Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Đề số 27
I. TRẮC NGHIỆM
1. Tôi đi học của Thanh Tịnh xuất bản năm nào ?
A. 1940
B. 1941
C. 1942
D. 1943
2. Nối tên tác giả với tên tác phẩm phù hợp.
A. Muốn làm thằng Cuội a) Tố Hữu
B. Hai chữ nước nhà b) Tế Hanh
C. Quê hương c) Trần Tuấn Khải
D. Khi con tu hú d) Tản Đà
3. Tìm các đáp án đúng về tác giả Vũ Khoan
A. Là nhà hoạt động chính trị, nhiều năm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
B. Sau cách mạng Tháng Tám, ông làm Tổng Thư kí Hội Văn hoá Cứu quốc, đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên.
C. Nguyên là Phó Thủ tướng Chính phủ.
4. Điền vào dấu 3 chấm trong đoan sau :
(1)… sinh năm 1948 tại huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ, quê gốc ở Quảng Nam, từng là bộ đội thời kháng chiến chống Mĩ, sáng tác thơ khoảng giữa những năm 60. Đầu những năm 80, ông chuyển hẳn sang lĩnh vực sân khấu. Ông mất năm 1988.
Năm (2)… được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
5. Văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương pháp trình bày, giới thiệu, giải thích là văn bản gì ?
A. Văn bản tự sự
B. Văn bản miêu tả
C. Văn bản thuyết minh
D. Văn bản nhật dụng
6. Điền đúng (Đ), sai (S) vào ô vuông mỗi ý kiến sau :
A. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
B. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là bàn về chủ đề, nhân vật, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ ấy.
C. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là nêu lên được các nhận xét, đáng giá và sự cảm thụ riêng của người viết.
7. Biện pháp tu từ có liên quan đến phương châm lịch sự là
A. Ẩn dụ
B. Điệp từ ngữ
C. Nói giảm, nói tránh
8. Đọc mẩu chuyện vui sau :
Bác sĩ Nam mời bạn bè tới dự sinh nhật. Đã gần đến giờ mở sâm banh mà khách mới chỉ có hơn một nửa. Bác sĩ than vãn :
- Chán quá ! Người cần đến thì chưa thấy đến !
Những người khách có mặt cho rằng chủ nhân ám chỉ mình thuộc loại “những người không cần đến”, thế là gần 20 khách bỏ đi. Thấy vậy, bác sĩ lo lắng xuýt xoa :
- Những người không nên đi lại đi mất rồi !
Những người còn lại nghe vậy nghĩ “chắc mình thuộc loại cần đi”, thế là họ bỏ đi nốt.
(Theo Báo Giáo dục Thời đại)
a) Các câu nói của bác sĩ Nam không tuân thủ phương châm hội thoại nào ?
A. Phương châm về lượng
B. Phương châm về chất
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm cách thức
E. Phương châm lịch sự
b) Các câu tục ngữ sau, câu nào chỉ cách nói của bác sĩ Nam trong mẩu chuyện trên
A. Lời nói gói vàng
B. Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
C. Nói nửa úp nửa mở
D. Nói không có đầu có đuôi
9. Câu “nói gần nói xa chẳng qua nói thật” thuộc phương châm hội thoại nào ?
A. Phương châm quan hệ
B. Phương châm cách thức
C. Phương châm lịch sự
10. Đọc đoạn trích sau :
Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi tưởng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khoẻ mà đánh tan giặc nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm.
(Nguyễn Đình Thi)
a) Phép liên kết chủ yếu trong đoạn văn trên là :
A. Phép lặp
B. Dùng từ đồng nghĩa liên tưởng
C. Phép thế
b) Xác định từ ngữ dùng để liên kết câu trong đoạn trích.
II. TỰ LUẬN
1. Cảm nhận của em về hình ảnh con cò trong bài thơ cùng tên của Chế Lan Viên.
2. Hãy tưởng tượng là bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng kể lại câu chuyện : lúc nhận ra ba cũng là lúc chia tay cho đến khi nhận lại chiếc lược ngà từ người bạn chiến đấu của ba.
Đáp án Đề số 27
Ôn thi vào 10 Ngữ văn: Đề thi thử Ngữ văn vào 10 - Đề 27 có đáp án
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment