Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...

Đề số 26


I. TRẮC NGHIỆM

1. Nối A với B sao cho tên tác phẩm phù hợp với tên nhân vật xuất hiện trong tác phẩm

A                                                                                     B

1. Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)        1. cai Lệ

2. Bến quê (Nguyễn Minh Châu)                        2. Binh Tư

3. Tắt đèn (Ngô Tất Tố)                                         3. Ông Sáu

4. Lão Hạc (Nam cao)                                           4. Tuấn




2. Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh châu là truyện ngắn thuộc giai đoạn nào?

A. 1930- 1945

B. 1946- 1954

C. 1954- 1975

D. Sau 1975

3. Tác phẩm nào sau đây sử dụng cách trần thuật ở ngôi thứ nhất ?

A. Làng của Kim Lân

B. Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

C. Bến quê của Nguyễn Minh Châu

D. Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

4. “Tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tư, hình ảnh biểu tượng” là nhận định về tác phẩm nào ?

A. Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long).

B. Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).

C. Bến quê (Nguyễn Minh Châu).

D. Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).

5. Xác định năm sáng tác của các tác phẩm sau đây bằng cách nối A với B một cách hợp lí

A                                                                                      B

1. Tôi đi học (Thanh Tịnh)                                   1. 1939

2. Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng)             2. 1940

3. Tắt đèn (Ngô Tất Tố)                                       3. 1941

4. Lão Hạc (Nam Cao)                                        4. 1943

6. Nhà thơ Nguyễn Duy và nhà thơ Y Phương có điểm gì giống nhau ?

A. cùng sinh năm 1948.

B. Cùng nhập ngũ năm 1968.

C. Cùng nhập ngũ năm 1966.

D. Cùng sinh năm 1941.

7. Hai bài thơ nào cùng có hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” ?

A. Viếng lăng Bác (Viễn Phương) và Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm).

B. Viếng lăng Bác (Viễn Phương) và Mùa xuân nho nhỏ (Thanh hải).

C. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

D. Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) và Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).

8. bài thơ nào dưới đây được viết theo thể thơ 5 chữ ?

A. Viếng lăng Bác của Viễn Phương

B. Ánh trăng của Nguyễn Duy.

C. Đồng chí của Chính Hữu.

D. Bếp lửa của Bằng Việt.

9. Khoanh tròn vào thứ tự xuất hiện trước – sau của các nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

A. Thuý Kiều – Thuý Vân – Kim Trọng – Thúc Sinh – Mã Giám Sinh.

B. Thuý Vân – Thuý Kiều – Mã Giám Sinh – Kim Trọng – Thúc Sinh.

C. Thuý Kiều – Thuý Vân – Kim Trọng – Mã Giám Sinh – Thúc Sinh.

D. Thuý Vân – Thuý Kiều – Kim Trọng – Mã Giám Sinh – Thúc Sinh.

10. Văn bản nhật dụng đề cập tới nội dung gì ?

A. Di tích lịch sử văn hoá.

B. Bài trừ tệ nạn xã hội

C. Chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình

D. Tất cả các nội dung trên.

11. Văn bản nhật dụng nào dưới đây sử dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt (tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận, biểu cảm) ?

A. Cổng trường mở ra.

B. Thông tin về trái đất năm 2000

C. Bài toán dân số

D. Phong cách Hồ Chí Minh.

12. Khoanh tròn vào ý trả lời đúng trong các trường hợp sau :

A. Thái độ bàng quan.

B. Thái độ bàng quang.

C. Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ.

D. Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm sự vật, hiện tượng.

13. Nghĩa của từ là :

A. Nội dung biểu thị sự vật.

B. Nội dung biểu thị tính chất, hành động.

C. Nội dung biểu thị quan hệ.

D. Tất cả các ý kiến trên.

14. Câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút” (Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long) là kiểu câu gì ?

A. Câu ghép.

B. Câu đặc biệt

C. Câu trần thuật đơn.

D. Câu phủ định.

15. Phương châm nào chỉ mối quan hệ giữa các cá nhân khi hội thoại ?

A. Phương châm về lượng.

B. Phương châm về chất.

C. Phương châm quan hệ.

D. Phương châm lịch sự.

16. Thể loại nào sau đây thuộc kiểu văn bản nghị luận ?

A. Thơ trữ tình ; Tuỳ bút.

B. Bản tin báo chí.

C. Cáo ; Chiếu ; Biểu ; Hịch.

D. Truyện ngắn ; Phóng sự.

II. TỰ LUẬN

Phân tích đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán (Truyện Kiều- Nguyễn Du) để thấy được : “tài năng nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả trong việc khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại”

(Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1- NXB Giáo dục).


Đáp án Đề số 26





Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top