Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...
ĐỀ CƯƠNG ÔN  THI THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ| LỊCH SỬ  VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1975|CHỦ ĐỀ 2 : CÁCH MẠNG MIỀN BẮC TỪ 1954 ĐẾN 1975



A: Kiến thức cơ bản cần nắm và khai thác

1. Hoàn thành cải cách ruộng đất

-Sau khi miền Bắc được độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành cải cách ruộng đất. Tính từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, ta đã tiến hành 5 đợt cải cách:

-Kết quả của 5 đợt cải cách, ta đã tịch thu, trưng thu, trưng mua 810.000 ha ruộng đất, 106.448 trâu bò, 148.565 ngôi nhà và 1.846.000 nông cụ các loại do giai cấp địa chủ chiếm giữ chia cho 2.104.138 hộ nông dân lao động.

-Tuy nhiên trong quá trình cải cách ta đã phạm phải một số sai lầm, khuyết điểm. Tháng 9/1956, Hội nghị lần thứ 10 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra chủ trương sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện cải cách.

-Công tác sửa sai đã dần dần củng cố được lòng tin của nhân dân, cán bộ đối với Đảng, làm ổn định hành chính trị, giữ vững được trật tự, trị an, củng cố khối đoàn kết toàn dân.

2. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH

2. 1.Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 – 1960)

-Từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 9 năm 1960, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã diễn ra. Tham dự Đại hội có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết. Đại hội đã kiểm điểm công tác lãnh đạo của Đảng trong 10 năm kể từ Đại hội II (2/1951), thảo luận và vạch ra đường lối đấu tranh cho cả hai miền trong giai đoạn mới, xác định nhiệm vụ mới của cách mạng cả nước và của từng miền.

-Đại hội đã xác định rõ nhiệm vụ chiến lược của cả hai miền là: Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tăng cường mau chóng lực lượng của miền Bắc về mọi mặt, và “trách nhiệm của cách mạng ở miền Nam là phải trực tiếp làm nhiệm vụ đánh đổ ách thống trị của Đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai để giải phóng miền Nam, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước”.

-Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương mới gồm 47 ủy viên chính thức và 31 ủy viên dự khuyết; bầu Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, và đồng chí Lê Duẫn làm Bí thư thứ nhất.

-Đại hội đã đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình xác định đường lối cách mạng ở hai miền Nam – Bắc, định hướng cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1961 – 1975.

2.2.  Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965)

Từ năm 1961 đến năm 1965, nhân dân miền Bắc đã dồn sức thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất với nhiều phong trào thi đua sôi nổi như trong nông nghiệp có phong trào “đại phong”, trong công nghiệp có phong trào “duyên hải”, trong quân đội có phong trào “ba nhất”, trong thủ công nghiệp có phong trào “thành công” ….

*Công nghiệp

-Nhà nước đã thực hiện những biện pháp và chính sách nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật và quản lý, huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, cải tiến kỹ thuật… Kết quả sau 5 năm thực hiện, ngành công nghiệp miền Bắc đã có những bước phát triển đáng kể:

-Tính đến năm 1965, ngành điện tăng gấp 10 lần so với năm 1995; ngành cơ khí tăng bình quân hàng năm là 30%, một số nhà máy lớn đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng như: khu gang thép Thái Nguyên, nhà máy hóa chất Việt Trì, phân đạm Bắc Giang, Supper phốt phát Lâm Thao, …

* Nông nghiệp

-Nhiệm vụ trọng tâm của nông nghiệp là giải quyết vấn đề lương thực đồng thời coi trọng cây công nghiệp, chăn nuôi, mở mang nghề cá, nghề phụ .. phấn đấu nâng cao mức sống của người nông dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền Bắc.

-Nông dân miền Bắc đã tích cực hưởng ứng những chủ trương của Đảng, có trên 90% hộ nông dân đã vào hợp tác xã, trong đó có 50% là hợp tác xã bậc cao; năm 1960, toàn miền Bắc có 4.300 hợp tác xã bậc cao thì đến năm 1965 đã tăng lên 18.600 hợp tác xã, năng suất tăng: năm 1965, có 9 huyện và 125 hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn/ha/năm.

        *Văn hóa, giáo dục và y tế

-Đảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh phát triển văn hóa, giáo dục để xây dựng một nền văn hóa mới và con người mới Việt Nam.

-Trong 5 năm (1961 – 1965) số trường phổ thông tăng từ 7066 lên 10.294 trường, số trường đại học từ 9 trường lên 18 trường; ngoài ra nhà nước còn ban hành các chế độ, chính sách phát triển giáo dục … Nhờ vậy, số học sinh phổ thông tăng 3,5 lần, số sinh viên đạt 34.000 người, 6 vạn học sinh trung cấp và cơ bản đã xóa được nạn mù chữ ở miền Bắc.

-Mạng lưới y tế được xây dựng rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, tính đến năm 1965, đã có 70% số huyện có bệnh viện, 90% số xã đồng bằng và 78% số xã miền núi có trạm y tế với đội ngũ y bác sĩ, tăng gấp 5 lần so với năm 1960 (1525 bác sĩ, 8043 y sĩ).

-Đời sống văn hóa được nâng cao, các tệ nạn xã hội ngày càng giảm.

* Quân sự, quốc phòng

-Trong giai đoạn 1961 – 1965, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung cho việc xây dựng quân đội chính qui hiện đại theo kế hoạch quân sự lần thứ hai để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế. Lực lượng vũ trang 3 thứ quân lớn mạnh không ngừng cả về chất lượng và số lượng.

-Để đảm bảo yêu cầu bảo vệ miền Bắc và chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Chính phủ đã cho cải tạo, nâng cấp và mở rộng hệ thống giao thông chiến lược ở cả 2 miền Nam – Bắc.

-Công tác chi viện cho miền Nam trong giai đoạn 1961 – 1963 bắt đầu được tăng cường: tổng cộng có 4 vạn cán bộ được chuyển vào miền Nam. Đến năm 1964, các đơn vị cơ động cấp trung đoàn đã được đưa vào Nam.

3. Vị trí, vai trò của MB XHCN trong sự nghiệp k/c chống Mĩ cứu nước của dân tộc.

MB là nơi có TW Đảng, có Chính phủ, có Bác Hồ lãnh đạo cuộc đối tượng, cuộc kháng chiến  chống Mĩ cứu nước giải phóng dân tộc. Do đó MB trở thành nguồn cổ vũ to lớn về tư tưởng và chính trị đồng thời là niềm tin vững chắc của nhân dân MN vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến, là chỗ dựa về tinh thần và vật chất của CMMN.

MB được xây dựng và củng cố trở thành căn cứ địa CM của cả nước và là hậu phương của cuộc k/c chống Mĩ cứu nước, trở thành nơi cung cấp về người và của cho nhân dân MN chiến đấu chống Mĩ và cho cả cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Lào và Cămpuchia. MB là nhân tố quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến của 3 dân tộc ở Đông Dương.

MB chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ trong 2 lần chẳng những đã bảo vệ vững chắc MB mà còn là sự phối hợp với cuộc chiến đấu chống chiến tranh xâm lược của Mĩ ở MN, góp phần làm suy yếu Mĩ, ngụy ở cả 3 chiến trường Đông Dương mà tiêu biểu là chiến thắng trong trận “Điện Biên Phủ trên không” đã đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mĩ vào Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối 1972. Trận thắng này đã buộc Mĩ phải rút hết quân đội về nước, làm thay đổi so sánh lực lượng ở MN có lợi cho CM, tạo ra thời cơ thuận lợi để ta giải phóng hoàn toàn MN.


ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ| LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1975|CHỦ ĐỀ 2 : CÁCH MẠNG MIỀN BẮC TỪ 1954 ĐẾN 1975
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top