Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ- PHẦN I – LỊCH SỬ THẾ GIỚI (1945 – 2000)| CHỦ ĐỀ 4- MỸ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN
A. Những kiến thức cần nắm và khai thác
1. Mỹ
1.1. Sự phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật
*Kinh tế: từ sau chiến tranh thế giới hai, kinh tế Mỹ trải qua nhiều giai đoạn phát triển
- Từ 1945 đến năm 1973: kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ.
+ Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (1948 – hơn 56%).
+ Năm 1949, sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần Anh –Pháp – CHLB Đức-Italia – Nhật cộng lại.
+ Nắm 3/4 dự trữ vàng thế giới.
+ Nắm hơn 50% tài bè đi lại trên mặt biển.
+ Chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới
=> Mĩ là trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.
- Từ 1973 -1991: lâm vào khủng hoảng, suy thoái kéo dài. Từ 1983 phát triển trở lại…
- Từ 1991 – 2000: trải qua nhiều đợt suy thoái ngắn nhưng kinh tế Mỹ vẫn đứng đầu thế giới….
* Khoa học – kĩ thuật: – Mĩ là nước khởi đầu cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.
– Đi đầu và đạt nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất, vật liệu mới, năng lượng mới, chinh phục vũ trụ và cách mạng xanh trong nông nghiệp, năm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế toàn thế giới.
* Nguyên nhân phát triển
+ Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, trình độ cao.
+ Lợi dụng chiến tranh, thu lợi nhờ buôn bán vũ khí.
+ Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.
+ Các công ti, tập đoàn có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả trong và ngoài nước.
+ Chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước.
1.2. Chính sách đối ngoại của Mĩ
* Từ 1945 -1973
- Mĩ thực hiện Chiến lược toàn cầu nhằm thống trị thế giới với ba mục tiêu:
+ Chống hệ thống xã hội chủ nghĩa.
+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào hòa bình thế giới.
+ Khống chế các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
- Để thưc hiện mục tiêu trên, Mĩ đã (biện pháp):
+ Khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh.
+ Tiến hành nhiều cuộc bạo loạn, đảo chính và chiến tranh xâm lược, như chiến tranh Việt Nam.
* Từ 1973 – 1991: Mỹ tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu, tăng cường chạy đua vũ trang; tháng 12-1989, Mỹ và Liên Xô chấm dứt chiến tranh lạnh.
* Từ 1991-2000: Sau chiến tranh lạnh, chính quyền Clintơn theo đuổi chiến lược “Cam kết và mở rộng” nhằm:
+ Bảo đảm an ninh Mĩ với lực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng chiến đấu.
+ Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động, sức mạnh kinh tế Mĩ .
+ Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ các nước khác.
ð Mục tiêu bao trùm là Mỹ muốn thiết lập trật tự thế giới đơn cực, Mỹ là siêu cường duy nhất, đóng vai trò lãnh đạo thế giới.
2. Tây Âu
2.1. Sự phát triển kinh tế của Tây Âu
* Sự phát triển kinh tế
- Từ 1945-1950: sau chiến tranh, kinh tế Tây Âu bị tàn phá nặng nề. Tới khoảng 1950, kinh tế Tây Âu được khôi phục
- Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70, kinh tế Tây Âu ổn định và phát triển nhanh chóng. Tây Âu trở thành 1 trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới, có trình độ khoa học kĩ thuật cao.
- Từ 1973 đến 1991: kinh tế nhiều nước Tây Âu suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định, bị Mỹ và Nhật cạnh tranh
- Từ 1991-2000: sau thời kỳ suy thoái, từ 1994 phục hồi phát triển, là trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới
* Nguyên nhân phát triển
+ Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại
+ Nhà nước có vai trò rất lớn trong quản lý, điều tiết nền kinh tế.
+ Tận dụng tốt cơ hội bên ngoài như viện trợ Mỹ, giá nguyên liệu rẻ từ các nước thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ của EC..
2.2. Chính sách đối ngoại của Tây Âu
- Từ 1945 đến 1950: nhiều nước Tâu Âu tham gia khối quân sự NATO nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN, một số nước tiến hành chiến tranh tái chiếm thuộc địa…
- Từ 1950-1973: nhiều nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mỹ (Anh, Đức, Italia) đồng thời đa phương hoá quan hệ đối ngoại.
-Từ 1973-1991: các nước Tây Âu tham gia định ước Henxinki về an ninh và hợp tác Châu Âu, tình hình căng thẳng ở Châu Âu dịu đi rõ rệt.
