loading...
Hướng dẫn mua bán Bitcoin ==> Bấm vào đây
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Theo QUY CHẾ Thi trung học phổ thông quốc gia và xét công
nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT
ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), cách thành lập hội đồng thi như sau:
Điều 8. Hội đồng thi
Xem điểm chuẩn
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Theo QUY CHẾ Thi trung học phổ thông quốc gia và xét công
nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT
ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), cách thành lập hội đồng thi như sau:
Điều 8. Hội đồng thi
1. Giám đốc sở GDĐT ra quyết định thành
lập Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi (bao gồm lãnh đạo các Ban) để thực
hiện các công việc của kỳ thi. Các Ban của Hội đồng thi bao gồm: Ban Thư ký;
Ban In sao đề thi; Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi; Ban Coi thi; Ban Làm
phách; Ban Chấm thi; Ban Phúc khảo; thành viên khác của các Ban do Chủ tịch Hội
đồng thi quyết định.
Xem thêm: Cách xem điểm chuẩn tuyển sinh năm 2017
Xem thêm: Cách xem điểm chuẩn tuyển sinh năm 2017
a)
Thành phần Hội đồng thi
- Chủ
tịch: Giám đốc sở GDĐT hoặc Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền;
- Phó
Chủ tịch: Lãnh đạo sở GDĐT, lãnh đạo trường ĐH, CĐ phối hợp. Trường hợp đặc biệt, Phó Chủ tịch
có thể là Trưởng các phòng, ban của sở GDĐT;
- Các
uỷ viên: Lãnh đạo các phòng, ban thuộc sở GDĐT; lãnh đạo phòng, ban và tương
đương của trường ĐH, CĐ phối hợp; trong đó, uỷ viên thường trực là lãnh đạo Phòng Khảo
thí của sở GDĐT.
Những người có người thân dự thi tại Hội đồng thi trong
năm tổ chức Kỳ thi không được làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng thi
và không được tham gia các Ban của Hội đồng thi.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn
của Hội đồng thi
- Tiếp nhận đề thi gốc từ
Ban Chỉ đạo thi quốc gia; tổ chức in sao đề thi, coi thi, bảo quản bài thi, làm
phách, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy định của quy chế thi; giải quyết thắc
mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan; tổng kết công tác thuộc phạm vi được giao;
thực hiện khen thưởng, kỷ luật theo chức năng, quyền hạn và quy định của Quy
chế này; thực hiện chế độ báo cáo và chuyển dữ liệu thi về Bộ GDĐT đúng thời
hạn quy định;
- Chỉ đạo, xử lý các vấn đề
diễn ra tại các Ban của Hội đồng thi theo Quy chế thi;
- Báo cáo, xin ý kiến Ban
Chỉ đạo thi quốc gia về tình hình tổ chức thi để xử lý các tình huống vượt thẩm
quyền;
- Hội đồng thi sử dụng con
dấu của Sở GDĐT.
c) Nhiệm vụ và quyền hạn
của Chủ tịch Hội đồng thi
- Phổ biến, hướng dẫn, chỉ
đạo tổ chức thực hiện quy chế thi;
- Quyết định và chịu trách
nhiệm toàn bộ về công tác tổ chức thi tại Hội đồng thi được giao phụ trách;
- Chỉ đạo các Ban thực hiện
nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Quy chế thi;
- Báo cáo kịp thời với Ban Chỉ
đạo thi quốc gia về công tác tổ chức thi của Hội đồng thi; kiến nghị với Ban
Chỉ đạo thi cấp tỉnh các giải pháp đảm bảo cho hoạt động của Hội đồng thi;
- Tổ chức việc tiếp nhận và
xử lý thông tin, bằng chứng về vi phạm quy chế thi theo quy định tại Điều 47 Quy
chế này.
d) Phó Chủ tịch Hội đồng
thi thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng thi phân công và thay mặt Chủ
tịch Hội đồng thi giải quyết công việc khi được Chủ tịch Hội đồng thi uỷ quyền.
đ) Các
ủy viên Hội đồng thi chấp hành phân công của lãnh đạo Hội đồng thi.
2. Ban Thư ký Hội đồng thi
a) Thành phần
- Trưởng ban: do Uỷ viên
thường trực Hội đồng thi kiêm nhiệm;
- Phó Trưởng ban: Lãnh đạo phòng, ban thuộc
sở GDĐT và lãnh đạo trường phổ thông;
- Các uỷ viên: Cán bộ phòng, ban, cán bộ công nghệ thông tin thuộc sở
GDĐT, lãnh đạo và giáo viên trường phổ thông.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn
của Ban Thư ký Hội đồng thi
- Tiếp nhận dữ liệu thi do
Bộ GDĐT chuyển giao, lập danh sách thí sinh dự thi, xếp phòng thi;
- Nhận bài thi tự luận và
Phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) từ Ban Coi thi, bảo quản bài thi tự luận và
Phiếu TLTN;
- Bàn giao bài thi tự luận
cho Ban Làm phách;
- Nhận bài thi tự luận đã làm
phách từ Ban Làm phách, bảo quản bài thi;
- Bàn giao bài thi tự luận
đã làm phách và Phiếu TLTN cho Ban Chấm thi và thực hiện các công tác nghiệp vụ
liên quan;
- Quản lý các tài liệu liên
quan tới bài thi tự luận và Phiếu TLTN. Lập biên bản xử lý điểm bài thi (nếu
có);
- Thực hiện các nhiệm vụ
khác do Chủ tịch Hội đồng thi phân công.
c) Trưởng ban Thư ký Hội
đồng thi chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi điều hành công tác của
Ban Thư ký.
d) Phó Trưởng ban Thư ký
Hội đồng thi giúp Trưởng ban tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và thay mặt Trưởng ban
giải quyết công việc khi được Trưởng ban uỷ quyền.
đ) Các ủy viên Ban Thư ký
Hội đồng thi chấp hành phân công của lãnh đạo Ban Thư ký Hội đồng thi.
e) Ban Thư ký Hội đồng thi
chỉ được tiến hành công việc liên quan đến bài thi khi có mặt ít nhất từ 2 uỷ
viên của Ban Thư ký trở lên.
3. Ban Làm phách
a) Thành phần
- Trưởng ban: do lãnh đạo
Hội đồng thi kiêm nhiệm;
- Phó Trưởng ban: Lãnh đạo
phòng, ban thuộc sở GDĐT và lãnh đạo trường phổ thông;
- Các uỷ viên: Cán bộ,
chuyên viên các phòng, ban thuộc sở GDĐT, lãnh đạo, giáo viên trường phổ thông,
cán bộ bảo vệ, công an, y tế, phục vụ.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn
của Ban Làm phách
- Làm phách bài thi tự luận
theo quy định;
- Bàn giao bài thi đã làm
phách cho Ban Thư ký Hội đồng thi và thực hiện các công tác nghiệp vụ liên
quan;
- Thực hiện các nhiệm vụ
khác do Chủ tịch Hội đồng thi phân công.
c) Trưởng ban Làm phách
chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi điều hành công tác của Ban Làm phách.
d) Phó
Trưởng ban Làm phách giúp Trưởng ban tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và thay mặt
Trưởng ban giải quyết công việc khi Trưởng ban uỷ quyền.
đ) Các ủy viên Ban Làm phách
chấp hành phân công của lãnh đạo Ban Làm phách.
e) Ban
Làm phách làm việc độc lập với các Ban khác của Hội đồng thi, đặt dưới sự chỉ
đạo trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng thi; chỉ được tiến hành công việc liên quan
đến bài thi khi có mặt ít nhất từ 2 uỷ viên của Ban Làm phách trở lên. Những người trong Ban Làm phách không được tham gia Ban
Chấm thi, Ban
Phúc khảo.
loading...
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment