loading...
Hướng dẫn mua bán Bitcoin ==> Bấm vào đây
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Xem điểm chuẩn
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
- Mỗi mùa ôn thi là mỗi lần căng thẳng và mệt mỏi cho cả thầy và trò của các nhà trường nhưng rồi năm nào cũng vậy, cứ “đến hẹn lại lên”.
Liên quan
Chỉ còn mấy tháng nữa là kết thúc năm học 2017-2018, nhưng với những em học sinh lớp 9, thời điểm này mới thực sự là giai đoạn quyết liệt nhất trong cuộc đua nước rút vào lớp 10.
Chia sẻ những vất vả, căng thẳng của cả thầy và trò trong việc dạy và ôn thi tuyển sinh vào lớp 10, tác giả Thanh An đã có bài viết.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết này.
Ngay trong những ngày đầu năm mới, Ban giám hiệu trường chúng tôi đã đã thông báo cho toàn thể giáo viên dự họp Hội đồng sư phạm.
Trong hàng loạt thông báo, những kế hoạch của nhà trường đưa ra thì Ban giám hiệu đã nhấn mạnh về kế hoạch trọng tâm của nhà trường trong các tháng còn lại là tập trung vào ôn Tuyển sinh lớp 10.
Bởi, đây là vấn đề mấu chốt để khẳng định vị trí, uy tín và cũng là thước đo để cấp trên đánh giá hoạt động giảng dạy của nhà trường trong mỗi năm học.
Cũng như mọi năm, những môn thi Tuyển sinh vào lớp 10 là Toán, Văn, Anh nên Ban giám hiệu tập trung hướng về 3 tổ trưởng chuyên môn và yêu cầu đóng góp, nêu giải pháp để hướng tới việc ôn thi được hiệu quả nhất.
Vì là trường không phải nằm ở trung tâm huyện thị, điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn nên nhiều năm qua, học sinh trường chúng tôi phần lớn có chất lượng thi tuyển sinh 10 không cao bằng các trường lớn trong huyện.
Vì thế, phương châm của nhà trường là tăng thời lượng ôn thi nhiều hơn các trường bạn. Bởi, Ban giám hiệu quan niệm: “mưa dầm thấm lâu”, học nhiều thì dù sao học sinh cũng phải nắm được kiến thức, ôn đi, ôn lại thì sẽ giúp học sinh nhớ được kiến thức để khi thi biết cách làm bài.
Nên cuối buổi họp, Ban giám hiệu khích lệ những thầy cô được phân công tham gia ôn tuyển sinh cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ bằng những phương pháp truyền đạt ngắn nhất nhưng phải dễ hiểu nhất. Đồng thời, thống nhất phương án tăng tiết học trái buổi để học sinh học thêm.
Vì là trường mà đa số học sinh có hoàn cảnh còn khó khăn về kinh tế nên Ban giám hiệu nhà trường và những thầy cô tham gia ôn thi không đặt nặng vấn đề thu học phí tiền dạy thêm.
Mỗi môn học chỉ thu tượng trưng vài chục nghìn đồng cho cả khóa học để có thể giúp các thầy cô giảng dạy tiền chi phí xăng xe đi lại nên phụ huynh học sinh cũng không phàn nàn mà những thầy cô tham gia ôn thi cũng xem đó là nhiệm vụ để có thể giúp các em có kiến thức tham gia kì thi sắp tới.
Như vậy, mỗi tuần hiện nay học sinh phải học cả chính khóa và học thêm là 8 tiết đối với môn Toán và 9 tiết đối với môn Văn.
Những em đang ôn thi học sinh giỏi để chuẩn bị thi cấp tỉnh thì thêm 2 buổi học khoảng 6 tiết nữa. Vì số tiết được tăng thêm như vậy nên lịch học của các em đã kín mít suốt cả tuần.
Với cách phân bổ thời khóa biểu như hiện nay (không quá 2 tiết/buổi học) thì đối với môn Văn (9 tiết) cũng đồng nghĩa mỗi tuần sẽ có 5 buổi học Văn. Các em trong đội tuyển thi học sinh giỏi thêm 2 buổi nữa là 7 buổi.
Với số lượng buổi học cùng một môn nhiều như vậy nên học sinh nhìn thấy các thầy, cô giáo ôn tuyển sinh vào lớp là ngán ngẫm. Nhất là đối với những em học sinh có học lực yếu. Bởi, ôn tuyển sinh thì các em phải làm bài tập, phải làm các dạng đề thi nhiều hơn.
Hiện nay, các trường phổ thông công lập hệ công lập của các địa phương thường chỉ tuyển khoảng 70-80% số lượng học sinh lớp 9. Số còn lại được định hướng để vào học ở các trường dân lập, các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, các trường nghề.
Chính vì thế nên phần lớn học sinh phải căng mình học tập mới có thể vào được các trường công lập. Tỉ lệ chọi ở các trường nông thôn còn dễ chịu chứ các trường thành phố thường cạnh tranh nhau rất gay gắt.
Nếu học sinh không học thêm ở trường hay ở các trung tâm gia sư thì rất khó có thể đỗ vào các trường trung học phổ thông mà mình yêu thích.
Hơn nữa, Ban giám hiệu các trường trung học cơ sở họ cũng muốn tăng tốc để khi thi thì trường mình phụ trách có tỉ lệ đỗ vào các trường công lập cao hơn.
Tư tưởng “con gà tức nhau tiếng gáy” không chỉ của Ban giám hiệu, của các thầy cô ôn thi, các trung tâm gia sư, các bậc phụ huynh…đã đẩy học sinh trở thành những con rô bốt suốt ngày chỉ biết học và học.
Câu chuyện ôn thi tuyển sinh 10 không chỉ khu biệt một vài đơn vị mà đó là câu chuyện chung của ngành giáo dục, của tất cả các trường trung học cơ sở trên cả nước.
Là giáo viên dạy lớp, thực hiện sự phân công của Ban giám hiệu và hướng tới kỳ thi chung của ngành nên chúng tôi phải thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhưng phải nói thật rằng cả thầy và trò tham gia giảng dạy và học tập khổ quá.
Cái nỗi khổ của chúng tôi đang là nỗi kỳ vọng của nhà trường, của phụ huynh nên rồi phải lao vào cái vòng xoáy của thi cử để suốt ngày cả thầy và trò ngập vào những bài vở của thi cử.
Nhìn một số em học sinh học cả ngày nên cứ vào đầu buổi chiều là các em gật gù vì buồn ngủ. Nhiều em chịu không nổi đã gục xuống bàn ngủ một cách ngon lành.
Nhiều bài học, nhiều nội dung kiến thức ôn đi ôn lại dẫn đến việc học sinh cũng chán ngán, nhất là đối với một số em khá giỏi. Nhưng, không ôn như vậy thì một số em yếu kém lại không nắm được bài…
Mỗi mùa ôn thi là mỗi lần căng thẳng và mệt mỏi cho cả thầy và trò của các nhà trường nhưng rồi năm nào cũng vậy, cứ “đến hẹn lại lên”. Sự căng thẳng luôn được đẩy lên đến mức cao nhất khi bước vào những tháng cuối cùng của học kì II.
Có lẽ, cũng đã đến lúc Bộ Giáo dục và lãnh đạo các Sở Giáo dục nghĩ đến phương án khả thi hơn nhưng gọn nhẹ để giảm đi áp lực thi cử cho học trò.
Bởi, thực tế một số trường trung học phổ thông ở nông thôn, những trường ở khu vực khó khăn thì tỉ lệ chọi rất thấp, thậm chí số lượng tuyển đầu vào cao hơn tỉ lệ đăng kí thi thì tổ chức thi làm gì cho tốn kém tiền của ngân sách, của phụ huynh học sinh mà khiến cho cả thầy và trò bơ phờ sau mỗi kì thi.
loading...
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment