Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
- CƠ SỞ LÍ LUẬN KHOA HỌC
1. Biểu đồ là một hình vẽ có tính trực quan cao, cho phép mô tả:
- Động thái phát triển của một hiện tượng địa lý: ” biểu về tình hình phát triển dân số của nước ta qua các năm…”
- Thể hiện quy mô, độ lớn của môt đại lượng nào đó như ‘biểu đồ diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm…’
- So sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng như “biểu đồ về mức lương thực trên đầu người một năm của cả nước, ĐB S.Hồng và ĐB S.Cửu Long…”
- Thể hiện tỉ lệ cơ cấu thành phần trong một tổng thể hoặc nhiều tổng thể có cùng một đại lượng. Như ‘Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp’
- Thể hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu các thành phần qua một số năm “Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế từ năm 1996 đến năm 2002 của nước ta”
2. Trong môn học địa lý, biểu đồ trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong kênh hình. Có thể nói, biểu đồ là một trong những ngôn ngữ đặc thù của khoa học địa lý. Chính vì vậy mà kĩ năng thể hiện biểu đồ đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với người dạy và học địa lý.
Hiện nay việc thực hiện chương trình và SGK mới cũng như việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học nói chung và ở môn địa lý nói riêng đang được triển khai có hiệu quả. Tuy nhiên ở các trường THCS trong huyện việc thống nhất về tiêu chuẩn phân loại, quy tắc thể hiện biểu đồ vẫn còn mập mờ chưa thống nhất rõ, trong khi các tài liệu tham khảo lại chưa thể hiện nhất quán trong việc phân loại biểu đồ và kĩ thuật vẽ biểu đồ nên gây lúng túng cho giáo viên trong các giờ thực hành vẽ biểu đồ ở trên lớp, giáo viên còn phân vân về việc lựa chọn biểu đồ thích hợp.
SKKN Địa lí lớp 9: phân loại hệ thống biểu đồ địa lý và kĩ thuật vẽ biểu đồ hình tròn cho học sinh lớp 9
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment