Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...

I. Thực trạng.


- Chất lượng học sinh giỏi bộ môn:


+ Chất lượng giải chưa cao, số lượng giải chưa nhiều


- Chất lượng đội ngũ:


+ Đội ngũ giáo viên dạy Địa Lí nói chung còn thiếu – giáo viên dạy trái ban còn nhiều dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng đại trà.


+ Đội ngũ giáo viên có trình độ, tay nghề, kinh nghiệm còn mỏng. Đa số giáo viên trẻ mới ra trường, phương pháp dạy cũng như kinh nghiệm bồi dưỡng còn hạn chế. Đặc biệt một số kỹ năng làm bài tập Địa Lí của giáo viên còn yếu, chưa chịu khó học hỏi.



- Việc đầu tư thời gia cho ôn luyện, bồi dưỡng còn ít.Bồi dưỡng trong thời gian ngắn học sinh tiếp thu kiến thức quá tải, học sinh không có thời gian ôn luyện.


II. Thuận lợi và khó khăn.


1. Thuận lợi.


- Giáo viên:  + Nhiệt tình, có sức khoẻ.


+ Có năng lực chuyên môn, phương pháp dạy tốt.


+ Có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dương học sinh giỏi


+ Có bề dày thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi –  nhiều


năm liền có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.


- Được sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp lãnh đạo: Ban giám hiệu nhà trường , tổ chuuyên môn, ủng hộ của bạn bè đồng nghiệp.


- Học sinh ngoan có ý thức phấn đấu, quyết tâm.


2. Khó khăn.


- Học sinh: Khả năng nhận thức chậm, kỹ năng tính toán còn hạn chế.


- Quan niệm của phụ huynh, học sinh chưa trú trọng học tập bộ môn, việc đầu tư thời gian cho bộ môn còn ít.


- Cơ sở vật chất còn thiếu chưa đồng bộ: phương tiện dạy học, tài liệu phục vụ cho ôn luyện của học sinh và giáo viên còn thiếu.


- thời gian giành cho việc bồi dưỡng đội tuyển quá ít, thậm trí dồn ép dẫn đến học sinh không có thời gian tiêu hoá, nghiền ngẫm kiến thức.


- Đội ngũ giáo viên vẫn còn những hạn chế nhất định trong công tác bồi dưỡng.


III. Những biện pháp vận dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh.


1. Điều tra học sinh có năng khiếu học bộ môn.


- Tuy là bộ môn phụ ít được học sinh và phụ huynh quan tâm, song nếu được quyền chon lựa như các bộ môn văn hoá cơ bản khác, thì bản thân tôi nhận thấy việc điều tra phát hiện học sinh có năng khiếu học giổi bộ môn là rất quan trong. Do vậy trong quá trình giảng dạy trên lớp, chấm chữa bài kiểm tra của học sinh giáo viên bộ môn phải: Chuẩn bị chu đáo bài dạy, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, có hệ thống câu hỏi đưa ra phù hợp với mọi đối tượng nhằm phát huy tính tích cự chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học, nhằm cung cấp kiến thức cơ bản ở mỗi bài học cho học sinh. Đồng thời có những hệ thống câu hỏi nâng cao nhằm phát hiện những học sinh có năng khiếu học giỏi bộ môn. Từ đó tiếp tục bồi dưõng nâng cao kiến thức để phát triển tài năng sẵn có của học sinh.



SKKN Địa lí lớp 9: nghiên cứu phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí 9
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top