Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Thực tế cho thấy, với cách làm cũ, học sinh còn lười học, chưa có sự say mê với môn học. Nhiều học sinh còn chưa nắm vững kiến thức, mà chỉ học thuộc một cách máy móc. Học sinh thường trả lời câu hỏi của giáo viên đưa ra thông qua việc thụ động nhìn vào sách giáo khoa, thậm chí có một bộ phận học sinh còn đọc y nguyên sách giáo khoa khi trả lời câu hỏi.
Học sinh chỉ muốn giải quyết các vấn đề hoặc trả lời các câu hỏi đơn giản, còn các vấn đề mang tính tổng hợp, phân tích, so sánh…thì học sinh còn lúng túng
Kiểm tra đánh giá mới chỉ tập trung vào việc giáo viên đánh giá học sinh, ít tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau. Một bộ phận giáo viên còn chưa thấy hết vai trò của kiểm tra đánh giá, do vậy, việc ra đề kiểm tra nhiều khi còn qua loa, nhiều giáo viên ra đề kiểm tra với mục đích lam sao cho dễ chấm nên kết quả đánh giá chưa khách quan. Việc lập ma trận chưa đúng theo yêu cầu, hệ thống câu hỏi không phù hợp với ma trận, không phân hóa được đối tượng học sinh..
Để khắc phục những quan điểm sai lệch đó, đồng thời để lôi cuốn học sinh tích cực học tập môn Lịch sử thì nhất thiết phải đổi mới việc kiểm tra đánh giá.
Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử THCS”
SKKN Lịch sử 8: đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử thcs
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment