Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...
Việc đề ra quá nhiều loại hồ sơ, sổ sách buộc giáo viên phải hoàn thành dang trở thành một lực cản nâng cao năng lực, đổi mới phương pháp dạy học.
Theo qui định hiện hành, giáo viên (GV) tiểu học (TH) có hàng chục loại hồ sơ, sổ sách phải hoàn thành, cần xuất trình đầy đủ khi nhà trường hay thanh tra cấp trên yêu cầu: giáo án, sổ điểm, sổ chủ nhiệm, sổ ghi chép hội họp, tích luỹ chuyên môn, dự giờ, hồ sơ bồi dưỡng chuyên môn, lịch báo giảng…

Riêng giáo án cũng có nhiều loại: giáo án chính khoá, giáo án dạy phụ đạo học sinh yếu, giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi…; còn hồ sơ bồi dưỡng chuyên môn có ba phần, trong đó gồm: học tập các chỉ thị, nghị quyết, văn bản về giáo dục (30 tiết); các nội dung giáo dục địa phương; học các kiến thức tự chọn, tự học các modular; phát triển nghề nghiệp của GV (60 tiết). Các nội dung này hằng năm Sở GD- ĐT đều tổ chức thi, cấp chứng chỉ. Vào đầu năm, GV phải có kế hoạch cá nhân, ghi rõ từng tuần, từng tháng là những việc gì, mục đích yêu cầu cụ thể, gọi là bản kế hoạch cá nhân. Một số GV dạy trẻ khuyết tật hoà nhập phải có sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh; hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật.
Cô Võ Thị Hoà Bình, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Vĩnh (TP Vinh) chia sẻ: “Tập hồ sơ GV rất dày, chỉ riêng 4 quyển giáo án đã dày cộp. GV TH trung bình mỗi tuần phải soạn 23 tiết giáo án. Nghề giáo người ngoài tưởng nhàn nhưng thực ra rất vất vả, áp lực”.
Còn GV THCS và THPT thì cần có các loại hồ sơ: giáo án, sổ điểm, sổ chủ nhiệm, sổ ghi chép hội họp, kế hoạch cá nhân, sổ dự giờ, sổ tích luỹ chuyên môn. Ngoài ra các GV làm công tác đoàn thể, tổ chuyên môn còn phải có các loại hồ sơ riêng.
Theo qui định của Điều lệ trường tiểu học, hồ sơ GV chỉ có 3 loại: Giáo án (bài soạn); Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ; Sổ chủ nhiệm (đối với GV làm công tác chủ nhiệm lớp). Thế nhưng trong thực tế hiện nay đã phát sinh thành hàng chục loại hồ sơ. Việc hoàn thiện đầy đủ hồ sơ khiến GV mất rất nhiều thời gian, công sức. “Nhiều lúc làm hồ sơ rồi không còn thời gian để mà đọc sách, nghiên cứu chuyên môn nữa”, thầy Hồ Đình Kiếm, trường THPT dân lập Quỳnh Lưu nói. Vất vả, căng thẳng nhất đối với GV là mỗi dịp có đoàn kiểm tra cấp trên về, nhiều GV phải thức trắng đêm để hoàn thiện hồ sơ. Chỉ cần thiếu một loại hồ sơ hoặc một loại hồ sơ không đầy đủ là GV đã bị kỉ luật, bị hạ bậc thi đua, xếp loại cuối năm học.
Điều đáng nói là trong số đó có nhiều loại hồ sơ mang tính chất hình thức. Như cuốn “sổ tích luỹ chuyên môn”, “bồi dưỡng thường xuyên” hầu như mang tính chất đối phó. Trong thời đại tin học hoá, số hoá như hiện nay, chỉ cần một chiếc USB nhỏ đã có dung lượng thông tin bằng một thư viện cỡ lớn thì việc yêu cầu GV lưu trữ và xuất trình một cuốn sổ với vài chục trang ghi chép để năm này qua năm khác thật vô nghĩa. Cuốn “bồi dưỡng thường xuyên” cũng vậy, khả năng tự học, tích luỹ chuyên môn của GV thể hiện trong bài giảng, sự tiến bộ của học sinh, chứ không phải là nơi cuốn sổ ghi chép nghị quyết, chuyên đề. Bộ GD-ĐT đã bỏ hai loại hồ sơ này, nhưng nhiều trường, nhiều địa phương vẫn cố níu giữ. Có một số hồ sơ trùng lặp như “Lịch báo giảng” và “kế hoạch cá nhân”; hay giữa “kế hoạch cá nhân” và “giáo án”. Được xem “kế hoạch cá nhân” của một GV THPT, tôi thực sự kinh ngạc bởi độ dài mấy chục trang, hầu như chép lại phần “mục đích, yêu cầu” trong giáo án. Chúng tôi cũng không hiểu buộc GV phải ghi lại tất cả nội dung các cuộc họp để làm gì?                                                  
Việc kiểm tra hồ sơ trong các trường học được tiến hành rất chặt chẽ, qua nhiều khâu gồm tổ chuyên môn, thanh tra, giám hiệu, thanh tra cấp trên; kiểm tra định kì, kiểm tra đột xuất. Có đoàn thanh tra yêu cầu nhà trường, GV xuất trình hồ sơ trong 3 năm gần đây để kiểm tra. Một số GV do làm không kịp đã phải đối phó bằng cách làm dối: không dự giờ đồng nghiệp nhưng vẫn ghi trong hồ sơ là đã dự giờ; sao chép giáo án trên mạng, về ghi tên mình vào, sửa lại ngày tháng rồi in ra để hoàn thiện hồ sơ; chưa chấm bài nhưng vẫn cho điểm. Trước tình trạng đó, có trường đã cấm GV không được dùng giáo án đánh máy. Nhưng xem ra việc này không có hiệu quả, thay vì sao chép trên mạng, GV lại chép giáo án cũ của mình hoặc mượn giáo án về chép.                                                                        
Việc qui định hồ sơ sổ sách đối với GV như hiện nay đang thực sự trở thành một gánh nặng, một lực cản đối với sự phát triển giáo dục. Việc cởi bỏ gánh nặng này sẽ góp phần nâng cao chất lượng GV, đưa giáo dục trở về gần thực chất hơn. Thiết nghĩ, thay vì chăm chú kiểm tra hồ sơ, tổ chuyên môn, nhà trường, thanh tra giáo dục các cấp cần chú trọng kiểm tra năng lực, hiệu quả thực chất của GV bằng cách dự giờ, khảo sát, đánh giá chất lượng, sự tiến bộ của học sinh. Thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết trường thầy chẳng bao giờ quan tâm, kiểm tra giáo án của GV, quan trọng là chất lượng giảng dạy, sự tiến bộ, niềm tin của học sinh. Nếu chưa đột phá được như trường Lương Thế Vinh, thì các trường nên giảm bớt những hồ sơ có tính chất hình thức, phiền hà, những hồ sơ nào Bộ GD-ĐT không yêu cầu thì cũng không buộc GV phải có; chú trọng vào thực chất công việc, để GV có thì giờ nghỉ ngơi và đọc sách, nghiên cứu tài liệu nâng cao năng lực, chất lượng chuyên môn, giảm những áp lực không đáng có cho GV.   
----------------------------------------------------------------------------------------------
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top