Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...
“Việt - Lào hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nước Hồng Hà - Cửu Long”
Đó là những câu thơ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đúc kết trong mối quan hệ quốc tế Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam. Mối quan hệ ấy là một điển hình, một tấm gương mẫu mựvề sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng quy định sự sống còn giữa hai dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội.

Thật vậy, nền tảng của quan hệ Việt - Lào xuất phát từ quan hệ truyền thống lâu đời giữa hai nước láng giềng, cùng chung sống trên bán đảo Đông Dương, cùng tựa lưng bên dãy Trường Sơn hùng vĩ tạo thành biên giới khắn khít giữa hai nước Việt-Lào. Bác Hồ kính yêu của chúng ta - Người đã dày công vun đắp cho mối quan hệ Việt - Lào đã nhấn mạnh, đó là mối “quan hệ đặc biệt”. Mối quan hệ truyền thống ấy dựa trên tinh thần của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần cách mạng quốc tế cao cả trở nên “đặc biệt” từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng của hai dân tộc Việt Nam và Lào. Bởi thế, chúng ta cần phải ngược dòng lịch sử để chứng minh cái nghĩa tình và tấm lòng son sắt, sát cánh bên nhau của hai Đảng, hai nước, hai dân tộc Việt - Lào trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, giành độc lập cho dân tộc và cùng nhau xây dựng hòa bình, hướng tới tương lai hạnh phúc.

Là một người cộng sản yêu nước với tinh thần quốc tế cao cả, ngay từ năm 1921, khi đấu tranh cho phong trào giải phóng “các dân tộc thuộc địa”, lên án chế độ thực dân Pháp , Nguyễn Ái Quốc đã dũng cảm đứng lên tố cáo sự hà khắc của các nước đế quốc đối với các dân tộc bị áp bức tại Đông Dương. Người đã mô tả nỗi khổ cực của nhân dân hai nước Việt - Lào trong chế độ bắt phu đi làm tạp dịch, làm đường tại Đông Dương của Pháp. Những tiếng nói đanh thép của Người trong đã lột tả được cái tận cùng của sự tàn ác, vô lương tâm của chủ nghĩa đế quốc, lột tả nỗi đau đớn của những dân tộc bị áp bức và bị buộc làm nô lệ trong chế độ thực dân. Trong những năm đầu thành lập Đảng và trong suốt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của cách mạng hai nước Việt - Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi mối quan hệ đoàn kết Việt - Lào vừa là nghĩa vụ quốc tế, vừa là lợi ích sống còn của mỗi nước. Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn: “Cách mạng Lào không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Việt Nam và cách mạng Việt Nam cũng không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Lào” và “Ta phải nhận thức rõ rằng, hai dân tộc anh em Miên, Lào được giải phóng, thì nước ta mới được giải phóng thực sự và hoàn toàn”. Từ đó, với tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình”, có biết bao xương, máu của các anh hùng, liệt sĩ Việt Nam hòa quyện với máu của quân và dân Lào để đem lại thắng lợi vẻ vang cho hai dân tộc.
Trên tinh thần gắn kết cách mạng hai nước, sau khi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập vào tháng 6/1925, đến tháng 2/1927, tổ chức này gây dựng được cơ sở ở Lào. Chi bộ Thanh niên Cộng sản đầu tiên cũng được thành lập vào cùng thời gian này; đường dây liên lạc giữa nhiều thị trấn ở Lào với Việt Nam đã được tổ chức. Đó cũng là địa bàn đầu tiên để bổ sung cơ sở thực tiễn cho công tác chính trị, tư tưởng và tổ chức của Nguyễn Ái Quốc về phong trào giải phóng dân tộc ở ba nước Đông Dương. Đến năm 1928, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm đến bản Xiêng Vảng, huyện Noỏng Bốc, tỉnh Khăm Muộn trực tiếp truyền bá cách mạng tại Lào nhằm đưa cách mạng Việt Nam và Lào hòa quyện, nương tựa vào nhau, kịp thời xây dựng và phát huy sức mạnh nhân dân hai nước cùng đấu tranh giành độc lập, tự do.
Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, mở đầu những trang sử vẻ vang của quan hệ Việt Nam- Lào. Tháng 10/1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, đặt phong trào cách mạng Việt Nam và Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông DươngTháng 9/1934, Ban chấp hành Đảng bộ lâm thời Ai Lao được thành lập tạo nên một mốc son rất quan trọng trong lịch sử đấu tranh yêu nước của nhân dân các bộ tộc Lào và khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng bộ Lào cũng như quan hệ giữa phong trào cách mạng của hai nước Việt Nam - Lào, thúc đẩy cùng nhau phát triển. Từ sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 ở Cao Bằng quyết định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu đối với cách mạng Đông Dương, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước và thành lập ở mỗi nước một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. Từ năm 1943, “Ban vận động Việt kiều Lào – Thái” được thành lập và nhanh chóng tiến hành gây dựng cơ sở trên địa bàn Lào. Đến năm 1944 , Ban Vận động Việt kiều chuyển thành Hội Việt kiều cứu quốc.
Năm 1945, tình hình trên bán đảo Đông Dương diễn biến phức tạp, Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương, đến ngày 14/8/1945 Nhật đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện, vào thời điểm lịch sử đó, Hội nghị của Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ ngày 14 đến 15/8/1945, phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Ở Việt Nam, cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám diễn ra sôi động và kết thúc thắng lợi hoàn toàn trong cả nước chỉ trong vòng 15 ngày.
BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO, LÀO - VIỆT NAM” 
Bài dự thi, Quan hệ Việt Lào, 
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top