Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC

I. GTVT:

            1/ Đường bộ:


            *Sự phát triển:

            -Ngày càng được mở rộng và hiện đại hóa.

            -Mạng lưới đường bộ đã phủ kín các vùng, tuy nhiên mật độ đường bộ vẫn còn thấp so với một số nước trong khu vực, chất lượng đường còn nhiều hạn chế.

            *Các tuyến đường chính:

            -QL 1 và đường HCM là 2 trục đường bộ xuyên quốc gia. QL 1 chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau) dài 2.300 km, là tuyến đường xương sống đi qua các vùng kinh tế của cả nước. Đường HCM có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển KT-XH của dải đất phía tây đất nước.

            -Các tuyến đường bộ xuyên Á được kết nối vào hệ thống đường bộ các nước trong khu vực.

            2/ Đường sắt:

            -Tổng chiều dài là 3.143 km.

            *Các tuyến đường chính:

            -Đường sắt Thống Nhất dài 1.726 km (HN-tp.HCM) là trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc-Nam.

            -Các tuyến khác: HN-HP, HN-Lào Cai, HN-Đồng Đăng.

            -Các tuyến đường thuộc mạng đường sắt xuyên Á cũng đang được xây dựng.

            3/ Đường sông:

-Tổng chiều dài là 11.000 km.

-Các phương tiện vận tải trên sông khá đa dạng nhưng ít hiện đại hóa. Cả nước có hàng tăm cảng sông với năng lực bốc dỡ khoảng 100 triệu tấn/năm.

            *Các tuyến đường chính: tập trung trên một số hệ thống sông chính.

            -Hệ thống s.Hồng-s.Thái Bình

            -Hệ thống s.Mekong-s.Đồng Nai

            -Hệ thống sông ở miền Trung.

            4/ Đường biển:

*Sự phát triển:

-Cả nước có 73 cảng biển lớn nhỏ, tập trung ở Trung Bộ, ĐNB. Các cảng biển và cụm cảng quan trọng: HP, Cái Lân, Đà Nẵng, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn-Vũng Tàu-Thị Vải.

-Công suất các cảng biển ngày càng tăng, từ 30 triệu tấn năm 1995 lên 240 triệu tấn năm 2010.

            *Các tuyến đường chính: chủ yếu ven bờ theo hướng Bắc-Nam. Quan trọng nhất là tuyến HP-tp.HCM, dài 1.500 km.

            5/ Đường không:

-Phát triển nhanh chóng và ngày càng hiện đại hóa.

-Cả nước có 19 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế: Tân Sơn Nhất (tp.HCM), Nội Bài (HN)…

            Trong nước với 3 đầu mối chính: tp.HCM, HN, Đà Nẵng.

            6/ Đường ống:

            Ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu, khí. Chủ yếu là các tuyến từ nơi khai thác dầu, khí ngoài thềm lục địa phía Nam vào đất liền.

II. TTLL:

            1/ Bưu chính:

            -Mạng lưới phân bố rộng khắp.

            -Hạn chế: mạng lưới phân bố chưa hợp lý, công nghệ còn lạc hậu, thiếu lao động trình độ cao…

            -Định hướng phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa.

            2/ Viễn thông:

            *Sự phát triển:

            -Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đạt mức trung bình 30%/năm. Đến 2005, cả nước có 15, 8 triệu thuê bao điện thoại, đạt 19 thuê bao/100 dân.

            -Chú trọng đầu tư công nghệ mới và đa dịch vụ.

            -Hệ thống vệ tinh thông tin và cáp quang hiện đại đã kết nối với mạng thông tin quốc tế.

            *Mạng lưới viễn thông:

            -Mạng điện thoại: nội hạt, đường dài, cố định và di động.

            -Mạng phi thoại: fax, telex

            -Mạng truyền dẫn: có nhiều phương thức khác nhau: mạng truyền dẫn viba, truyền dẫn cáp sợi quang… Năm 2005, có hơn 7,5 triệu người sử dụng Internet, chiếm 9% dân số.

-3 trung tâm thông tin chính: HN, tp.HCM, Đà Nẵng.



Bài tập: Hãy nêu vai trò của GTVT và TTLL trong sự phát triển KT-XH.

a/ Vai trò:

- Là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm của ngành là sự vận chuyển hàng hóa, hành khách. Nó có vị trí quan trọng và có tác động rất lớn đến sự phát triển KT-XH, đồng thời còn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ phát triển KT-XH của một nước.

- Nó nối liền sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng, phục vụ đời sống nhân dân.

- Nó đảm bảo mối liên hệ KT-XH giữa các vùng, giữ vững an ninh quốc phòng, mở rộng quan hệ KT với các nước.

- Trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta, GTVT chính là điều kiện quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài.

b/ Vai trò của TTLL:

- Ngành TTLL đảm nhận sự vận chuyển tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương và các nước.

- TTLL còn là thước đo của nền văn minh.

- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, làm thay đổi cuộc sống của từng người, từng gia đình.


ÔN TẬP LÝ THUYẾT Địa lí: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top