loading...
Hướng dẫn mua bán Bitcoin ==> Bấm vào đây
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
6. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị để
7. Lập bảng so sánh những vấn đề chủ yếu trong nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và luận cương chính trị năm 1930. Nhận xét về nội dung 2 văn kiện này?
8. Nêu và phân tích ý nghĩa sự kiện thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930 ?
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ|PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM (1919 – 2000)| Chủ đề 6 Sự ra đời của ĐCS Việt nam năm 1930 và Đường lối cách mạng của ĐảngXem điểm chuẩn
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ|PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM (1919 – 2000)| Chủ đề 6 Sự ra đời của ĐCS Việt nam năm 1930 và Đường lối cách mạng của Đảng
A. Những kiến thức cần nắm và khai thác
I. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
1. Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929
* Sự ra đời
- Năm 1929,phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản phát triển..
-Tháng 3 năm 1929, một số hội viên tiên tiến của Hội VNCM thanh niên ở Bắc Kỳ họp tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở BKỳ, mở cuộc vận động thành lập ĐCS thay thế cho Hội VNCM thanh niên
- Tháng 5-1929, ĐH lần 1 của Hội VNCM thanh niên họp ở Hương cảng, đại biểu BKỳ đặt vấn đề thành lập ĐCS nhưng không được chấp thuận nên bỏ về nước
- Tháng 6/1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền bắc họp Đại hội, thành lập Đông Dương CS Đảng, bầu BCH trung ương lâm thời, thông qua Tuyên ngôn , Điều lệ , ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận
- Tháng 8/1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ và Kỳ bộ Hội VNCMTN ở Nam kỳ thành lập An Nam CS đảng.
- Tháng 9/1929, bộ phận tiên tiến trong Tân Việt tuyên bố thành lập ĐDCSLĐ. Nhiều đảng viên đảng Tân Việt cũng gia nhập Đ.D CS liên đoàn
* Nhận xét :
- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản phản ánh xu thế khách quan của CMVN…
- 3 tổ chức hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, làm cho phong trào cách mạng có nguy cơ dẫn đến chia rẽ.
=> Yêu cầu hợp nhất các tổ chức CS được đặt ra bức thiết
2. Hội nghị thành lập ĐCSVN
* Hoàn cảnh lịch sử
- Năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời, hoạt động riêng rẽ, làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của phong trào cách mạng nước ta. Yêu cầu là phải thống nhất các tổ chức cộng sản lại.
- Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan về Trung Quốc, triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất.
- Với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ai Quốc triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đến Cửu Long (Trung Quốc) để bàn việc hợp nhất.
- Hội nghị bắt đầu họp ngày 6/1/1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.
* Nội dung và ý nghĩa của Hội nghị
- Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ.
- Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thông qua Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng… do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta.
=> Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc một đại hội thành lập Đảng.
* Vai trò của lãnh tụ NAQ tại Hội nghị
3. Ý nghĩa sự kiện ĐCSVN ra đời
- Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp.
- Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- Đảng ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, vì:
+ Đảng trở thành chính đảng duy nhất lãnh đạo Việt Nam.
+ Từ đây, cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, khoa học và sáng tạo.
+ Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.
II. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị
1.Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
* Hoàn cảnh ra đời
- Từ /1/1930 đến 8/2/1930, NAQ đã triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Cửu Long, Hương Cảng (TQ). Tại Hội nghị, chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng do NAQ soạn thảo được thông qua
* Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
- Xác định đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
- Nhiệm vụ là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập, tự do.
- Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp khác.
- Lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp vô sản.
- Cách mạng Việt Nam phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.
* Nhận xét: Đây là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.
2. Luận cương chính trị: hoàn cảnh ra đời, nội dung, nhận xét
* Hoàn cảnh ra đời
- Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng họp tại Hương Cảng (Trung Quốc). Hội nghị quyết định đổi tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương, bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư và thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo.
* Nội dung Luận cương
+ Vấn đề chiến lược, sách lược của cách mạng Đông Dương: lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiếp tục phát triển, bỏ qua tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa.
+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đế quốc. Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau.
+ Động lực cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân.
+ Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
+ Luận cương nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh, mối quan hệ giữa cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới.
* Hạn chế của Luận cương
+ Chưa thấy được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa, nặng về đấu tranh giai cấp, không đề cao nhiệm vụ dân tộc.
+ Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
3.So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa 2 văn kiện
B.Một số câu hỏi ôn tập
1.Trình bày về sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 và rút ra nhận xét.
2. Tại sao năm 1930, hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản lại diễn ra tại Hương Cảng (TQ) ? nội dung, ý nghĩa của hội nghị ?
3. Trình bày hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930? Vai trò của Nguyễn ái Quốc tại Hội nghị?
4. Trên cơ sở trình bày nội dung của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do NAQ soạn thảo, hãy chứng minh đây là một cương lĩnh đúng đắn, khoa học và sáng tạo
6. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị để
7. Lập bảng so sánh những vấn đề chủ yếu trong nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và luận cương chính trị năm 1930. Nhận xét về nội dung 2 văn kiện này?
8. Nêu và phân tích ý nghĩa sự kiện thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930 ?
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ|PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM (1919 – 2000)| Chủ đề 6 Sự ra đời của ĐCS Việt nam năm 1930 và Đường lối cách mạng của Đảng
loading...
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment