Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...

Chùa Xieng Thong là một ngôi chùa cổ thuộc Luang Prabang, Lào. Chùa được xây dựng năm 1560 dưới thời vua Setthathirat. Nội thất trong chùa là những phù điêu, điêu khắc tinh xảo dựa theo Phật tích. Các miếu đường xung quanh cũng có vô số phù điêu tuyệt đẹp. Vào các ngày lễ chính trong năm (Lễ đón Năm mới, Lễ tắm Phật Phạ Bang hoặc Phạ Màn...), Chùa Xieng Thong trở nên rộn ràng và náo nhiệt. Đặc biệt vào buổi tối có hàng nghìn người tới chùa để chiêm ngưỡng tượng Phật bằng vàng thật và tham dự lễ tắm Phật bằng nước thơm và nước hoa. 
Lào một đất nước có nhiều núi hơn đất liền và hoàn toàn không tiếp giáp với biển, Lào luôn mang lại cảm giác quay ngược lại thời gian cho bất cứ ai tới đây hành hương, du lịch tới Lào. Nếu hầu hết các quốc gia thuộc Đông Nam Á đang chuyển mình với mức độ nhộn nhịp, ồn ào của đô thị thì đến với Lào du khách vẫn có thể thấy một cảm giác thanh bình, yên ả.

Nhìn trên bản đồ, dòng Nậm Khan hay Nậm Khăn như đứa con bướng bỉnh, sắp đến gần Mê Kông còn cố chạy song song về phía đông một đoạn rồi mới chịu nhập vào sông mẹ, hình thành nên một bán đảo. Đầu bán đảo – ngã ba sông Mê Kông và dòng Nậm Khan – là nơi tọa lạc của chùa Xiêng Thoong. Chùa Xiêng Thoong hay (WAT XIENG THONG) là một trong những ngôi chùa cổ nhất và là ngôi chùa quan trọng nhất của thành phố Luang Prabang tại Lào. Nơi đây còn được mệnh danh là tu viện của thành phố vàng Luang Prabang, Lào.


Chùa Xieng Thong (WAT XIENG THONGlà ngôi chùa quan trọng bậc nhất ở Luang Prabang. Chùa nằm cuối đường Sakkarin, gần với ngã ba sông Mê Kông và sông Nam Khan gặp nhau. Chùa được xây dựng năm 1560 dưới thời vua Setthathirat. Cổng chính của chùa nằm bên bờ sông Mê Kông (con sông đã gắn bó bao đời với mảnh đất và cuộc sống của người dân xứ này).

Chùa Xieng Thong có khuôn viên khá rộng với nhiều hạng mục lớn nhỏ, bao gồm một chùa chính mang phong cách kiến trúc Luang Prabang cổ điển với mái lợp ba tầng hạ sâu hướng về mặt đất; thư viện Tripitaka (xây dựng năm 1828); một tháp treo trống (xây dựng năm 1961), một nhà thờ nhỏ với bức tượng Phật nằm cùng các tòa đền tháp nhỏ khách nằm rải rác. Bức tượng Phật nằm nổi tiếng trong chùa Xieng Thong từng nằm trong bảo tàng Paris (năm 1931), sau đó được cất giữ ở Viêng Chăn và trở về Luang Prabang năm 1964.


Chùa Xieng Thong cũng nổi tiếng bởi những bức tranh tường kỳ thú kể về những câu chuyện của nhà Phật, bằng nghệ thuật ghép mảnh trong kiến trúc (nghệ thuật Mosaic).
Nội thất trong chùa là những phù điêu, điêu khắc tinh xảo dựa theo Phật tích. Các miếu đường xung quanh cũng có vô số phù điêu tuyệt đẹp. Trưa nắng yên bình, gió từ sông Mê Kông thổi về mát rượi từng cơn .


Hàng năm vào dịp Tết Lào mọi người đi hành hương Lào, mọi chức sắc trong giáo hội Phật giáo Lào cũng như quan chức trong chính quyền tại Luang Prabang đều hội tụ về chùa Xiêng Thoong hành lễ chào mừng năm mới, rước tượng Prabang từ Bảo Tàng Viện về an vị trong sân Wat Xieng Thong, tắm tượng Phật Prabang bằng nước hoa đại suốt một ngày, biểu hiện lòng sùng tín đối với Phật giáo.


Vào các ngày lễ chính trong năm (Lễ đón Năm mới, Lễ tắm Phật Phạ Bang hoặc Phạ Màn...), Chùa Xieng Thong trở nên rộn ràng và náo nhiệt. Đặc biệt vào buổi tối có hàng nghìn người tới chùa để chiêm ngưỡng tượng Phật bằng vàng thật và tham dự lễ tắm Phật bằng nước thơm và nước hoa.

Lưu ý khi tới thăm Chùa Xieng Thong:

Chùa thu phí tham quan cho du khách người nước ngoài trong khoảng thời gian từ 08h00 sáng đến 05h00 chiều. Ngoài giờ đó, du khách có thể tham quan xung quanh khuôn viên của chùa miễn phí và thoải mái trò chuyện với các vị sư tăng nơi đây.

Nằm cách thủ đô Vientiane 425km về phía Bắc thuộc vùng núi Thượng Lào, Luangprabang là cố đô của Vương quốc Lan Ch’ang (từ 1353), Vương quốc Luangprabang (từ 1707) và là nơi ở của hoàng gia Vương quốc Lào (từ 1893) sau khi Lào trở thành thuộc địa Pháp. Tại thành phố Luang Prabang hiện nay còn tồn tại chừng 36 ngôi đền chùa cổ, trong đó Vat Xieng Thong - Tu viện của Thành phố Vàng là một trong những biểu tượng tôn giáo tại Luang Prabang và cao nhất của Phật giáo Lào…


VÉN MÀN LỊCH SỬ…

Nhìn lên bản đồ Luang Prabang, dòng Nậm Khan có đoạn cuối chảy song song với dòng Mekong trước khi hợp lưu với dòng sông này tạo thành một bán đảo lọt thỏm giữa hai dãy núi Thạo và Lang bạt ngàn các thảm rừng nguyên sinh. Đối với nhiều cộng đồng cư dân châu Á, nơi hợp lưu của dòng sông luôn là một vùng đất linh thiêng, vì vậy đã có nhiều truyền thuyết về vùng đất nơi dòng Nậm Khan đổ vào sông Mekong. Một trong những truyền thuyết cho rằng từ thuở xa xưa đã có hai vị ẩn sĩ đặt một hòn đá làm mốc giới cho khu định cư mới, phát triển thành Luang Prabang ngày nay. (!)

Nguyên vùng đất Luangprabang xưa có tên là Mường Xoa. Năm 698 lúc quân Nam Chiếu đang đi chiến đấu ở một vùng đất khác, Khun Borum - một nhân vật người Thái gắn với truyền thuyết chung của dân tộc Lào, Shan cùng các dân tộc khác trong vùng về việc thành lập thế giới, đã trao tặng Mường Xoa cho con trai mình là Khun Lo. Khun Lo đã lập nên một triều đại mới với 15 đời vua tiếp nối cai trị vùng Mường Xoa trong một giai đoạn yên ổn kéo dài suốt một thế kỷ… Trải qua hàng trăm năm với nhiều thăng trầm dâu bể, vùng đất này đã được vua Fa Ngum chọn làm kinh đô của Vương quốc Lan Ch’ang (Lạn Xạng) - Triệu voi từ năm 1353 và kéo dài đến năm 1560 khi vua Setthathirat I cho dời kinh đô về Vientiane.
Tại đầu bán đảo nơi ngã ba sông, ngay từ những năm 1559 - 1560 trong thời hoàng kim của Vương quốc Lan Ch’ang, vua Setthathirat I (trị vì từ 1548 - 1571) đã cho xây dựng Vat Xieng Thong. Đây là một công trình tôn giáo đẹp nhất và cũng quan trọng nhất tại thủ đô Luang Prabang. Trong ngôn ngữ Lào, “vat” được hiểu là ngôi đền hoặc tu viện, “Vat Xieng Thong” là “Tu viện của Thành phố Vàng” (Monastery of the Golden City). Vat Xieng Thong tọa lạc trên một khuôn viên rộng rãi và yên tĩnh với vị thế khá đắc địa, có hai mặt tiếp nhau hướng ra hai dòng sông: mặt phía Đông Bắc nằm cuối đường Sakarine (Thanon Phothisalat), con đường chính ở Luang Prabang cạnh dòng Nậm Khan, tại đây có một cổng phụ kiểu tò vò bằng vữa trắng; mặt phía Tây Bắc nơi đặt cổng chính nằm ở đường Souvanha Khampong (Thanon Manthatourath) nhìn xuống dòng sông Mekong đục ngầu tải nặng phù sa.

Ngay từ khi thành lập, Vat Chieng Thong đã được xem như phòng trai giới (Thái: uposatha; Lào: sim), nơi các vị vua Luang Prabang tổ chức Thọ Bát quan Trai giới, nhận vương miện đăng quang và cũng là nơi quàn di hài khi tiễn biệt nhà vua về cõi vĩnh hằng. Năm 1975, sau khi Lào xóa bỏ chế độ quân chủ, tuy Vat Chieng Thong không còn là ngôi đền hoàng gia nhưng hàng năm vào dịp Bunpimay (Tết Lào), các chức sắc trong giáo hội Phật giáo Lào cũng như các quan chức chính quyền tại Luang Prabang đều tề tựu về Vat Chieng Thong hành lễ đón mừng năm mới và rước tượng Phật Prabang từ Vat Sala Prabang trong Bảo tàng Cung điện Hoàng gia về an vị tại đây, biểu hiện lòng sùng kính đối với Đức Phật. Vào buổi tối, hàng ngàn tín đồ tập trung về chùa chiêm ngưỡng tượng Phật bằng vàng và tham dự lễ tắm Phật bằng nước thơm theo nghi thức Phật giáo.

Cho đến nay Vat Xieng Thong đã qua nhiều đợt tu sửa và xây dựng bổ sung nhưng các cấu trúc cơ bản vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Quy mô nhất là các đợt tôn tạo năm 1950 và 1960 với sự tài trợ của chính quyền bảo hộ Pháp, đã khoác lên “Tu viện của Thành phố Vàng” một diện mạo lộng lẫy như hiện thấy. Lần tu sửa gần đây nhất được ghi nhận là vào năm 2013.

TU VIỆN CỦA THÀNH PHỐ VÀNG

Quần thể Vat Xieng Thong gồm hơn 20 hạng mục lớn, nhỏ được bố trí rải rác trong khuôn viên. Bước vào cổng chính, chếch về bên trái là nhà tang lễ hoàng gia có mặt nhìn về hướng Tây Nam, các công trình còn lại đều nằm bên phải có mặt quay về hướng Đông Bắc. Ngoài các công trình nổi bật như ngôi chánh điện, thư viện Tam Tạng, miếu đường Trắng, miếu đường Đỏ, nhà tang lễ, còn có tháp trống xây dựng năm 1961, khu tăng xá, các mộ tháp cùng một số công trình khác… Các công trình này có cùng một lối kiến trúc và hài hòa với ngôi chính điện, hợp thành một vùng cảnh quan vừa tĩnh vừa rất đổi thanh thoát.
Ngôi Chánh điện mang phong cách kiến trúc cổ điển Luang Prabang với mái cong ba tầng buông xuống gần mặt đất, nhìn từ xa tựa đôi cánh chim đang vươn rộng. Trong năm 1960, ngôi chánh điện đã qua đợt trùng tu lớn, mái nhà được lợp lại, lối vào được mạ vàng, cả nội thất và các bức tường bên ngoài đều được bao phủ bằng lớp sơn mài màu đen bóng hoặc nâu, trang trí bằng các phù điêu, điêu khắc, chạm trỗ công phu hoặc ghép mảnh kính theo phong cách nghệ thuật Mosaic, với các nội dung dựa theo kinh điển Phật giáo đã tôn thêm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chánh điện. Bên trong chánh điện tôn trí tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thếp vàng lớn cùng một số tượng Phật nhỏ khác, ngoài ra còn an vị di cốt vua Sisavang Vong (1885-1959). Đặc biệt tại mặt sau, trên tường khảm bức tranh ghép bằng kính màu nổi tiếng - đó là cây nhân sinh trên nền màu đỏ cam.
Ngay sau ngôi chánh điện là Thư viện Tam Tạng (Tripitaka) xây dựng năm 1828, lưu giữ bộ Đại Tạng Kinh hay Tam Tạng Kinh Điển là toàn bộ kinh điển Phật giáo đã được hệ thống hóa gồm ba tạng Kinh, Luật và Luận. Năm 1957, Thư viện Tam Tạng được trang trí tranh kính khảm trên nền đỏ hồng như miếu đường Đỏ, mô tả cảnh sinh hoạt địa phương và truyền thống Lào.
Nằm bên cạnh phía phải ngôi chính điện, đầu tiên là một miếu đường nhỏ bằng gạch và vửa trắng, bên trong tôn trí một tượng Phật đứng. Năm 1957, các bức tường của ngôi miếu này cũng được khảm kính màu tím và vàng khá tinh xảo. Do miếu đường này có màu trắng chủ đạo nên quen được gọi là Miếu Trắng (The White Chapel). Ngay phía sau Miếu Trắng là một ngôi miếu đường lớn hơn, được trang trí bao quanh các mặt tường bằng các tranh khảm kính màu với chủ đạo là màu đỏ hồng thu hút sự chú ý của rất nhiều người, được biết đến với tên gọi Miếu Đỏ (The Red Chapel).
Tại Miếu Đỏ, những mảng trang trí bên ngoài bằng các tranh khảm kính được thêm vào từ năm 1957, dịp kỷ niệm 2.500 năm Đức Phật nhập niết bàn, mô tả các hoạt động tôn giáo thường ngày trong truyền thống Lào với những hình ảnh rất quen thuộc, từ cây cối, voi, xe, tàu thuyền, nhà ở đến săn bắn, câu cá, làm việc và vui chơi… Tại đây có đặt bức tượng Phật nhập niết bàn được đúc bằng đồng từ thế kỷ XVI với vẻ đẹp tinh tế, là một trong những tác phẩm nổi bật của nghệ thuật Phật giáo Lào từng được trưng bày tại Hội chợ triển lãm Paris năm 1931 cùng với kho báu từ Angkor và các khu vực thuộc địa Pháp tại Đông Dương, sau đó được cất giữ ở Vientiane và đưa trở về Luang Prabang từ năm 1964.
Được xây dựng năm 1960 trong đợt trùng tu Vat Xieng Thong, Nhà tang lễ hoàng gia được trang trí công phu với mặt tiền chạm trổ thếp vàng miêu tả nội dung trong sử thi Ramayana, các bức tường được trang trí bằng gạch kính màu, bên trong đặt rải rác nhiều di tích tôn giáo và nghi lễ, một số con rối được sử dụng trong các chương trình biểu diễn rối truyền thống, một vài bức tượng Phật trong tư thế đứng cũng được đặt ở cuối phòng. Tại đây, cổ xe tang hoàng gia chiếm gần trọn diện tích ngôi nhà, khá đồ sộ và lộng lẫy với sắc thếp vàng, được trang trí bằng 5 rắn thần Naga, bên trên có đặt phiên bản cổ quan tài của vị vua cuối cùng được an táng theo nghi thức hoàng gia. Cổ xe tang này đầu tiên được chuẩn bị cho đám tang vua Sisavong Vang…

● ● ●

Ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, lúc vua Setthathirat I chuẩn bị dời đô về Vientiane và Luang Prabang mất dần vai trò là trọng địa, Vat Xieng Thong vẫn làm tròn vai trò lịch sử của mình và đã sớm trở thành một trong những biểu tượng tôn giáo cao nhất của Phật giáo Lào. Tuy không phải là công trình Phật giáo cổ kính nhất tại Luang Prabang nhưng Vat Xieng Thong vẫn nằm trong số những tu viện đại diện cho phong cách nghệ thuật đặc trưng của Lào. Di tích lịch sử có từ thế kỷ XVI này mang đầy tính mê hoặc, là điển hình của việc bảo tồn tôn tạo có ý thức và trách nhiệm, đang ngày càng hấp dẫn những nhà nghiên cứu và khách du lịch gần, xa…
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top