Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...

- Kỳ tuyển sinh đại học 2017 vừa qua kết thúc ở giai đoạn I. Ngành giáo dục có thể tự tin rằng đó là thành công, nhưng với dư luận xã hội, đặc biệt là với nhiều phụ huynh, thí sinh vẫn còn ấm ức, bức xúc về nhiều điều qua chính sách làm tròn điểm, cộng điểm ưu tiên…



Hơn 5 điểm vẫn ngồi “chiếu dưới”
Mấy năm trở lại đây, điểm cộng cho các thí sinh khu vực, điểm ưu tiên cho các thí sinh luôn là câu chuyện được “mổ xẻ” gây ra những cuộc tranh luận nảy lửa trên mạng xã hội. Dường như câu chuyện chưa có hồi kết, khi kỳ tuyển sinh đại học năm nay, hàng loạt ngành “hot”, trường “hot” chứng kiến cuộc đua nghiệt ngã khi thí sinh ở thành phố (khu vực 3) không được cộng điểm, dù đạt điểm cao nhưng vẫn ngậm ngùi nhìn rất nhiều thí sinh điểm thi thấp hơn mình nhưng lại có tên trong danh sách trúng tuyển.
Chứng kiến cuộc đua cam go giữa các thí sinh, chị Phương Thảo (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Năm nay, thấy các cháu điểm cao mà vẫn bị trượt, là phụ huynh tôi cũng rất hiểu tâm trạng của các cháu, không mấy ai vui khi mà tưởng chừng như chắc đỗ mà cuối cùng lại bị trượt. Điểm cộng hiện nay giữa các thí sinh vẫn còn cao quá, mức chênh lệch này vô tình tạo ra kết quả đỗ vào trường hàng đầu toàn học sinh vùng nông thôn, miền núi, chỉ số ít cháu thành phố thi đỗ. Tôi cho rằng điểm cộng là nên có, nhưng tôi cũng thấy không nên có sự chênh lệch quá, bởi nó làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đầu vào của các trường đại học”.
Nhiều thí sinh chia sẻ, mức điểm cộng hiện nay có bạn lên tới 6,5 điểm, phần lớn thí sinh trúng tuyển các trường “top trên” đều được cộng 3,5 điểm. Mức điểm này đồng nghĩa với điểm cả chục đáp án ở môn thi trắc nghiệm. Trong khi, để làm được vài câu khó nhất trong đề thi không phải ai cũng có thể làm được. Nhiều thí sinh cũng chia sẻ, nếu có quá nhiều điểm cao như hiện tại, các trường nên chia tỷ lệ để phù hợp hơn, vừa có thí sinh nông thôn, miền núi mà vẫn có thêm các thí sinh ở các thành phố, chứ không nên thiên lệch hết về các địa phương như danh sách trúng tuyển hiện nay.
Nếu “soi” vào danh sách trúng tuyển ở một số trường năm nay, sẽ thấy rõ những ý kiến trên không hẳn là chuyện “tị nạnh” mà rất thực tế bởi sự chênh lệch này. Cụ thể, trong 404 thí sinh đỗ vào ngành Y Đa khoa (chiếm tỷ lệ 93,5%) ĐH Y dược TPHCM, chỉ có 26 thí sinh không được cộng điểm. Còn tại ĐH Y Hà Nội, thí sinh điểm cao nhất là 29,75 điểm, được 1 điểm ưu tiên thành 30,75 điểm, xếp thứ 9. Trong khi một thí sinh khác được 24,75, nhưng được cộng tới 6,5 điểm ưu tiên, khuyến khích, thành 31,25 điểm, xếp thứ 6 trong danh sách. Trong số thí sinh đỗ vào ngành Bác sỹ đa khoa (khoảng 500 thí sinh), chỉ có 17 thí sinh khu vực 3, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
Cần tạo cuộc cạnh tranh công bằng hơn
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 tiếp tục thực hiện chính sách cộng điểm khu vực, ưu tiên trong xét tuyển vào đại học. Cụ thể, cộng điểm khu vực 1 (miền núi) được ưu tiên 1,5 điểm, Khu vực 2 - Nông thôn 1,0 điểm, Khu vực 2 là 0,5 điểm. Ngoài ra, áp dụng chính sách điểm ưu tiên cho các thí sinh thuộc: Người dân tộc thiểu số, con em gia đình chính sách, học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp THPT… Do đó, nhiều thí sinh của kỳ thi năm nay được cộng 3,5 điểm, thậm chí có thí sinh được cộng tới 6,5 điểm trong xét tuyển đại học.
Chỉ ra điểm bất hợp lý trong chính sách cộng điểm, ông Đào Tuấn Đạt, Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Anhxtanh (Hà Nội) cho biết, bây giờ điều kiện học tập của học sinh thành phố hay nông thôn không quá cách biệt nhau, vì thế không nên có điểm cộng ưu tiên. Đối với những thí sinh ở miền núi và hải đảo đi học đại học về phục vụ cho địa phương thì áp dụng chính sách đào tạo theo địa chỉ vẫn làm trước đây. Chẳng hạn dành 20% chỉ tiêu cho các thí sinh khu vực được cộng điểm, còn lại là các thí sinh điểm cao khác. Có như vậy mới công bằng, để không xảy ra tình trạng ngành Bác sĩ đa khoa chỉ toàn thí sinh ở vùng xa, con em chính sách.
Giải thích vì sao một số thí sinh điểm cao nhưng vẫn trượt, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho hay, do tính chất thay đổi của quy chế nên năm nay thí sinh không giới hạn số nguyện vọng, nên hầu như các em có điểm cao đều đăng ký vào các ngành quân đội, công an trong khi chỉ tiêu lại giảm làm tăng điểm chuẩn. Bởi vậy, dẫn đến một số ít thí sinh có điểm thi cao không trúng tuyển nguyện vọng 1, cũng không có nghĩa là trượt đại học mà các em còn các nguyện vọng khác.
“Quy định cộng điểm ưu tiên đối tượng và khu vực trong tuyển sinh đã được thực hiện từ rất nhiều năm nay, nhằm cụ thể hóa các chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước đối với người có công, con em dân tộc, thí sinh sống ở vùng sâu, vùng xa... Khi chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước thay đổi, quy chế tuyển sinh cũng được điều chỉnh lại cho phù hợp. Ví dụ, những địa phương trước đây thuộc khu vực khó khăn, nay đã được cải thiện, không còn khó khăn thì việc cộng điểm ưu tiên đối với thí sinh cũng sẽ được điều chỉnh giảm”, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho hay.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, sau khi trường công bố kết quả xét tuyển, danh sách trúng tuyển thí sinh phải xác nhận nhập học. Đến trước ngày 7/8 thí sinh phải nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi (trực tiếp tại trường hoặc qua đường Bưu điện) để khẳng định việc nhập học tại trường đã trúng tuyển và theo lịch nhập học của trường. Thí sinh đến trường nộp các giấy tờ (học bạ, giấy chứng nhận ưu tiên…) để làm thủ tục nhập học. Trường hợp thí sinh không xác nhận nhập học coi như không trúng tuyển, thí sinh không xác nhận trúng tuyển vẫn có thể tham gia xét tuyển đợt bổ sung.
Quang Anh
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top