Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...
Thể loại: Đề tài NCKHSPUD


Tên đề tài:  Một số biện pháp Giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh qua môn Tiếng Việt lớp 4
Định dạng tài liệu: Word

Số trang:  27( gồm phụ lục minh họa)

I/ TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
C
hương trình dạy kĩ năng sống đươc tích hợp trong các môn học và hoạt động ngoại khoá ở trường. Việc làm này được nhiều người ủng hộ và kì vọng. Song, thực tế thí điểm một năm cho thấy, đây không phải là vịệc muốn là làm được và không hẳn có kết quả ngay mà phải có sự kết hợp của gia đình, nhà trường và xã hội.


Cấp Tiểu học, đọc là một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp, học tập, tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Đọc tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Đọc là khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Vì lẽ đó, ở trường Tiểu học giáo viên có nhiệm vụ dạy cho học sinh một cách có hệ thống các phương pháp để hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh. Tập đọc là một phân môn thực hành mang tính tổng hợp, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Qua bài tập đọc học sinh được làm quen với ngôn ngữ văn học, các nhân vật trong các bài tập đọc, các thông điệp mà nội dung bài học cần thông báo ...Tập đọc giúp các em phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, bồi dưỡng cho các em cảm nhận được những rung cảm  thẩm  mỹ, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ qua bài đọc, từ đó giáo dục cho các em những tình cảm trong sáng tốt đẹp.
Theo nghiên cứu mới được ngành giáo dục công bố, có 37% sinh viên ra trường không tìm được việc làm do thiếu kĩ năng thực  hành xã hội( khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, giao tiếp…) 83% sinh viên ra trường bị các nhà tuyển dụng dánh giá là thiếu kĩ năng sống. Nhiều em học sinh giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và khả năng giao tiếp lại rất kém, nguyên nhân sâu xa là  do các em thiếu kĩ năng sống. Các em chưa bao giờ được dạy cách đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống nhưn cha mẹ li hôn, bạo lực gia đình, gia dình phá sản, kết quả học tập kém,…Các em không dạy để hiểu về giá trị cuộc sống.
Trong năm học vừa qua, nhiều trường cũng chú trọng rèn kĩ năng sống cho học sinh, nhưng vì chưa có giáo trình chuẩn nên mỗi trường dạy một kiểu. Nói như ông XXX, Phó trưởng Ban thanh niên trường học: “ Học kĩ năng sống cũng giống như học bơi, muốn biết bơi thì phải xuống nước tập bơi chứ không thể đứng trên bờ nhìn mà biết được.”.
Thực hiện Chỉ thị số 40/CT-BGD ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về phát động phong trào thi đua và Kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 của Bộ Giáo dục và đào tạo về kế hoạch triển khai “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Các trường phổ thông trên toàn quốc đã triển khai kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện cuộc vận động này. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả cuộc vận động chúng ta cần xác định rõ nội dung của cuộc vận động. Từ đó, đưa ra những giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương.
Kĩ năng sống sẽ hình thành một cách tự nhiên và hiệu quả trong những môi trường hoạt động cụ thể chứ không từ những bài giảng trên lớp. Chỉ từ những bài giảng, các em không thể tự hình thành kĩ năng sống cho mình mà chỉ có thể hình dung chung về nó.
Hơn nữa, việc giáo dục kĩ năng sống không phải tự áp đặt. Giáo viên giảng dạy phải có kiến thức tâm lí, kĩ năng sống, chứ không nên kiêm nhiệm hay dạy theo ngẫu hứng. Và quan trọng hơn hết là cần có sự phối hợp gia đìn,nhà trường, và các tổ chức xã hội.
Ông XXX, Vụ trưởng Vụ công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD& ĐT) thừa nhận: Bộ đã chọn phương án lồng ghép vào chương trình học, các môn học, các hoạt dộng trong nhà trường. Đây là lồng ghép chứ  không tạo thành môn học riêng. Kĩ năng sống muốn có được trước hết phải có kiến thức, được rèn luyện thành khả năng luôn luôn sẵn có trong mình để ứng xử chứ không phải gặp tình huống đó lại mang sách ra đọc sau một năm thực hiện bản thân tôi nhận thấy:
-  Theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo thì có quá nhiều kĩ năng, một học
sinh tiểu học rất khó xác định mình vừa tiếp cận kĩ năng nào và đã có được kĩ năng nào?
          -  Kĩ năng sống (KNS) là cái có sau những trải nghiệm thực tế nên việc lống ghép này không dừng lại ở mức giảng dạy lí thuyết mà sẽ cụ thể hoá thành từng trường hợp, hoàn cảnh và yêu cầu hócinh xử lí.
             Ở tại từng địa phương khác nhau, yêu cầu về KNS không giống nhau.
          -  Thứ trưởng XXX cũng đã chỉ đạo: “  Tuỳ tình hình cụ thể, từng địa phương có thể chủ động khai thác các KNS trọng yếu cho học sinh của dịa phương mình”.
          - Khó khăn lớn nhất khi giảng dạy kĩ năng sống cho học sinh là phần lớn giáo viên đều chưa quen việc. Trong các buổi sinh hoạt, tổ trưởng chuyên môn thường phải nhắc nhở thì giáo viên mới nhớ. Nhiều giáo viên còn hiểu nhầm “ môn đạo đức mới là môn có trách nhiệm giảngdạy kĩ năng sống”. Việc phối hợp với phụ huynh là cực kì quan trọn, không nên phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên vì giáo dục kĩ năng sống không phải chỉ trong ngày một ngày hai mà  là một quá trình lâu dài, liên tục.
            Môn Tiếng Việt có nhiều thuận lợi hơn cả vì bản thân nội dung bài học đã buộc học sinh phải vận dụng rất nhiều kĩ năng ( tư duy sáng tạo, xúc cảm, trình bày suy nghĩ, vấn đáp, giải quyết vấn đề,…)
             Tôi đã thử nghiệm chọn một số kĩ năng cần thiết nhất để giáo dục cho hócinh lớp tôi. Tôi đã kiểm chứng qua việc giáo dục kĩ năng sống cho hócinh qua môn Tiếng Việt lớp 4 và kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong quá trình giáo dục kĩ năng sốngcho hócinh tôi nhận thấy  kĩ năng của học sinh tốt lên một cách rõ rết.
Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh.
- Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
T            Chính vì thế tôi chọn đề tài này để cùng trao đổi một kinh nghiệm nhỏ cùng các đồng nghệp với mong  ước việc giáo dục, hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh nhất là học sinh tiểu học đạt nhiều két quả tốt.
            Trong quá trình  triển khai tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của bộ phận chuyên môn, sự hợp tác nhiệt tình của tập thể học sinh Trường tiểu XXX Tuy thời gian triển khai đề tài chưa nhiều nhưng cũng đã đem lại một số kết quả đáng kể.
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm ; nâng cao tính tự lực tự quản của các em.
- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Chấm dứt việc nô đùa nguy hiểm.
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Chấm dứt các vi phạm đánh nhau, tụ tập băng nhóm…

             Tôi xin chân thành cảm ơn BGH Trường tiểu học XXX, tập thể thầy cô giáo trong hội  đồng sư phạm, tập thể học sinh đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Rất mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến này thành công hơn và đã đi vào thực tế giảng dạy trong nhà trường.


Tải về để xem tiếp


Hướng dẫn tải đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:

- Bước 1: Soạn tin: HSG 1147 gửi 8685 (10.000 VNĐ/sms) để lấy mã tải đề tài NCKHSPUD này.

- Bước 2: Sau khi nhận được mã, bạn nhập mã vào khung bên dưới và bấm vào nút xác nhận.

- Bước 3: Bấm vào nút Tải về để tải đề tài NCKHSPUD


Nhập mã:
Lưu ý khi tải tài liệu: Việc tải tài liệu trên website Nghiên cứu khoa học sư phạm có tính phí sưu tầm, định dạng font chữ chuẩn, thống nhất. Vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ việc trả phí trước khi tải tài liệu.
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top