loading...
Hướng dẫn mua bán Bitcoin ==> Bấm vào đây
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ|LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945| CHỦ ĐỀ 2: Phong trào vận động dân chủ 1936 – 1939Xem điểm chuẩn
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ|LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945| CHỦ ĐỀ 2: Phong trào vận động dân chủ 1936 – 1939
A. Những kiến thức cần nắm và khai thác
I. Hoàn cảnh lịch sử
1.Tình hình thế giới: chủ nghĩa phát xít đã xuất hiện và lên nắm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản chuẩn bị gây ra một cuộc chiến tranh thế giới
tháng 7 – 1935, Quốc tế cộng sản đã họp đại hội lần VII tại Matxcova chỉ ra nhiệm vụ trước mắt của công nhân là tập trung mũi nhọn chống phát xít để giành dân chủ, bảo vệ hoà bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi
tháng 6 – 1936, mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền và thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa …
2. Tình hình ở Đông Dương và Việt Nam: Pháp tập trung khai thác bóc lột; bọn cầm quyền phản động tiếp tục bóc lột, khủng bố ptrào quần chúng, không thực hiện những chính sách tiến bộ của MTND Pháp khiến đời sống nhân dân vô cùng cơ cực. Yêu cầu đưược cải thiện đời sống và các quyền tự do đặt ra cấp thiết.
II. Chủ trương của Đảng (1936 – 1939)
1.Néi dung: T¹i Héi nghÞ BCH TW §CS §«ng D¬ng th¸ng 7-1936 häp ë Thîng H¶i (TQ), §¶ngx¸c ®Þnh:
+ Nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và phong kiến.
+ Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là chống chế độ phản động thuộc đia, chống phát xít, chống chiến tranh.
+ Mục tiêu là đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
+ Kẻ thù trước mắt là thực dân phản động Pháp và tay sai.
+ Phương pháp đấu tranh là kết hợp công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
+ Thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
2. Nhận xét về chủ trương của Đảng:….
III.Diễn biến
* Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.
- Năm 1936, phong trào Đông Dương Đại hội, Đảng vận động nhân dân thảo ra bản “Dân nguyện” gởi tới phái đoàn của Quốc hội Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương..
- Đầu 1937, phong trào đón Gôđa và Brêviê: Đảng tổ chức quần chúng mít tinh “đón rước”, biểu dương lực lượng, đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ.
- Từ năm 1937 – 1939, các cuộc mít tinh, biểu tình diễn ra sôi nổi, đặc biệt là cuộc đấu tranh ngày 1/5/1938 ở Hà Nội và nhiều thành phố khác.
Ngoài ra còn có nhiều hình thức đấu tranh khác như đấu tranh nghị trường, đấu tranh trên lĩnh vực báo chí…
IV.Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm
- Đây là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của ĐCS Đ.Dương.
- Buộc Pháp phải nhượng bộ 1 số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
- Quần chúng được giác ngộ chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
- Đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện, trưởng thành.
- Làm cho uy tín của Đảng ăn sâu trong quần chúng. Đảng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm đấu tranh.
- Phong trào đã động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đập tan những luận điệu tuyên truyền, hành động phá hoại của các thế lực phản động.
- Là cuộc tập dượt thứ 2, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
B.Một số câu hỏi ôn tập
1.Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến Hội nghị BCH TW Đảng cộng sản Đông Dương tháng 7-1936? Trên cơ sở trình bày nội dung hội nghị, hãy rút ra nhận xét về việc chỉ đạo đấu tranh của Đảng ta trong hoàn cảnh lịch sử mới.
2. Chứng minh rằng phong trào cách mạng 1936-1939 là phong trào dân chủ? Trình bày những nét chính của cuộc đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.
3. So sánh chủ trương của Đảng ta ở 2 thời kỳ 1930-1931 và 1936-1939 để thấy sự khác nhau và giải thích tại sao có sự khác nhau đó?
4. Tại sao nói phong trào dân chủ 1936-1939 là phong trào mang tính quần chúng rộng lớn? Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào?
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ|LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945| CHỦ ĐỀ 2: Phong trào vận động dân chủ 1936 – 1939
loading...
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment