Số trang: 23 (gồm phụ lục minh họa)
Đề tài: “Kết hợp sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị thực hành dạy Bài Đổi chiều quay động cơ điện một pha”thực chất là bài lý thuyết cho một tiết lên lớp; vậy làm thế nào để khắc sâu kiến thức cho các em học sinh? Để chứng minh điều đó thì “Học phải đi đôi với Hành” Đây là điều mà mỗi giáo viên cần phải suy nghĩ để thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp với từng bài học. Với đề tài này tôi thiết kế Bài lý thuyết trên máy vi tính đồng thời kết hợp với thiết bị thực hành nhằm khắc sâu kiến thức cho các em học sinh, đồng thời các em biết áp dụng kiến thức từ lý thuyết vào kỹ năng thực hành nâng cao được chất lượng học nghề cho các em.
Với Đề tài: “Kết hợp sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị thực hành dạy Bài Đổi chiều quay động cơ điện một pha” được áp dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng trên máy vi tính nhằm rút ngắn được thời gian để giáo viên kết hợp sử dụng thiết bị thực hành giúp các em thực hiện “Học phải đi đôi với Hành” nâng cao khả năng tư duy và sáng tạo cho học sinh, tăng tính độc lập tự học gây niềm hứng thú, định hướng đúng đắn cho học sinh chọn nghề phù hợp với bản thân.
 |
Hình biểu diễn sự khác biệt về kết quả học tập trước và sau tác động |
- Điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 9,25 và của nhóm đối chứng là 8,125. Chứng tỏ điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau rõ rệt. Nhóm thực nghiệm có điểm cao hơn nhóm đối chứng.
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) của hai bài kiểm tra là 0,9. Điều đó chứng tỏ rằng biện pháp tác động có ảnh hưởng lớn đến kết quả.
- Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là p =0,03 < 0,05 với kết quả này khẳng định được sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động.
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment