Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...
ĐỀ CƯƠNG ÔN  THI THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ|PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM (1919 – 2000)| CHỦ ĐỀ 3 PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VIỆT NAM TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 1929



A. Những kiến thức cần nắm và khai thác

I. Hoàn cảnh lịch sử thế giới và trong nước sau chiến tranh thế giới 1

1. Tình hình thế giới: – Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công…

- Năm 1919, Quốc tế cộng sản thành lập..

- Phong trào công nhân quốc tế phát triển, nhiều ĐCS ra đời như ĐCS Đức 1919, ĐCS Anh, ĐCS Pháp 1920, ĐCS Trung Quốc 1921….

2. Tình hình trong nước: xã hội Việt Nam bị phân hoá sâu sắc, mâu thuẫn dân tộc gay gắt; giai cấp công nhân Việt Nam sớm đi vào con đường đấu tranh cách mạng

II. Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam- Quá trình đấu tranh từ tự phát lên tự giác

1.Sự ra đời của công nhân Việt Nam: chương trình khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp đã làm xã hội Việt Nam bị phân hoá sâu sắc, làm xuất hiện những giai cấp mới trong đó có g/c CN. CN Việt Nam tăng nhanh về số lượng, sớm đi vào con đường đấu tranh cách mạng và đi từ đấu tranh tự phát đến tự giác dưới tác động của tình hình thế giới và trong nước.

Những nét chính về phong trào công nhân
* Từ 1919 – 1925:

- Năm 1919: công nhân thuỷ thủ Hải Phòng, Sài Gòn đấu tranh đòi phụ cấp giá sinh hoạt lên cao

- Năm 1920, tổ chức công hội đầu tiên được thành lập do Tôn Đức Thắng lãnh đạo

- Năm 1922: viên chức các sở công thương Bắc Kỳ đòi nghỉ chủ nhật có lương

- Tháng 8- 1925, công nhân xưởng Ba Son- Sài Gòn bãi công đánh dấu bước chuyển mới của phong trào công nhân

=>Nhận xét đặc điểm phong trào công nhân thời kỳ 1919-1925

* Từ 1926-1929: – Phong trào chuyển biến mạnh ..(giải thích lý do)

- Từ 1926-1927: công nhân liên tục đấu tranh với 27 cuộc trong đó tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân dệt Nam Định, cao su Cam Tiêm, Phú Riềng đòi tăng lương, giảm giờ làm

- Năm 1928: Hội VNCM thanh niên tổ chức phong trào vô sản hoá, đưa cán bộ vào nhà máy, hầm mỏ tuyên truyền, giác ngộ cách mạng đã nâng cao ý thức giác ngộ, lập trường cách mạng làm phong trào công nhân phát triển về số lượng và chất lượng…

=> Nhận xét phong trào công nhân thời kỳ 1926-1929

3. Vị trí của phong trào công nhân đối với sự ra đời của ĐCSVN

B. Một số câu hỏi ôn tập

1.Trình bày những nét chính về phong trào công nhân Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1929. Đánh giá vị trí của phong trào công nhân đối với sự ra đời của ĐCS Việt Nam.

2. Tại sao phong trào công nhân Việt Nam 1925 -1929 có bước phát triển mạnh mẽ? Nêu những biểu hiện của sự phát triển đó.


ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ|PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM (1919 – 2000)| CHỦ ĐỀ 3 PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VIỆT NAM TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 1929
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top