Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...
ĐỀ CƯƠNG ÔN  THI THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ|LỊCH SỬ  VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945| CHỦ ĐỀ 3 PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1939 – 1945



A. Những kiến thức cần nắm và khai thác

I.Tình hình Việt Nam trong những năm 1939-1945

1.Trên thế giới : chiến tranh thế giới II bùng nổ, Đức đánh Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng, thực hiện chính sách thù địch các lực lượng tiến bộ trong nước và phong trào cách mạng thuộc địa.

2. Ở Đông Dương và Việt Nam : Pháp vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương để dốc vào chiến tranh.

- Tháng 9 năm 1940, Nhật nhảy vào Đông Dương, cấu kết cùng Pháp bóc lột nhân dân Đông Dương: Pháp thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy”, ra sức bóc lột, vơ vét, tăng thuế, kiểm soát sản xuất…Nhật cướp ruộng của nông dân, bắt dân ta phải nhổ lúa trồng đay, trồng thầu dầu….

Nhân dân Đông Dương sống trong cảnh một cổ đôi tròng, đời sống vô cùng khó khăn, cùng cực. Mâu thuẫn dân tộc gay gắt, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết.



II. Chủ trương của Đảng thời kỳ 1939-1945

1.  Hội nghị BCH TW Đảng tháng 11/1939 :  diễn ra  th¸ng 11 – 1939 t¹i Bµ §iÓm (Hoãc M«n – Gia §Þnh) d­íi sù chñ tr×  cña Tæng bÝ th­ NguyÔn V¨n Cõ.

* Nội dung

+ Nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt là đánh đế quốc và tay sai, Đông Dương hoàn toàn độc lập.

+ Chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội; lập Chính phủ dân chủ cộng hòa.

+ Mục tiêu và phương pháp đấu tranh: chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đánh đổ đế quốc và tay sai; từ hợp pháp sang bí mật.

+ Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

*  Ý nghĩa: Hội nghị Ban Châp hành Trung ương tháng 11/1939, đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng – đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước.

2. Hội nghị BCH TW tháng 5-1941

   Tháng 1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 tại Pác Bó (Cao Bằng) vào tháng 5/1941.

* Nội dung

+ Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc.

+ Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thay bằng khẩu hiệu giảm tô, chia lại ruộng công, tiến tới người cày có ruộng, thành lập Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

+ Quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh và giúp đỡ việc thành lập mặt trận ở Lào và Campuchia.

+ Hình thái khởi nghĩa vũ trang là đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa, coi chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.

* Ý nghĩa:  Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939 nhằm giải quyết mục tiêu số 1 là độc lập dân tộc.

III. Công cuộc chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám

1.Xây dựng và phát triển lực lượng chính trị

Cao Bằng là nơi thí điểm của cuộc vận động thành lập hội cứu quốc. Đến năm 1942, hầu hết các xã , tổng, châu của Cao Bằng đều có các hội cứu quốc, trong đó có nhiều xã, châu, tổng, hoàn toàn tham gia MTVM. Uỷ ban Việt minh tỉnh Cao Bằng và UBVM liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng ra đời….

2. Xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang

Tại Bắc Sơn, Vũ Nhai, sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Đảng chuyển một bộ phận lực lượng vũ trang thành những đội du kích, hoạt động ở Bắc Sơn, Vũ Nhai…

ở căn cứ Cao Bằng, các đội tự vệ, du kích thành lập. Năm 1943, ban Việt Minh Liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng lập ra 19 ban xung phong Nam tiến …

- Ngày 22-12-1944, đội VN tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, sau dó 2 ngày đã giành thắng lợi ở Phay Khắt và Nà Ngần.

-Tháng 4-1945, Ban thường vụ TW Đảng triệu tập HN quân sự Bắc Kỳ quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang, thành lập uỷ ban quân sự Bắc Kỳ…

3. Xây dựng và phát triển căn cứ cách mạng

- Tháng 11-1940, vùng Bắc Sơn- Võ Nhai được Đảng xây dựng thành căn cứ địa CM. Năm 1941, Cao Bằng là nơi được chọn làm căn cứ địa của cả nước. Đây là 2 căn cứ địa đầu tiên của CM nước ta.

Tháng 6-1945, khu giải phóng VB ra đời gồm 6 tỉnh….. Uỷ ban lâm thời khu giải phóng được thành lập. Khu giải phóng Việt Bắc thi hành 10 chính sách của mặt trận Việt Minh và trở thành hình ảnh của nước Việt Nam mới

Chuẩn bị tập dượt đấu tranh
Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính lật đổ Pháp. Đảng ra bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, phát động cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa…

IV. Mặt trận Việt Minh trong cách mạng tháng Tám

1. Hoàn cảnh ra đời

Từ ngày 10 đến ngày 19/05/1941, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng đã diễn ra tại Pắc Pó (Cao Bằng) thông qua nhiều quyết định quan trọng nhằm giải quyết mục tiêu số 1 là giành độc lập dân tộc. Hội nghị chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước Đông Dương nên thành lập ở mỗi nước một mặt trận dân tộc thống nhất cho phù hợp. Thực hiện nghị quyết của Hội nghị, mặt trận Việt Minh đã được thành lập (ngày 19/05/1941)

2. Mục đích ra đời của mặt trận Việt Minh

MTVM ra đời nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, khơi dậy tinh thần dân tộc, tình đoàn kết chiến đấu và phát huy cao độ sức mạnh toàn dân, triệt để cô lập, phân hoá kẻ thù.

MTVM tập hợp mọi tầng lớp nhân dân chống đế quốc, phát xít, góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới, góp phần cùng phe đồng minh chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới.

3. Ho¹t ®éng cña MTVM

4. Vai trß cña MTVM trong c¸ch m¹ng th¸ng T¸m

V.  Cao trào kháng Nhật cứu nước

1. Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương

* Hoàn cảnh lịch sử (nguyên nhân).

+ Ở châu Á, Nhật thất bại nặng nề.

+ Ở Đông Dương, Pháp ráo riết hoạt động, chờ thời đánh Nhật. Mâu thuẫn giữa Nhật – Pháp trở nên gay gắy.

+ Tối ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, Pháp đầu hàng.

* Chính sách của Nhật sau đảo chính

- Dựng chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, đưa Bảo Đại làm Quốc trưởng.

- Tăng cường vơ vét, đàn áp những người cách mạng.

* Hệ quả của cuộc đảo chính

- Tạo sự khủng hoảng chính trị, mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Nhật găy gắt. Cao trào kháng Nhật cứu nước bùng nổ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa.

2. Chủ trương của Đảng 

Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị nêu rõ:

+ Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật.       

+ Thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp – Nhật” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”.

+ Hình thức đấu tranh từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị,… sẵn sàng chuyển qua Tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.

+ Quyết định “phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước”.

3. Diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước (khởi nghĩa từng phần)

+ Ở căn cứ Cao – Bắc – Lạng, Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân cùng với quần chúng giải phóng nhiều xã, châu, huyện.    

- Ở Bắc Kì, khẩu hiệu “Phá kho thóc giải quyết nạn đói” thu hút hàng triệu người tham gia.

- Ở Quảng Ngãi, ngày 11/3 tù chính trị Ba tơ nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng, tổ chức đội du kích Ba Tơ.

- Ở Nam Kì, Việt Minh hoạt động mạnh, nhất là Mĩ Tho, Hậu Giang.

=>  Cao trào đã tập dượt cho quần chúng đấu tranh, sẵn sàng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến, trực tiếp chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa thắng  lợi nhanh chóng và ít đổ máu

VI. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 – 1945

1. Hoàn cảnh lịch sử (Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố).

- Tháng 8/1945, quân Đồng minh tấn công quân Nhật.

- Ngày 9/8/1945, Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật.

- Ngày 15/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

- Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang lo sợ => Thời cơ “ngàn năm có một” của cách mạng Việt Nam đã đến (thời cơ ấy tồn tại trong thời gian từ sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh đến trước khi quân Đồng minh kéo vào giải giáp quân Nhật – đầu tháng 9/1945).

          Đảng chớp thời cơ,  phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền

2. Cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

* Chủ trương của Đảng

- Ngày 13/8/1945, Trung ương Đảng và Việt Minh thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, ban bố “Quân lệnh số 1”, phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

- Ngày 14 và 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, quyết định phát động Tổng khởi nghĩa, thông qua những vấn đề đối nội, đối ngoại.

- Ngày 16 và 17/8/1945, Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh.

* Diễn biến cuộc tổng khởi nghĩa

-  Chiều 16/8/1945, một đội quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào về giải phóng Thái Nguyên

- Ngày 18/8/1945, nhân dân 4 tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất trong cả nước.

- Tại Hà Nội, ngày 19/8/1945, hàng vạn nhân dân đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch như Phủ Khâm sai, Toà Thị chính, … khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.

- Ngày 23/8/1945, ta giành chính quyền ở Huế.

- Ngày 25/8/1945, giành chính quyền ở Sài Gòn.

- Ngày 28/8/1945, các tỉnh còn lại giành được chính quyền

- Chiều 30/8 Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ.

* Nhận xét:

    

- CMT8 năm 1945 là một cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân giải quyết 2 nhiệm vụ dân tộc và dân chủ: đánh đuổi đế quốc Pháp, phát xít Nhật giành độc lập dân tộc, đánh đổ phong kiến, tịch thu ruộng đất của Việt gian đế quốc chia cho dân cày nghèo.

- Đặc điểm nổi bật của CMT8: là cuộc cách mạng mang tính chất toàn dân. Tham gia CM gồm tất cả các lực lượng của quần chúng…

- CM tháng Tám là thành quả của sự kết hợp giữa yếu tố chủ quan và khách quan nhưng yếu tố chủ quan đóng vai trò quyết định.

VII. Những chỉ thị, nghị quyết của Đảng và tác dụng của chúng đối với CM VN thời kỳ 1939-1945

1.Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1939

2. Nghị quyết Hn Trung ương Đảng lần thứ VIII ( tháng 5-1941)

3. Nghị quyết HN thường vụ Trung ương Đảng mở rộng ( ngày 9-3-1945)

4. Nghị quyết HN toàn quốc của Đảng(họp từ ngày 14 đến ngày 15 – 8 -1945 tại Tân Trào)



VII. Tuyên ngôn độc lập và sự ra đời của nước VN dân chủ cộng hoà

- Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử, thay mặt cho chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân đồng bào về sự ra đời của nước Việt Nam DC Cộng hoà.

1. Nội dung của tuyên ngôn

- Tuyên ngôn đã khẳng định nguyên lý về quyền bình đẳng giữa các dân tộc: Tất cả các dân tộc trên TG đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, có quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”…

- Tuyên ngôn đã tố cáo, chứng minh tội ác của thực dân Pháp, phát xít Nhật đối với nhân dân Việt Nam, từ đó khẳng định đóng góp của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.

- Tuyên ngôn khẳng định trước toàn thế giới về chủ quyền, về nền độc lập thực sự của Việt Nam, tuyên bố về sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tuyên bố xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp ở Việt Nam, tuyên bố thủ tiêu chính quyền thực dân phong kiến và kêu gọi các nước công nhận độc lập của Việt Nam.

- Cuối cùng, tuyên ngôn khẳng định quyết tâm giữ vững quyền tự do độc lập của nhân dân Việt Nam:Toàn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do độc lập ấy.

2. ý nghĩa của tuyên ngôn

Bản tuyên ngôn độc lập được chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trưởng Ba Đình trước quốc dân đồng bào (2/9/1945) là một văn kiện lịch sử vô giá: tổng kết tất cả những thành tựu đấu tranh …, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc: kỷ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội; kế thừa và phát huy cao độ truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, thắm đượm hào khí của cha ông, kế thừa và phát triển của những bản tuyên ngôn đã từng có trong lịch sử Việt Nam.



 VII. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của CM tháng Tám 1945

1.Nguyên nhân thắng lợi

* Khách quan:Hồng quân Liên Xô và quân Đồng Minh đánh bại chủ nghĩa phát xít mà trực tiếp là phát xít Nhật đã tạo ra một thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đứng lên giành chính quyền nhanh chóng và ít thiệt hại .

* Chủ quan:

+ Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước sâu sắc. Vì vậy, khi Đảng và mặt trận VM phất cao ngọn cờ cứu nước, thì toàn dân nhất tề đứng lên để cứu nước.

+ Do sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng và Bác Hồ

+ Quá trình chuẩn bị lâu dài trong 15 năm, qua các phong trào cách mạng 1930 -1935, 1936 – 1939 đã  đúc rút kinh nghiệm qua những thành công và thất bại, nhất là quá trình chuẩn bị về lực lượng chính trị, vũ trang, căn cứ địa cách mạng của thời kỳ 1939 -1845

 + Trong những ngày khởi nghĩa toàn dân nhất trí, đồng lòng, quyết tâm cao, các cấp bộ Đảng chỉ đạo linh hoạt, thống nhất, chớp thời cơ phát động nhân dân nổi dậy giành chính quyền. …

 2. Ý nghĩa lịch sử

* Đối với dân tộc:

- Cách mạng tháng Tám mở ra bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc. Nó đã đập tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật và lật nhào chế độ phong kiến, khai sinh nước VNDCCH, nhà nước do nhân dân làm chủ.

- Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng VN . Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập tự do , giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

- Đưa Đảng cộng sản Đông Dương trở thành một Đảng cầm quyền ….

* Đối với quốc tế:

+ Góp phần chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới lần II.

+ Chọc thủng khâu yếu nhất của trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm suy yếu chúng.

+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới.



B.Một số câu hỏi ôn tập

1. Nêu những nét chính về tình hình Việt Nam trong những năm 1939-1945

2. Trình bày hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hội nghị BCH TW Đảng tháng 11/1939.

3. Trình bày hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hội nghị BCH TW Đảng tháng 5/1941.

4. Tại sao nói nội dung Hội nghị BCH TW Đảng tháng 11/1939  đánh dấu sự  chuyển hướng chỉ đạo cách mạng của Đảng ta ?

5. Tại sao trong thời kỳ 1939-1945, Đảng ta đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên vị trí hàng đầu? Chủ trương đó được thể hiện như thế nào tại HN BCH trung ương đảng lần thứ VIII tháng 5/1941?

6. Sự khác nhau trong chủ trương của Đảng tại Hội nghị BCH TW Đảng tháng 7-1936 và Hội nghị BCH TW Đảng tháng 5/1941. Giải thích nguyên nhân sự khác nhau đó.

7. Trình bày những nội dung chính của các chỉ thị nghị quyết của đảng ta giai đoạn 1939-1945. Tác dụng của chúng đối với cách mạng VN thời kỳ 1939-1945?

8. Chủ trương của Đảng trong việc tập hợp rộng rãi lực lượng xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất trong 2 Hội nghị BCH trung ương đảng thời kỳ 1939-1945.

9. Trình bày những nội dung thể hiện sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng của Đảng ta trong nghị quyết Hội nghị BCHTW Đảng tháng 11-1939 ? Tại sao lại có sự chuyển hướng đó?

10. Nêu nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII BCH Trung ương  Đảng tháng 5- 1941? So với nghị quyết HN Trung ương Đảng tháng 11-1939 thì Nghị quyết HN BCH Trung ương Đảng lần thứ VIII có gì khác?

11. So sánh nội dung HN BCH trung ương Đảng tháng 7-1936 với nội dung HN BCH trung ương Đảng lần VIII tháng 5-1941?




ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ|LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945| CHỦ ĐỀ 3 PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1939 – 1945
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top