- Từ 1991-2000: có điều chỉnh sau chiến tranh lạnh: một số tiếp tục liên minh với Mỹ, một số là đối trọng với Mỹ; các nước Tây Âu chú ý mở rộng quan hệ với các nước TBCN và các nước đang phát triển…
2.3. Liên minh Châu Âu (EU)
* Quá trình hình thành và phát triển
- Năm 1951, sáu nước Tây Au thành lập “Cộng đồng than – thép châu Au”.
- Năm 1957, sáu nước kí Hiệp ước Rôma, thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Au” và “Cộng đồng kinh tế châu Au”
- Năm 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng Châu Au” .
- Năm 1993, đổi tên là Liên minh châu Au (EU) với 15 nước.
- 1979 bầu cử Nghị viện c.Âu, đến năm 1995 bảy nước hủy bỏ kiểm soát đi lại.
- 1999 đồng EURO được phát hành.
* Mục tiêu: Hợp tác, liên minh về kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung.
* Thành tựu:Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực về chính trị – kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm hơn ¼ GDP của thế giới
3. Nhật Bản
3.1. Sự phát triển kinh tế Nhật
* Biểu hiện
- Từ 1945-1952 : nhờ thực hiện 3 cuộc cải cách lớn, kinh tế Nhật phục hồi, đạt mức trước chiến tranh
- Từ 1952 – 1973: kinh tế Nhật phát triển nhanh, nhất là từ 1960 -1973 có bước phát triển thần kỳ : Tốc độ tăng trưởng bình quân từ 1960 đến 1969 là 10,8%
Năm 1968, vượt Anh, Pháp, CHLB Đức, đứng thứ 2 trong tg TB
Từ đầu những năm 70, là một trong 3 trung tâm kinh tế tài chính tg
Nb tất coi trọng giáo dục và KHKT, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng sáng chế, ứng dụng KHKT vào CN dân dụng, đạt được nhiều thành tựu to lớn
- Từ 1973 – 1991: phát triển xen lẫn suy thoái. Từ nửa sau những năm 80, Nhật vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới.
- Từ 1991-2000: tuy kinh tế suy thoáI nhưng Nhật vẫn là một trong 3 trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới.
- KHKT: Nh?t r?t coi tr?ng giỏo d?c và khoa h?c – ki thu?t v?i vi?c t?p trung s?n xu?t ?ng d?ng dõn d?ng.
* Nguyên nhân
- Người Nhật vốn cần cù, chịu khó, tiết kiệm, tay nghề cao, được đầu tư chất xám, được coi là vốn quý nhất, có k/ năng sáng tạo
- Nhà nước quản lý hiệu quả
- Các công ty năng động, tầm nhìn xa, quản lý tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao
- áp dụng KHKT, không ngừng nâng cao năng suất, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành
- ít chi phí quốc phòng ( hiến pháp quy định không quá 1%)
- Tận dụng các yếu tố bên ngoài ( tranh thủ viện trợ Mỹ và 2 cuộc chiến tranh Triều tiên và Đông Dương với những đơn đặt hàng quân sự của Mỹ )
- Có những cải cách dân chủ sau chiến tranh
3.2.Chính sách đối ngoại
- Liên minh chặt chẽ với Mĩ
- 9/1951, Nhật Bản kí hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật. Sau này, hiệp ước An Ninh được gia hạn nhiều lần và 1996 kéo dài vĩnh viễn
- Sau chiến tranh lạnh, Nhật Bản cố gắng tự chủ hơn trong đối ngoại, mở rộng quan hệ với Tây Âu, chú trọng quan hệ với Châu Á và Đông Nam Á
- Ngày nay, Nhật Bản nổ lực vươn lên thành 1 cường quốc chính trị tương xứng với sức mạnh kinh tế.
B.Một số cõu hỏi ụn tập
1. Nêu những biểu hiện sự phát triển nền kinh tế Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000. Giải thích tại sao có sự phát triển đó.
2. Trình bày những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh thế giới hai đến năm 2000. Từ những chính sách đó em hãy rút ra nhận xét.
3. Kể tên các nước sáng lập Khối thị trường chung châu Âu, Hiện nay, EU có bao nhiêu thành viên?
4. Hãy nêu những sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu.
5. Trình bày những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu nửa sau thế kỷ XX
6. Tại sao nói, trong giai đoạn 1952-1973, kinh tế Nhật có sự phát triển thần kỳ? Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó?
7. Khái quát về chính sách đối ngoại của Nhật từ sau chiến tranh thế giới hai đến năm 2000.
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ- PHẦN I - LỊCH SỬ THẾ GIỚI (1945 - 2000)| CHỦ ĐỀ 4- MỸ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment