loading...
Hướng dẫn mua bán Bitcoin ==> Bấm vào đây
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ| LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1954| CHỦ ĐỀ 5: ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁPXem điểm chuẩn
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ| LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1954| CHỦ ĐỀ 5: ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
A: Kiến thức cơ bản cần nắm và khai thác
1. Sự kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Lí do phải kết hợp giữa đấu tranh quân sự với ngoại giao:
+ Xuất phát từ truyền thống đánh giặc của cha ông ta
+ Để làm nổi bật tính chất chính nghĩa của ta và vạch trần âm mưu của kể thù để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
+ Vì địch luôn đánh ta trên nhiều mặt trận
- Mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
+ Thắng lợi về quân sự quyết định đến thắng lợi trên bàn hội nghị
+ Đấu tranh ngoại giao tác dụng phối hợp hỗ trợ cho đấu tranh quân sự
-Biểu hiện
+ giai đoạn 1945-1946: Do ta gặp khó khăn về mọi mặt nên ta đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao để hỗ trợ cho đấu tranh quân sự. Kết quả: Ta loại bớt được một kẻ thù nguy hiểm để tập trung lực lượng đánh pháp.
+ giai đoạn 46- 50: Ta đẩy mạnh đấu tranh quân sự đồng thời vận động ngoại giao để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của Pháp và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Kết quả là ta giành được quyền chủ động trên chiến trường và được các nước xhcn đặt quan hệ ngoại giao.
+ giai đoạn 1950- 1954: Ta phối hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao để đi đến kết thúc chiến tranh. Kết quả: ta giành thắng lợi ở ĐBP buộc Pháp phải kí hiệp định Giơ ne vơ, công nhận các quyền dân tộc cơ bản và kết thúc chiến tranh.
2.Những thăng lợi ngoại giao của ta trong cuộc K/C chống Pháp
-Kí Hiệp định Sơ Bộ 6-3-1946
-1950 ,các nước XHCN công nhận và đặt QHNG với nước ta
-1954,kí Hiệp định Giơnevo
- Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?
* Hoàn cảnh
Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, lập trường của ta là sẵn sàng thương lượng để giải quyết hòa bình vấn đề Việt Nam trên cơ sở độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nhưng thực dân Pháp vẫn cố tình phát động và đẩy mạnh chiến tranh xâm lược nước ta.
Đến cuối năm 1953 đầu năm 1954, khi đã thất bại nặng nề và liên tiếp gặp khó khăn trên chiến trường đặc biệt là thất bại ở ĐBP, Pháp mới chịu chấp nhận giải pháp thương lượng để giải quyết vấn đề Việt Nam.
Từ 8/5 đến 21/7/1954: Hội nghị Giơ ne vơ đã họp và đi đến kí kết hiệp định.
* Nội dungcủa hiệp định Giơ ne vơ
+ Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lảnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
+ Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
+ Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
+ Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự nào.
+ Ở Việt Nam: quân đội nhân dân Việt Nam và quân Pháp tập kết ở 2 miền Bắc – Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời; tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7-1956.
+ Trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về những người kí hiệp định và những người kế tục sự nghiệp của họ.
*Ý nghĩa:
- Hiệp định Ginevơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương.
- Hiệp định Giơnevơ đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước; Đế quốc Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược Dông Dương.
- Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước
4.Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
a. Nguyên nhân thắng lợi
– Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
– Có chính quyền dân chủ nhân dân, có mặt trận dân tộc thống nhất, có hậu phương rộng lớn, vững mạnh.
– Có liên minh chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương, sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân và các nước khác.
b. Ý nghĩa lịch sử.
– Chấm dứt chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta. Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
– Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.
B. Một số câu hỏi ôn tập
1. Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến của Hội nghị Giơ – ne – vơ về Đông Dương năm 1954. Nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định.
2. Cuộc kháng chiến chống pháp được kết thúc như thế nào? So sánh với kết thúc của cuộc kháng chiến chống Mĩ?
3.Trình bày nguyên nhân thăng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc K/C chống Pháp
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ| LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1954| CHỦ ĐỀ 5: ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
loading...
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment