Hắn sưu tàm số CMND, mua sim rác, lập email .. để lập tài khoản). Sau đó dùng tài khoản giả thực hiện giao dịch mua. Khi hắn chuyển khoản, hắn dùng số tài khoản 1023468733 ngân hàng Vietcombank, chủ tài khoản Nguyen Duc Cuong và thanh toán số tiền cực nhỏ để chiếm đoạt số tiền lớn.
I. Dưới đây là một số rủi ro phổ biến nhất
1. Tấn công kỹ thuật
Các cuộc tấn công kỹ thuật thường nhắm vào mắt xích yếu nhất trong chuỗi bảo mật - đó chính là người dùng, chúng thường xuyên lựa chọn mục tiêu vào đối tác giao dịch, sử dụng lời nói dối và khả năng thao túng để đánh cắp tiền hoặc thông tin cá nhân.
Một mánh khoé phổ biến khác trên các thị trường tập trung là chiêu trò đóng giả nhân viên hỗ trợ khách hàng. Với trường hợp này, kẻ tấn công sẽ chọn mạo danh nhân viên của sàn giao dịch và liên hệ với bạn, yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân hoặc chi tiết thanh toán.
Các thủ đoạn lừa đảo khi mua bitcoin trên P2P:
1. Kẻ lừa đảo yêu cầu bạn hủy giao dịch sau khi bạn đã thanh toán..
Vacxin: Bạn không bao giờ được hủy giao dịch sau khi đã thanh toán vì như vậy tiền mã hoá sẽ được giải phóng khỏi dịch vụ ký quỹ và được trả lại ví của người bán. Thay vào đó, bạn nên đánh dấu là đã thanh toán, mở khiếu nại và đính kèm bằng chứng thanh toán cho nhân viên hỗ trợ khách hàng
2. Kẻ lừa đảo yêu cầu bạn giao dịch bên ngoài nền tảng P2P (không có dịch vụ ký quỹ).
Vacxin: Hãy cảnh giác! Điều tốt nhất cần làm trong trường hợp này là liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng và báo cáo đối tác.
3. Kẻ lừa đảo yêu cầu bạn trả thêm hoa hồng
Vacxin: Nếu đối tác của bạn yêu cầu bạn trả thêm hoa hồng, hãy báo cáo với hỗ trợ khách hàng vì họ có thể đang vi phạm các Điều khoản và điều kiện của nhà sàn đấy!
4. Kẻ lừa đảo không thanh toán vẫn đánh dấu đã thanh toán
Vacxin: Trong trường hợp này, bạn nên mở đơn khiếu nại và cung cấp bằng chứng rằng bạn không nhận được bất kỳ khoản thanh toán nào. Khi đó, tiền mã hoá của bạn được khóa trong dịch vụ ký quỹ. Loại lừa đảo này thường nhắm vào những người chơi mới, những người dễ mắc phải sai lầm do thiếu kiến thức hoặc kinh nghiệm.
5. Kẻ lừa đảo yêu cầu vay tiền từ bạn.
Vacxin: Một số kẻ gian sẽ hỏi bạn một khoản vay và hứa hẹn trả lại bạn với lãi suất cao. Xin lưu ý, đây là gần như chắc chắn bạn đang giao dịch với một kẻ lừa đảo, hắn sẽ lấy tiền của bạn và không bao giờ trả lại cho bạn. Một lần nữa, lời khuyên tốt nhất từ chúng tôi là hãy báo cáo đối tác ngày và ngưng giao dịch ngay lập tức.
6. Kẻ lừa đảo buộc bạn phải giải phóng coin của mình trước khi thanh toán hoàn tất.
Vacxin: Hãy cảnh giác, vì đây có thể là một dấu hiệu lừa đảo. Bạn phải luôn kiểm tra tài khoản ngân hàng hoặc ví của mình và xác nhận rằng bạn đã nhận được tiền thanh toán trước khi giải phóng tài sản. Nếu bạn giải phóng coi khi chưa nhận được thanh toán thì sẽ không có gì đảm bảo rằng người mua sẽ gửi tiền cho bạn.
7. Kẻ lừa đảo giả mạo trang web giao dịch P2P
Chiêu thức này từng rất thành công trong khoản thời gian thị trường có nhiều nhà đầu tư chưa biết giao dịch sàn giao uy tín.
Vacxin: Chỉ giao dịch trên các sàn uy tín
8. Kẻ lừa đảo giả mạo nhân viên hỗ trợ sàn giao dịch P2P
Một số sàn giao dịch P2P có đội ngũ hỗ trợ rất nhiệt tình. Nhưng những người lần đầu giao dịch không đọc kỹ chính sách hỗ trợ của sàn. Nên không phân biệt được đâu là hỗ trợ viên thật, đâu là hỗ trợ viên giả mạo. Đã có nhiều báo cáo từ các cộng đồng về chiêu thức lừa đảo này từ chính các nạn nhân.
Vacxin: Không tin tưởng người lạ và phải đọc để hiểu rõ chính sách hỗ trợ của sàn.
9. Kẻ lừa đảo cố ý làm thiếu bước/giả mạo biên nhận trong quy trình giao dịch P2P
Về cơ bản, các sàn giao dịch P2P chỉ là trung gian thực hiện “khóa tài sản” khi giao dịch đang diễn ra. Và khi thanh toán đã được gửi bằng chứng thành công, bên mua xác nhận đã chuyển tiền và bên bán xác nhận đã nhận thanh toán. Thì lúc đó, tài sản sẽ được giải phóng. Tuy nhiên, kẻ xấu lợi dụng một vài thời điểm trong tiến trình này.
Vacxin: Kiểm tra đầy đủ thao tác mới xác nhận
10. Kẻ lừa đảo trả thiếu tiền
Có nhiều trường hợp kẻ lừa đảo dùng mánh khóe trả thiếu tiền, những con số dễ nhầm lẫn dẫn tới bạn không để ý và xác nhận giao dịch. Khi phát hiện ra thì họ đã tẩu tán tài sản rồi.
Vacxin: Chú ý kiểm tra thật kỹ số tiền bạn nhận, người chuyển khoản ... trước khi xác nhân.
Nhà sàn có hỗ trợ được không?
Xin thưa, khi bạn mất tiền, không nhà sàn nào hỗ trợ được dù trên sàn quảng cáo giao dịch P2P là an toàn. Họ sẽ có một vài câu chung chung đại loại như:
- Chia sẻ với bạn,
- Chúng tôi đã khóa tài khoản đối tác
- Bạn chờ một thời gian
- Bạn liên hệ ngân hàng xem sao
- Bạn có thể báo công an
...
Tất nhiên, bạn sẽ mất trắng nhé!
Hãy làm những điều sau đây để bảo vệ tài sản của bạn:
Đề phòng những hành vi bất thường hoặc những hành động cố ý thu thập thông tin cá nhân của bạn. Chú ý nội dung giao tiếp cùng các dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang nói chuyện với robot/kẻ lừa đảo (sai tên, sai chi tiết giao dịch, các sự khác biệt, không đồng nhất, v.v.)
Đừng vội vàng đặt niềm tin; thay vào đó, hãy xác minh trước. Luôn xác minh để đảm bảo rằng mình đang giao tiếp với nhân viên hỗ trợ khách hàng thực sự bằng cách kiểm tra địa chỉ email của họ.
Không bao giờ chia sẻ thông tin đăng nhập hoặc thông tin thẻ tín dụng của mình với bất kỳ ai. Bộ phận hỗ trợ khách hàng cũng sẽ không bao giờ hỏi mật khẩu đăng nhập của bạn.
Hãy sử dụng suy nghĩ thực tế. Cân nhắc trước những quảng cáo với giao dịch với giá quá hời (giá cao/thấp hơn nhiều so với giá thị trường, v.v.)? Vì rất có thể đây là một trò lừa đảo.
Sử dụng dịch vụ ký quỹ khi có thể. Rất dễ để bất kỳ người dùng nào rơi vào tình trạng gửi tiền hoặc crypto đến người khác và không nhận được bất kỳ phản hồi nào hoặc thậm chí mất luôn tài sản. Để những trường hợp đáng tiếc này không phải xảy ra và để đảm bảo rằng đối tác của chúng ta phải hoàn thành vai trò của họ khi giao dịch, hãy sử dụng dịch vụ ký quỹ để khoá tiền mã hoá trong quá trình giao dịch.
II. Dưới đây là một số tài khoản chuyên lừa đảo (Nguồn: Sưu tầm trên các nhóm Trading chia sẻ giúp nhau kiếm tiền online)
1. Số tài khoản 1023468733 ngân hàng Vietcombank, chủ tài khoản Nguyen Duc Cuong
Thủ đoạn: Nguyen Duc Cuong chuyên dùng chiêu giao dịch P2P trên các sàn remitano, Binance ... để lừa đảo.
Hắn lập các tài khoản giả mạo (Hắn sưu tầm số CMND, mua sim rác, lập email .. để lập tài khoản). Sau đó dùng tài khoản giả này thực hiện giao dịch mua.
Khi hắn chuyển khoản thanh toán khoản mua, hắn dùng số tài khoản 1023468733 ngân hàng Vietcombank, chủ tài khoản Nguyen Duc Cuong và thanh toán thiếu tiền. Cụ thể mua tiền triệu và trả tiền nghìn
Ví dụ: Hắn đặt lệnh mua 8.000.000 VND, hắn chuyển khoản bằng tài khoản VCB 8.000. Với những dãy ký tự linh tinh phía sau tin nhắn SMS hoặc tin nhắn OTP, khi bạn không để ý, bạn sẽ xác nhận ngay và hắn sẽ rút tiền ngay sau đó tiếp tục lừa đảo.
Với 1 giao dịch như ví dụ này, bạn mất gần như cả 8.000.000 đồng còn gì!
Mỗi ngày hắn có thể đặt tới 10, 20, 30 ... giao dịch với bạn, bởi lúc đó bạn đang bị sai lầm khi xác nhận, rất có thể bạn tiếp tục bị sai lầm ngay lập tức sau 1 phút! Khi hết tiền, hoặc khi tài khoản bị hụt số tiền lớn bạn mới giật mình và đã mất trắng. Một tháng, bạn bị vài ngày như thế thì không tán gia bại sản mới lạ!
Bằng thủ đoạn này, Nguyen Duc Cuong làm điêu đứng nhiều người dùng trên sàn Remitano và hiện tại hắn vẫn đang ung dung lừa đảo trên sàn Remitano.
Tài khoản 1023468733 Vietcombank, chủ tài khoản Nguyen Duc Cuong đang bị nhiều nhóm lên án và truy tìm.
Hắn có dùng số điện thoại 0395.899845 (Zalo) và nhiều khả năng có thêm số 0397322649 (telegram)
2. Số tài khoản 8266999999979 ngân hàng MB, chủ tài khoản Trần Quang Huy
Thủ đoạn: Cũng như Cường, Huy chuyên dùng chiêu gao dịch P2P trên các sàn remitano, Binance ... để lừa đảo. Không bị truy lùng chửi bới nhiều như Nguyễn Đức Cường, nhưng Huy cũng làm cho nhiều trader điêu đứng vì mất tiền.
(Tiếp tục cập nhật ...)
Nếu bạn có thông tin về các tài khoản lừa đảo, hãy comment để chúng tôi cập nhật
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment