Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Đề số 16
I. TRẮC NGHIỆM
Bài tập 1
1. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy.
Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm (1)……………….. quê ở làng(2)……………………….. nay thuộc phường (3)…………………… thành phố (4)……..
……….. Năm 1966 Nguyễn Duy gia nhập quân đội, từng tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường. Ông là nhà thơ trưởng thành trong(5) ……………………………….
Nguyễn Duy đã được trao giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm (6) …… ………………………… Tập thơ (7)………………………….. của Nguyễn Duy đã dược tặng Giải A của hội nhà văn Việt Nam năm 1984.
2. Bố cục của bài thơ Ánh trăng có đặc điểm gì ?
A. Bài thơ miêu tả hình ảnh vầng trăng từ lúc mọc cho đến lúc lặn.
B. Bài thơ như một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian.
C. Bài thơ như một vở kịch có nhiều xung đột, mâu thuẫn.
3. Hình tượng ánh trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì ?
A. Là hình ảnh của thiên nhiên rừng núi
B. Là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình
C. Là lời tự nhắc nhở và nhắc nhở mỗi người về lẽ sống thủy chung.
D. Cả A, B, C.
4. a) Vầng trăng là hình ảnh trung tâm trong bài thơ. Vậy vầng trăng trong bài thơ được xem là gì ?
A. Trăng là người bạn tri kỉ, nghĩa tình
B. Vầng trăng bị xem như người dưng qua đường
C. Cả A, B đúng
b) Giải thích tại sao tác giả lại xem vầng trăng như vậy ?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
5. Bài thơ kết hợp tự sự với trữ tình, vậy nhân vật trữ tình là ai ?
A. Vầng trăng của tuổi thơ, gắn với chiến tranh và hòa bình.
B. Người lính.
C. Cái tôi của tác giả.
D. Cái tôi trữ tình của bài thơ.
E. Không có ý nào đúng.
6. Trong những nhận xét sau, nhận xét nào nói về kết cấu của bài Ánh trăng ?
A. Giọng thơ không hoa mĩ mà thủ thỉ tâm tình.
B. Vầng trăng gắn với mỗi giai đoạn đời tác giả : tuổi thơ, thời chiến tranh, thời bình.
C. Thể thơ năm chữ, mỗi khổ bốn dòng thơ và chữ đầu tiên mỗi dòng không viết hoa.
D. Cấu trúc song hành, nhịp thơ hối thúc, niềm vui òa vỡ khi kỉ niệm trở về vầng trăng soi sáng những con người lãng quên.
Bài tập 2
1. Đọc hai dị bản của câu ca sau và trả lời câu hỏi
- Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
- Râu tôm nấu với ruột bù
Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon
a) Trong trường hợp trên, gật đầu hay gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt.
A. Gật đầu
B. Gật gù
b) Giải thích vì sao em lại chọn như vậy ?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………….
2. Tìm những từ thuộc cùng một trường từ vựng chỉ các hoạt động đánh cá trên biển của đoàn thuyền đánh cá trong đoạn thơ sau :
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
II. TỰ LUẬN
Từ bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy hãy viết về những suy tư của người lính sau chiến tranh.
Đáp án Đề số 16
Ôn thi vào 10 Ngữ văn: Đề thi thử số 16 - Có đáp án
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment