loading...
Hướng dẫn mua bán Bitcoin ==> Bấm vào đây
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Xem điểm chuẩn
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
- Kỳ thi tuyển sinh đầu cấp THPT (tuyển sinh vào lớp 10) năm học 2018-2019 đang được ngành giáo dục các địa phương khởi động. Vài năm gần đây, kỳ thi này được đánh giá là nhiều áp lực; nhất là cuộc "chạy đua" vào các trường chuyên, trường điểm. Sức nóng được dư luận xã hội về tuyển sinh vào lớp 10 được đánh giá là hơn cả tuyển sinh vào đại học, cao đẳng.
Có áp lực không?
Đó là câu hỏi mà không phải người có trách nhiệm nào của ngành giáo dục địa phương nào cũng dám trả lời một cách dứt khoát rằng: "Không" đối với kỳ thi tuyển sinh đầu cấp, nhất là vào lớp 10 THPT. Thậm chí, mới đây ít ngày, về vấn đề tuyển sinh đầu cấp, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Hà Nội đã phải ra công văn chỉ đạo kiểm tra, báo cáo công tác tuyển sinh năm học 2018-2019 của các trường ngoài công lập. Công văn của Sở GD&ĐT TP Hà Nội nêu rõ: Yêu cầu các trường trên địa bàn tổ chức quán triệt đến từng giáo viên quy định về tuyển sinh đầu cấp để mọi người hiểu rõ, làm đúng quy định; tuyên truyền, giải thích để nhân dân, đặc biệt là cha mẹ học sinh nắm vững các quy định của ngành về tuyển sinh đầu cấp để tạo sự đồng thuận... Từ đó có thể cho thấy, tuyển sinh đầu cấp nói chung và vào lớp 10 nói riêng vẫn có sức nóng đặc biệt, nhận được nhiều sự quan tâm của phụ huynh học sinh và cả xã hội.
Theo số liệu thống kê sơ bộ, năm 2018, Hà Nội sẽ có hơn 100.000 học sinh lớp 9 thi vào lớp 10, tăng 22.000 học sinh so với năm trước. Số lượng tuyển đầu vào các trường công lập trên địa bàn cũng chỉ đáp ứng khoảng 60%. Áp lực thi cử đổ dồn vào các trường top trên và tốp giữa. Cụ thể như ở quận Hà Đông (TP Hà Nội), năm 2018 sẽ có hơn 4.400 học sinh lớp 9 thi tuyển vào lớp 10, tăng khoảng 1.000 học sinh so với năm 2017. Theo đại diện Phòng GD&ĐT quận Hà Đông thì với 18 trường công lập trên địa bàn chỉ bảo đảm được khoảng 65% số học sinh vào học. Số còn lại sẽ phải theo học các trường dân lập. Do vậy, cuộc chạy đua vào lớp 10 các trường công lập của học sinh sẽ rất nóng.
Còn tại TP Hồ Chí Minh, trong cuộc họp hồi trung tuần tháng 3, Sở GD&ĐT thành phố đánh giá: Kỳ thi năm nay được dự đoán sẽ căng thẳng hơn mọi năm. Trong năm học 2017-2018, số lượng học sinh lớp 9 trên địa bàn toàn thành phố khoảng 105.000 em, tăng gần 21.000 học sinh so với năm học 2016-2017. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc lượng thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 năm nay cũng tăng lên so với năm trước. Với con số hơn 105.000 thí sinh, mỗi thí sinh được đăng ký 3 nguyện vọng vào trường THPT theo chương trình học thông thường và 4 nguyện vọng vào các trường, lớp chuyên thì việc tuyển sinh vào lớp 10 của TP Hồ Chí Minh sẽ khá sôi động và nhiều áp lực.
Tìm giải pháp hạ nhiệt cho tuyển sinh lớp 10
Với quy chế chung trong tuyển sinh vào lớp 10, thí sinh năm nay sẽ thi các môn gồm: Ngữ văn, tiếng Anh, Toán và môn chuyên (đối với các nguyện vọng vào lớp, trường chuyên) hoặc môn tự chọn. Như vậy, về cơ bản, thí sinh vẫn phải bước vào một kỳ thi với sức cạnh tranh không nhỏ.
Trước sức nóng của kỳ tuyển sinh vào lớp 10, để góp phần hạ nhiệt cho cuộc thi, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 05 sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế tuyển sinh THCS và THPT có hiệu lực từ ngày 15-4 tới đây. Theo đó, sẽ bỏ cộng điểm khuyến khích trong tuyển sinh vào lớp 6 và lớp 10. Riêng điểm thi nghề phổ thông, các sở GD&ĐT có quy định cộng điểm khuyến khích này vẫn được áp dụng trong tuyển sinh năm học 2018-2019. Trước đây, việc cho phép các địa phương quy định cộng điểm khuyến khích với từng loại đối tượng và nhiều tiêu chí như các cuộc thi do các sở tổ chức... đã nảy sinh bất cập. Cuộc chạy đua vào lớp 10 cũng không chỉ đến khi có kỳ thi tuyển sinh mà ngay từ trong năm học. Đó là chạy đua để thi lấy giải trong các kỳ thi, chạy đua để có điểm khuyến khích. Theo PGS, TS Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng, Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) thì quy định cộng điểm khuyến khích là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số lượng cuộc thi ở địa phương, gây áp lực cho học sinh và không nhận được sự đồng tình của xã hội. Vì vậy nên bỏ điều này.
Đối với Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh dự kiến sẽ làm chặt hơn việc đăng ký tuyển nguyện vọng của thí sinh. Cụ thể như, quy định thí sinh chỉ được thay đổi nguyện vọng duy nhất vào thời điểm có thống kê nguyện vọng ban đầu. Điều này sẽ giảm bất cập và áp lực trong mùa tuyển sinh. Bên cạnh đó, công tác tổ chức đề thi cũng được đổi mới theo hướng tích hợp liên môn, vận dụng các kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn, giảm sự đánh đố, tránh áp lực cho thí sinh trong quá trình làm bài; đồng thời khuyến khích học sinh nắm chắc kiến thức, tự ôn luyện là có thể làm bài tốt mà không cần chạy đua ôn thi ở các trung tâm.
Việc lựa chọn môn cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 cũng giúp học sinh chủ động và giảm áp lực. Theo ông Vũ Văn Trà, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP Hải Phòng, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2018-2019 của địa phương sẽ tổ chức thi 3 bài thi bắt buộc, gồm: Toán, Ngữ Văn và tiếng Anh. Môn thi Vật lý là môn tự chọn. Đây là năm đầu tiên Hải Phòng thực hiện bốc thăm để lựa chọn môn thi vào lớp 10. Điều này giúp học sinh chủ động hơn và có được kế hoạch ôn tập phù hợp ngay từ đầu, chuẩn bị tốt cả về kiến thức và tâm lý cho kỳ thi.
Cùng với các giải pháp mang tính kỹ thuật thì việc định hướng cho học sinh ngay từ đầu bằng công tác hướng nghiệp cũng được các địa phương tổ chức tốt. Riêng tại TP Hồ Chí Minh, học sinh lớp 9 được các trường tổ chức tư vấn, hướng nghiệp ngay từ ban đầu. Chính từ việc làm tốt công tác này, học sinh sẽ chủ động xác định theo học các hình thức khác như: Giáo dục thường xuyên, các trường ngoài công lập hoặc học nghề... Khi số lượng học sinh được chủ động phân luồng và có những lựa chọn phù hợp sẽ giảm áp lực thi tuyển sinh vào lớp 10.
ANH VŨ
loading...
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment