Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...
SKKN, NCKHSPUD Công nghệ 6: Sử dụng  kĩ thuật dạy học khăn phủ bàn và bản đồ tư duy trong dạy học  môn Công nghệ 6 ở  THCS


Áp dụng: Viết sáng kiến kinh nghiệm Công nghệ 6, viết đề tài NCKHSPUD Công nghệ 6, …



Giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội có mối quan hệ trực tiếp, theo kịp với các nhu cầu của thị trường lao động. Sự thành công trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố , trong đó yếu tố đóng vai trò then chốt là nguồn lực con người . Trong định hướng chiến lược phát triển sự nghiệp giáo dục thời kì đổi mới đất nước cũng đã nêu rõ “Tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo... ”. Để đáp ứng yêu cầu trên của đất nước, đối với nền giáo dục và đào tạo. Luật giáo dục đã quy định : Mục tiêu đầu tiên  của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có sức khỏe và năng lực trí tuệ , biết vận dụng xử lí linh hoạt và thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật , kinh tế xã hội ...
Để thực hiện được mục tiêu trên Luật giáo dục đã đề ra :
  - Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản toàn diện, thiết thực hiện đại và có hệ thống.
  - Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên 
Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc người dạy sử dụng những phương pháp phù hợp với mục tiêu dạy học đang là yêu cầu cần thiết đòi hỏi người dạy phải đảm bảo được học sinh trở thành trung tâm của quá trình nhận thức; Giáo viên trở thành người hướng dẫn cho học sinh tìm tòi kiến thức, chiếm lĩnh kiến thức là yếu tố quyết định sự thành công của một bài học.

                                                                                  
  Vì vậy để khắc phục những hạn chế đó trong dạy học người giáo viên cần giúp người học phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh (HS) có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc-chép”, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực (D&HTC). Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. D&HTC là điều kiện tốt khuyến khích sự tham gia chủ động, sáng tạo và ngày càng độc lập của học sinh vào quá trình học tập để nâng cao chất lượng trong giáo dục.
        Hiện nay tại trường THCS môn Công nghệ vẫn được coi là môn phụ nên học sinh không chú ý trong  học tập. Nhưng thực tế môn Công nghệ lại là một trong những môn có nội dung định hướng nghề sau này cho  học sinh.
 Với những quan điểm đã nêu trên và thực tế giảng dạy, theo dõi quá trình học tập của học sinh để nâng cao chất lượng dạy và học tôi áp dụng kĩ thuật dạy học mới:  “Sử dụng  kĩ thuật dạy học khăn phủ bàn và bản đồ tư duy trong dạy học  môn Công nghệ 6 ở  THCS ”.

Bấm vào đây để tải về xem tiếp
---------------------------------------------------------------------------------------------
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hayNếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top