loading...
Hướng dẫn mua bán Bitcoin ==> Bấm vào đây
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
SKKN Vật lí 7: Một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bộ môn vật lí lớp 7 trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn
Xem điểm chuẩn
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
SKKN Vật lí 7: Một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bộ môn vật lí lớp 7 trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn
PHẦN I: MỞ ĐẦU
A. Lí do chọn đề tài
Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật và công nghệ quan trọng. Sự phát triển của khoa học Vật lí gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại, trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Vì vậy, những hiểu biết và nhận thức về Vật lí có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất, đặc biệt trong cuộc sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Môn Vật lí có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của hệ thống giáo dục phổ thông. Việc giảng dạy môn Vật lí có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản ở trình độ phổ thông, bước đầu hình thành cho học sinh những kĩ năng và thói quen làm việc khoa học; góp phần tạo ra ở các em những năng lực nhận thức, năng lực hành động và các phẩm chất về nhân cách mà mục tiêu giáo dục đã đề ra; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục tham gia lao động sản xuất, có thể thích ứng với sự phát triển khoa học - kĩ thuật, học nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc đại học.
Môn Vật lí có những khả năng to lớn trong việc rèn luyện cho học sinh tư duy lôgic và tư duy biện chứng, hình thành ở các em niềm tin về bản chất khoa học của các hiện tượng tự nhiên cũng như khả năng nhận thức của con người, khả năng ứng dụng khoa học để đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống.
Môn Vật lí có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, qua lại với các môn khoa học khác như: Toán học, Hóa học, Sinh học, ...
Muốn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì điều không thể thiếu là phải nhanh chóng tiếp thu những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại của thế giới. Do sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, kho tàng kiến thức của nhân loại tăng lên nhanh chóng. Cái mà hôm nay còn là mới thì ngày mai có thể đã trở thành lạc hậu. Nhà trường không thể nào luôn luôn cung cấp cho học sinh những hiểu biết cập nhật được. Điều quan trọng là phải trang bị cho các em năng lực tự học để có thể tìm kiếm những kiến thức khi cần đến trong tương lai.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện nền kinh tế tri thức đòi hỏi mỗi người lao động không những phải có trình độ văn hóa mà còn phải thực sự năng động, sáng tạo thì mới có thể hòa nhập được với sự phát triển của xã hội, việc thu nhập thông tin, dữ liệu cần thiết ngày càng trở nên dễ dàng nhờ sử dụng máy tính, mạng Internet … Do đó, vấn đề quan trọng đối với một con người hay một cộng đồng không chỉ là tiếp thu thông tin, mà còn xử lí thông tin để tìm ra giải pháp tốt nhất cho những vấn đề đặt ra cho cuộc sống của bản thân cũng như xã hội.
Như vậy, yêu cầu của xã hội đối với việc dạy học trước đây nặng về truyền thụ kiến thức thì nay đã thiên về hình thành những năng lực hoạt động cho học sinh. Để đáp ứng yêu cầu mới này cần phải thay đổi đồng bộ các thành tố của quá trình dạy học về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện, cách kiểm tra đánh giá.
Để đạt được các mục tiêu trên, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu đổi mới chương trình giáo dục cho phù hợp với thực tiễn, Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo định hướng về việc đổi mới chương trình giáo dục. Nghị quyết trung ương khóa VIII về những giải pháp giáo dục chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã ghi rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học …” Đối với môn khoa học tự nhiên như Vật lí có thể nói: “ Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm.” Nếu không có sự trải nghiệm nhất định trong thực tế thì sự lĩnh hội kiến thức không thể sâu sắc bền chặt được. Hơn nữa sự hiểu biết thế giới Vật lí không thể đạt được đơn thuần bằng suy diễn lôgic. Chỉ có những quan sát và thực nghiệm mới cho phép ta kiểm tra được sự đúng đắn của một nhận định về thế giới
Việc đổi mới chương trình giáo dục bước đầu đã đi vào thực tiễn và đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên trong thời gian đầu thực hiện đổi mới giáo dục không thể tránh khỏi những khó khăn vướng mắc và tồn tại dẫn đến kết quả thực hiện vẫn còn hạn chế.
Trong những năm qua, bản thân tôi liên tục dạy môn Vật lí ở trường trung học cơ sở xxx là một trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn, các em học sinh đa số là các em dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn trong cuộc sống. Do đó việc học tập của các em cũng còn nhiều hạn chế. Đối với các em học sinh lớp 7 cũng vậy, các em tuy đã có một thời gian được làm quen với môi trường học tập với phương pháp học tập mới nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Để giúp cho các em học tập một cách chủ động, sáng tạo, linh hoạt hơn nhằm đạt được kết quả cao hơn, bản thân tôi đã không ngừng nghiên cứu tìm tòi và đã đúc rút ra: “Một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bộ môn vật lí lớp 7 trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn”
Vật lí 7, NCKHSPUD Vật lí 7, SKKN Vật lí 7, SKKN Vật lí THCS, THCS
SKKN Vật lí 7: Một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bộ môn vật lí lớp 7 trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn
Hoặc
loading...
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment