Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4 như thế nào? (Phần I) - Nội dung các dạng toán điển hình ở lớp 4
Giải toán có lời văn ở Tiểu học được chia thành: bài toán đơn và bài toán hợp. Trong bài toán hợp có các bài toán điển hình (bài toán có phương pháp giải thống nhất) mà nhiều bài toán điển hình được đưa vào giảng dạy ở lớp 4.
Tuy đã có sự chuẩn bị ở các lớp dưới theo nguyên tắc đồng tâm song khi làm bài, học sinh thường mắc sai lầm do không nắm được bản chất của dạng bài, không biết phân loại các dạng bài và không có thủ thuật tương ứng khi giải từng dạng bài.
1. Toán điển hình lớp 4 gồm những loại nào?
Toán điển hình là những dạng toán thường được giải theo một quy trình như một thuật toán. Trong chương trình sách giáo khoa Toán 4 có các loại toán điển hình sau đây:
a. Loại toán điển hình nằm xen kẽ với 4 phép tính với các số tự nhiên
- Dạng toán tìm số trung bình cộng.
- Dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
b. Loại toán điển hình nằm trong phần Phân số – Tỉ số - Các bài toán về tỉ số
- Dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
2. Sự phân bố thời gian trên lớp học dạng toán điển hình
Ở lớp 4, dạng toán “ Tìm số trung bình cộng” được dạy trong hai tiết :
+ Tiết 1: Tìm số trung bình cộng (dạy học sinh có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số; học sinh biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số).
+ Tiết 2: Luyện tập (học sinh được củng cố hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng; học sinh được giải các bài toán về tìm số trung bình cộng).
- Dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” cũng được dạy trong hai tiết:
+ Tiết 1: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó (học sinh biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó; giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó).
+ Tiết 2 : Luyện tập (học sinh được củng cố về giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó).
- Dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” được dạy trong 4 tiết :
+ Tiết 1: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó (học sinh biết cách giải bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”).
+ Tiết 2: Luyện tập
+ Tiết 3: Luyện tập
+ Tiết 4: Luyện tập chung
Cả 3 tiết (2, 3, 4), học sinh được rèn luyện kĩ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
- Dạng toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”cũng được dạy trong 4 tiết:
+ Tiết 1: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
+ Tiết 2: Luyện tập
+ Tiết 3: Luyện tập
+ Tiết 4: Luyện tập chung.
Trong đó tiết 1, học sinh biết cách giải bài toán “ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”, các tiết còn lại học sinh được rèn kĩ năng giải bài toán “ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
Ngoài ra, phần ôn tập cuối năm, sách giáo khoa có các tiết ôn tập về: Tìm số trung bình cộng (1 tiết), Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó(1tiết), Tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó(1 tiết).
Với thời lượng dạy như vậy, việc học sinh giải được đầy đủ bài tập những dạng này là rất khó khăn. Giáo viên phải nắm chắc chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình, thực hiện đổi mới PPGD phù hợp đối tượng học sinh.
Làm thế nào để thực hiện được việc này? Changdelamgi.com sẽ trình bày ở bài sau!
Dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4 như thế nào? (Phần I)
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment