Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...
Một số câu hỏi Sinh học 10 - Dành cho ôn tập HKII


Phần I. Câu hỏi 

I. Câu hỏi tự luận

Câu 1: Nêu cấu tạo của virut và trình bày các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ.

Câu 2: Phân biệt giữa vi khuẩn và virut.

Câu 3: Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?

Câu 4: Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, nấm?

Câu 5: Nêu khái niệm sinh trưởng của vi sinh vật. Trình bày sự sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy liên tục, môi trường nuôi cấy không liên tục và ứng dụng của nó.

Câu 6: Nêu quá trình hô hấp và lên men của vi sinh vật. Lấy ví dụ minh hoạ.

Câu 7: Trình bày quá trình phân giải của vi sinh vật.

Câu 8: Phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật.

Câu 9: Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì ta nên dừng ở pha nào? Vì sao?

Câu 10: Cần phải có nhận thức và thái độ như thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIV?

II. Trắc nghiệm
1) Trong chu trình nhân lên của virut.Virut phá vỡ tế bào chủ để ồ ạt chui ra ngoài là diễn biễn của pha ...
A) giải phóng
B) tổng hợp
C) phóng thích
D) xâm nhập
2) Capsôme là tên gọi của thành phần ...
A) cấu tạo nên capsit
B) cấu tạo nên axit nuclêic
C) cấu tạo nên nuclêôcapsôme
D) cấu tạo nên capsime
3) Trong quá trình nuôi vi sinh vật liên tục người ta phải ...
     A)    bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và không ngừng loại bỏ các chất thải.
     B)    thay đổi loại chất dinh dưỡng thường xuyên và không ngừng loại bỏ các chất thải.
     C)    giữ nguyên môi trường  không loại bỏ các chất thải.
     D)    bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng nhưng không loại bỏ các chất thải.
4) Trong quá trình nuôi vi sinh vật không liên tục, chất độc tích luỹ quá nhiều trong môi trường là ở pha ...
A) suy vong
B) cân bằng
C) tích luỹ
D) tiềm phát
5) Virut hoàn chỉnh được tạo ra trong tế bào chủ ở giai đoạn ...
A) xâm nhập
B) tạo hình
C) lắp ráp
D) sinh tổng hợp
6) HIV là ...
     A)    virut gây suy giảm miễn dịch ở người                                 B)     bệnh AIDS của người
     C)    virut gây suy giảm miễn dịch ở hầu hết các động vật           D)    vi khuẩn gây bênh AIDS ở người
7) Quá trình nuôi cấy liên tục không có pha ...
A) suy vong
B) tiềm phát
C) cân bằng
D) lũy thừa
8) Một quần thể Vi sinh vật, người ta thấy cứ sau 1 giờ nó phân chia 5 lần, quần thể có thời gian thế hệ là ...
A) 25 phút
B) 2,5 phút
C) 10 phút
D) 12 phút
9) Dạ dày - ruột người là một hệ thống nuôi cấy vi sinh vật theo cách ...
A) không liên hoàn
B) liên hoàn
C) liên tục
D) không liên tục
10) Cho 4 tế bào vi khuẩn cứ 30  phút nó phân chia một lần. Vậy sau 3 giờ nó tạo ra số tế bào vi khuẩn là ...
A) 64 tế bào
B) 32 tế bào
C) 128 tế bào
D) 256 tế bào
11) Nhóm nào sau đây chưa có cấu tạo tế bào là ...
A) vi nấm
B) virut
C) vi khuẩn
D) vi trùng
12) Vi khuẩn Ecôli cứ 20 phút phân đôi một lần trong điều kiện nuôi cấy thích hợp, vậy sau 3 giờ sẽ thu được số lượng tế bào vi kuẩn là ...
A) 32
B) 512
C) 1024
D) 8
13) Phân tử glucô là ...
A) một loại đường hỗn hợp
B) một loại đường đơn
C) một loại đường đa
D) một loại đường đôi
14) Virut trần là nhóm virut ...
A) không có vỏ capsôme
B) không có vỏ capsit
C) không có vỏ ngoài
D) không có vỏ prôtêin
15) Quá tình phân giải các chất thường đi đôi với ...
A) tích luỹ năng lượng
B) vận chuyển năng lượng
C) cho năng lượng
D) giải phóng năng lượng
16) Khi phân tử prôtêin bị phân giải sẽ tạo thành ...
A) các hạt prôtêin
B) các axit amin
C) các axit nuclêic
D) bazơnitơ
17) Cấu tạo của vi rút gồm các thành phần chính là ...


     A)    vỏ ngoài và lõi axit nuclêic
     B)    vỏ prôtêin và lõi axit nuclêic
     C)    vỏ prôtêin và nhân ADN
     D)    vỏ ngoài và nhân ADN


18) Ban đầu có một con vi khuẩn sau một thời gian thì thu được 64 con vi khuẩn. Vậy quần thể vi khuẩn này đã trải qua số lần phân đôi là ...
A) 16 lần
B) 8 lần
C) 6 lần
D) 4 lần
19) Khi nuôi cấy vi sinh vật người ta không bổ sung chất dinh dưỡng một cách thường xuyên vào trong môi trường nuôi cấy .Cho biết đó là hình thức nuôi cấy nào sau đây?
A) nuôi cấy không liên tục
B) nuôi cấy liên tục
C) nuôi cấy liên hoàn
D) nuôi cấy không liên hoàn
20) Bản chất của quá trình làm sữa chua là quá trình nuôi cấy ...
A) nấm mốc
B) vi khuẩn Ecôli
C) vi khuẩn lactic
D) nấm men
21) Sự tăng số lượng tế bào trong quần thể vi sinh vật được hiểu là ...


     A)    sự sinh sản của vi sinh vật
     B)    sự phân đôi của vi sinh vật
     C)    sự sinh trưởng của vi sinh vật
     D)    sự phân chia của vi sinh vật


22) Vi khuẩn Êcôli cứ 20 phút phân đôi 1 lần ở điều kiện thuận lợi. Vậy 20 phút được gọi là ...


     A)    thời gian sinh trưởng của vi khuẩn Êcôli
     B)    thời gian phân đôi của vi khuẩn Êcôli
     C)    thời gian thế hệ của vi khuẩn Êcôli
     D)    chu kì tế bào của vi khuẩn Êcôli


23) Trong quá trình nuôi vi sinh vật, số lượng vi khuẩn tăng nhanh nhất tại pha ...
A) luỹ thừa
B) tiềm phát
C) suy vong
D) cân bằng
24) Thời gian cần thiết cho một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là ...
     A)    thời gian sinh trưởng của loài vi sinh vật đó
     B)    thời gian sinh trưởng và phát triển của loài vi sinh vật đó
     C)    thời gian tiềm phát của loài vi sinh vật đó
     D)    thời gian thế hệ của loài vi sinh vật đó
25) Vỏ prôtêin của vi rút còn được gọi là ...
A) vỏ ngoài
B) capsit
C) nuclêôcapsit
D) capsôme
26) Cho một tế bào trong điều kiện thuận lợi cứ 45 phút nó phân chia một lần. Vậy sau 6h nó tạo ra số tế bào vi khuẩn là ...
A) 256 tế bào
B) 64 tế bào
C) 1024 tế bào
D) 16 tế bào
27) Trong chu trình nhân lên của virut. Virut sử dụng nguyên liệu của tế bào chủ để tổng hợp axit nulêic và prôtêin cho riêng mình là diễn biến của pha ...
A) sinh tổng hợp
B) xâm nhập
C) phát triển
D) lắp ráp
28) Trong quá trình nuôi vi sinh vật, số lượng tế bào vi sinh vật sinh ra bằng số lượng tế bào vi sinh vật chết đi là đặc điểm của pha ...
A) luỹ thừa
B) cân bằng
C) nguyên phân
D) duy trì
29) Trong quá trình nuôi vi sinh vật, số lượng vi khuẩn đạt cực đại tại pha ...
A) suy vong
B) tiềm phát
C) cân bằng
D) luỹ thừa
30) Lõi axit nuclêic của vi rút có bản chất là ...
A) ADN và ARN
B) ADN
C) ARN
D) ADN hoặc ARN
31) Vi khuẩn Ecôli là vi sinh vật thuộc nhóm ...
A) nhân sơ đa bào
B) nhân thực
C) nhân sơ
D) nhân thực đa bào
32) Trong thành phần cấu tạo của  phân tử ARN  không có nuclêôtit loại ...
A) Uraxin
B) Ađênin
C) Timin
D) Guanin
33) Trong quá trình nuôi vi sinh vật không liên tục, chất dinh dưỡng cạn kiệt tại pha ...
A) cân bằng
B) sinh trưởng mạnh
C) cuối cùng
D) suy vong
34) Cần hoà sữa và sữa chua giống vào nước ấm vì ...
     A)    tạo điều kiện thuân lợi nhất cho vi khuẩn trong sữa phát triển mạnh nhất
     B)    để kích thích các enzim có trong sữa trước khi lên men
     C)    để diệt hết các vi sinh vật gây bệnh trong sữa
     D)    để làm hỏng các enzim có trong sữa trước khi lên men
35) Khi muối dưa rau cải sen cần …
A) chọn lá rau già .                                                        B) chọn lá rau non         
C) chọn lá rau bất kì đều không ảnh hưởng                 D) chọn lá rau càng non càng tốt.
36) Một tế bào mẹ, sau 4 lần nguyên phân liên tiếp tạo ra số tế bào con là:
a. 5                  b. 10                c. 16                d. 32
37): Các con đường lây nhiễm HIV là:
a. Qua đường máu (truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép nội tạng ...)
b. Qua đường tình dục ( quan hệ tình dục với người đã bị nhiễm HIV mà không sử dụng bao cao su).
c. Truyền từ mẹ sang con (qua nhau thai và qua sữa mẹ )
d Cả 3 phương án trên
38) Vi khuẩn Ecôli là vi sinh vật thuộc nhóm ...
A) nhân sơ
B) nhân thực
C) nhân sơ đa bào
D) nhân thực đa bào

II. Đánh dấu nhân (X) vào những đặc điểm ở cột A tương ứng với cột B ở các bảng sau
Bảng 1                                                                            
Cột A
Cột B
Đặc điểm
Nuôi cấy liên tục
Nuôi cấy không liên tục
A
B
1. Điều kiện môi trường được duy trì ổn định


2. Không có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới


3. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng


4. Không có sự rút bỏ chất thải và sinh khối của tế bào dư thừa


5. Không ngừng loại bỏ chất thải


6. Quần thể VK có thể sinh trưởng ở pha lũy thừa trong một thời gian dài


7. Pha lũy thừa chỉ kéo dài qua vài thế hệ



Bảng 2
Cột A
Cột B
Đặc điểm
Hấp phụ
Xâm nhập
Sinh tổng hợp
Lắp ráp
Phóng thích
A
B
C
D
E
1. Vi rút chui ra ngoài và làm tan tế bào





2. Bám một cách đặc hiệu lên bề mặt thụ thể của tế bào.





3. Bơm lõi axitnucleic hoặc nuclêôcapsit vào tế bào





4. Lắp ráp axitnucleic vào prôtêin vỏ để tạo thành cơ thể virut hoàn chỉnh





5. Sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axitnuclêic và vỏ prôtêin.






(Bấm vào đây để làm bài)

Phần II. Gợi ý trả lời

Hỏi:  Trình bày sự sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy liên tục, môi trường nuôi cấy không liên tục và ứng dụng của nó.
Gợi ý trả lời
Nêu khái niệm môi trương nuôi cấy liên tục: - Môi trường nuôi cấy liên tục: là môi trường nuôi cấy được bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải trong quá trình nuôi cấy.
- Các pha (4 pha)
Pha tiềm phát -> Pha lũy thừa -> Pha cân bằng -> Pha suy vong.
- Đặc điểm các pha
     + Pha tiềm phát: Vi khuẩn thích nghi với môi trường, không có sự gia tăng số lượng tế bào, enzim cảm ứng hình thành để phân giải các chất.

     + Pha luỹ thừa: Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân, tốc độ sinh trưởng cực đại.

     + Pha cân bằng: Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số lượng tế bào sinh ra tương đương với số tế bào chết đi).

     + Pha suy vong: Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần (do chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ ngày càng nhiều).

Câu 2.
Hỏi:  Trình bày các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ
Gợi ý trả lời
Chu kì nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn : Giai đoạn hấp phụ -> giai đoạn xâm nhập -> giai đoạn tổng hợp -> giai đoạn lắp ráp -> giai đoạn phóng thích
+ Giai đoạn hấp phụ: Virut bám vào tế bào chủ. Có sự liên kết đặc hiệu giữa gai glicôprôtêin của virut với thụ thể bề mặt của tế bào chủ
+ Giai đoạn xâm nhập :
- Đối với phage thì chỉ có phần lõi được tuồn vào trong, còn vỏ ở bên ngoài
- Đối với virut động vật, đưa cả nucleôcapsit vào sau đó mới cởi bỏ vỏ.
+ Giai đoạn tổng hợp: Sử dụng các nguyên liệu và enzim của vật chủ để sinh tổng hợp các thành phần của virut (trừ 1 số virut có enzim riêng tham gia vào sinh tổng hợp)
+ Giai đoạn lắp ráp: Lắp phần vỏ và phần lõi vào tạo thành virut hoàn chỉnh

Câu 3.
Hỏi: Trình bày quá trình hô hấp và lên men
Gợi ý trả lời
*  Hô hấp và lên men
+ Hô hấp hiếu khí: Là dạng hô hấp mà oxi phân tử là chất nhận electron cuối cùng.
+ Hô hấp kị khí: Là dạng hô hấp mà chất nhận điện tử cuối cùng là oxi liên kết trong các hợp chất vô cơ.
(Ví dụ  chất nhận  electron cuối cùng là NO3- trong hô hấp nitrat...).
+ Lên men: là quá trình chuyển hoá kị khí mà chất cho và chất nhận điện tử đều là các hợp chất hữu cơ. Ví dụ: lên men sữa chua ...

Câu 5.
Hỏi: Trong nuôi cấy vi sính vật, nên dừng ở pha nào, vì sao?
Gợi ý trả lời
- Pha cân bằng .
- Vì pha này đạt số lượng vi sinh vật tối đa .

Câu 5.
Hỏi:  Vì sao thức ăn chứa nhiều nước dễ bị nhiễm khuẩn, nấm
Gợi ý trả lời
- Vi sinh vật gây ôi thiu thức ăn thuộc dạng vi sinh vật ưa ẩm. -> Thức ăn có nhiều nước-> độ ẩm cao-> vi sinh vật phát triển rất nhanh => làm hỏng thức ăn nhanh hơn.

Câu 6


Hỏi: Vì sao giữ được thức ăn lâu trong tủ lạnh?
Gợi ý trả lời
- VSV kém phát triển: VSV gây ôi thiu, làm hỏng thức ăn ưa ấm và ưa ẩm. Trong tủ lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thấp ->  vi sinh kém phát triển - > giữ thức ăn lâu hơn
- Ức chế emzym: Emzym hô hấp hoạt động ở điều kiện nhiệt độ cơ thể. -> Tủ lạnh nhiệt độ thấp -> enzim phân huỷ dinh dưỡng trong thức ăn cũng kém hoạt động .

Câu 7.
Hỏi: Cần có nhận thức, thái độ như thế nào để tránh lây nhiễm HIV, ADIS?
Gợi ý trả lời
 I. Nhận thức
- HIV: Là virut gây bệnh ADIS (Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người.
- Thuốc chữa: Hiện chưa có thuốc chữa bệnh ADIS.
- Có 3 con đường lây bệnh: Đường máu, Đường tình dục, Mẹ truyền cho con.
II. Thái độ (Nêu vắn tắt)
1. Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu
- Không dùng chung bơm, kim tiêm. Nên sử dụng bơm kim tiêm dùng 1.
- Không tiêm chích ma tuý, không sử dụng ma túy
- Không dùng chung những vật xuyên qua da và niêm mạc như: dao cạo râu, kim kim xuyên lỗ tai, …
- Khi hiến máu, truyền máu phải yêu cầu bác sĩ kiểm tra kĩ HIV trong máu.
- Trong trường hợp có quan hệ với một người mà mình không  biết rõ về lịch sử tình dục của họ thì việc dùng bao cao su đúng cách là rất cần thiết.
3. Phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
- Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai, nếu đã có thai thì không nên sinh con.
- Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.
- Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.


2. Phòng nhiễm HIV qua đường tình dục
- Thực hiện 1 vợ, 1 chồng. là cách phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh tình dục hữu hiệu nhất
- Việc tránh có quan hệ tình dục bừa bãi, hoặc quan hệ tình dục phải biết rõ tình trạng sức khỏe của bạn tình là biện pháp phòng tránh HIV/AIDS và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hiệu quả nhất
- Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV
(Có thể có những ý kiến khác)

Còn nữa ... đang cập nhật ....
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top