Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...

Nằm rải rác dọc cao nguyên Mương Phuôn, cánh đồng Chum thuộc tỉnh Xiêng Khoảng, Bắc Lào đến nay vẫn là thách thức với giới khảo cổ Lào và quốc tế. Cánh đồng chum là một khu vực văn hóa lịch sử gần thi xã Phonsavan, thuộc tỉnh Xieng khuang của Lào. Đây cũng là nơi diễn ra nững trận đánh ác liệt giữa Liên quân Việt-Lào với quân phái hữu Lào-Thái kết thúc vào 15/11/1972 với chiến thắng thuộc liên quân Việt - Lào.


Cách đồng Chum ước tính có khoảng 1.969 chiếc chum, nằm rải rác tại 52 địa điểm ở tỉnh Xiêng Khoảng, chiếc lớn nhất được tìm thấy cao 3m, chiếc nặng nhất tới 14 tấn, còn phần lớn cao chừng 1 đến 2m. Hiện mới chỉ có ba điểm được đưa vào khai thác du lịch gồm Bản Ang, Lắt Sén và Bản Sua. Các khu vực còn lại hiện chưa đưa vào phục vụ du lịch do còn nhiều bom mìn chưa được rà phá triệt để.
Cánh đồng chum với những chiếc chum ma quái

Các câu chuyện huyền thoại của người Lào cho rằng có những người khổng lồ đã từng định cư ở khu vực này. Theo một truyền thuyết khác, một vị vua cổ đại tên là Khun Cheung - đã tiến hành cuộc chiến chống lại kẻ thù thành công. Ông đã cho tạo lập cánh đồng chum để ủ lên men và chứa số lượng lớn rượu gạo lao lao để ăn mừng chiến thắng. Có ý kiến lại nói, vì Xiêng Khoảng nằm ở cao nguyên, có hai mùa rõ rệt, mùa mưa thối đất, mùa khô hạn đến quắt queo, nên người xưa đã làm nên những chiếc chum khổng lồ này để tích nước... Ngay đến cả chất liệu làm ra các chum này cũng gây tranh cãi. Một số người cho rằng, chúng được làm từ đá vôi, số khác lại nói chúng được làm từ đá ong và đá cẩm thạch trộn lẫn những nguyên liệu đặc biệt nào đó thời cổ đại, nay đã thất truyền.
Còn các nhà nghiên cứu phương Tây thì đưa giả thuyết rằng, mỗi cái chum là một cái quách chôn người chết. với đủ thi hài, tro cốt..bên trong. 
Cánh đồng chum ở Xieng khuang(Lào) có niên đại từ 1.500-2.000 năm trước.
Chiều đến Cánh Đồng Chum ngập trong sự hiu hắt. Người dân địa phương vẫn còn tương truyền nơi đây giống như một nghĩa địa khổng lồ, nơi an nghỉ của hàng ngàn kiếp người, những người có địa vị trong thiên hạ mới có đủ tiền và quyền để được an táng trong những chiếc quách "của trời” này.

Nhìn từ xa, Cánh đồng Chum như một bàn cờ, những chiếc chum như những quân cờ lổm nhổm thật kỳ thú. Khi đến gần mới thấy chúng nằm lẫn lộn vào nhau không theo quy luật sắp xếp nào. Cái trồi hẳn trên mặt đất, cái chìm một phần thân dưới đất. Hình dạng cũng không điển hình. Cái thắt núm, cái miệng thẳng, cái vuông vức, cái lại như quả dưa... Chạm tay vào những khối đá sần sùi, "mốc" xanh thời gian đang nằm yên lặng trên nền đất, người ta mơ hồ cảm nhận những bí ẩn lịch sử to lớn chứa đựng bên trong.

Hiện nay, Cánh đồng chum vẫn là một trong những địa điểm khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới. Những quả bom chưa nổ sót lại thời chiến tranh vẫn còn rải rác đâu đó. Trong thời kỳ chiến tranh đó, không quân Mỹ đã rải bom dày đặc khu vực này. 

Du khách đến đây chỉ được tham quan các khu vực qui định an toàn, phải theo chỉ dẫn của các biển báo..Và cho dù có bao nhiêu giả thuyết đặt ra, tất cả cũng đã góp phần thêu dệt nên một Cánh Đồng Chum Huyển Thoại, thu hút du khách xa gần.

Trận chiến lớn của Chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng


- Chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng là chiến dịch đầu tiên của liên quân Việt - Lào nhằm đánh bại kế hoạch lấn chiếm mùa mưa của quân phái hữu Lào và quân đội Thái Lan, bảo vệ vùng mới giải phóng Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, giữ vững thế chiến lược của ta ở Bắc Lào, phối hợp với cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở chiến trường Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên


- Chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng là chiến dịch đầu tiên của liên quân Việt - Lào nhằm đánh bại kế hoạch lấn chiếm mùa mưa của quân phái hữu Lào và quân đội Thái Lan, bảo vệ vùng mới giải phóng Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, giữ vững thế chiến lược của ta ở Bắc Lào, phối hợp với cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở chiến trường Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên. Về phía địch, sau chiến dịch tiến công của ta (tháng 4 năm 1972), địch tổ chức bố trí lực lượng trên 4 khu vực phòng thủ bao quanh Cánh đồng Chum: Khu vực Sảm Thông-Long Chẹng có 18 tiểu đoàn (10 tiểu đoàn Thái Lan); khu vực buôn Lọng có 5 tiểu đoàn; khu vực Tôm Tiêng-Pha Đông có 9 tiểu đoàn (2 tiểu đoàn lính Thái Lan); khu vực Sa la Phu Khun có 9 tiểu đoàn. Pháo binh địch có 3 tiểu đoàn (16 khẩu), không quân tại Long Chẹng có 2 phi đội máy bay T28 (9 chiếc). Tính đến ngày 20 tháng 5 năm 1972, lực lượng địch ở Quân khu 2 (Lào) có 76 tiểu đoàn bộ binh và 3 tiểu đoàn pháo binh.
Về phía ta, Quân ủy Trung ương ta và bạn Lào đã có chủ trương và thông báo cho Bộ tư lệnh chiến dịch biết: Sau chiến dịch tiến công, lực lượng ta sẽ chuyển sang phòng ngự chiến dịch; Bộ tư lệnh chiến dịch đã quán triệt chủ trương của trên, nên đã có ý định chuẩn bị trước ngay sau chiến dịch tiến công giải phóng Cánh đồng Chum và tiến sâu vào khu vực Sảm Thông-Long Chẹng. Liên quân Việt-Lào quyết định chủ động mở chiến dịch phòng ngự nhằm đánh bại địch lấn chiếm lại trong mùa mưa năm 1972, đồng thời bảo vệ sườn phải cho cuộc tiến công chiến lược ở Tây Nguyên và Trị Thiên.
Đầu tháng 4, Bộ tư lệnh nhận nhiệm vụ triển khai chuẩn bị chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng. Bộ tư lệnh chiến dịch gồm: Tư lệnh chiến dịch Vũ Lập, Chính uỷ Lê Linh. Địa bàn chiến dịch phòng ngự được tổ chức tại khu tứ giác Mường Sủi - Noọng Pét - thị xã Xiêng Khoảng - Thẩm Lửng (dài 60km, rộng 50km), được chia thành 5 khu vực: Khu trung tâm (Cánh đồng Chum), khu trung gian (Hin Tặng), khu thứ yếu (Noọng Pét) và 2 khu tác chiến phối hợp (Mường Sủi và thị xã Xiêng Khoảng); mỗi khu vực có một số cụm chốt. Lực lượng tham gia phòng ngự gồm: 5 trung đoàn bộ binh (174, 148, 866, 335 và 88), 2 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn pháo và súng máy phòng không, 1 tiểu đoàn xe tăng và 2 tiểu đoàn công binh của quân tình nguyện Việt Nam; 7 tiểu đoàn chủ lực, 1 đại đội xe tăng, 2 đại đội pháo binh, 2 đại đội súng máy phòng không, 1 đại đội công binh và 4 đại đội bộ đội địa phương của Quân giải phóng nhân dân Lào. Lực lượng tham gia chiến dịch được tổ chức thành 2 thành phần: Lực lượng phòng ngự và lực lượng cơ động; lực lượng phòng ngự bao gồm 2 trung đoàn bộ binh được tăng cường 1/3 lực lượng xe tăng, xe thiết giáp và 1/4 lực lượng pháo binh chiến dịch. Mỗi trung đoàn đều được tăng cường nhiều loại hỏa khí tốt, để phân thành lực lượng chốt giữ và lực lượng cơ động của các chốt và khu vực để tiến hành phản kích. Lực lượng cơ động gồm 2 trung đoàn bộ binh (đến tháng 10-1972, Bộ tăng cường cho thêm 1 trung đoàn bộ binh) và lực lượng còn lại 2/3 xe tăng và 3/4 pháo binh). Thực tế chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng diễn ra theo 4 đợt; ta thực hiện thắng lợi 3 trận then chốt, trong đó có trận then chốt quyết định.
Đợt 1 (21-5/10-8), địch dùng không quân đánh phá ác liệt các điểm cao trọng yếu và trục đường giao thông, từ 25-5 mở 3 hướng tiến công vào khu trung gian, 27-5 chiếm được một số điểm tựa phía tây các điểm cao 1800, 2063, Thẩm Lửng. Ta phản kích thắng lợi ở Phu Phaxay, đẩy lui cánh quân hướng đông nam về Tôm Tiếng (6-6), khôi phục lại trận địa ở điểm cao 1800, đánh tan 6 tiểu đoàn (có 2 tiểu đoàn Thái Lan) ở Hin Đăm, Thẩm Lửng (3-7), đẩy lui nhiều đợt tiến công của địch ở Mường Sủi, đồng thời dùng đặc công, pháo binh tập kích địch ở Long Chẹng.
Đợt 2 (11-8/10-9), địch chuyển hướng tiến công vào Cánh đồng Chum, sử dụng 4 GM đánh đường bộ theo 3 hướng (đông nam, tây và đông bắc), kết hợp với 2 GM đổ bộ đường không xuống Phu Keng đánh hướng tây bắc. Ta kịp thời ngăn chặn, đẩy lui địch ở Phu Luông, Phu Hủa Sang, Phu Thông, đồi 5 mỏm, điểm cao 1294, Bản Lao, Phu Học, đồng thời tập trung lực lượng thực hiện thắng lợi trận phản đột kích then chốt ở Phu Keng diệt và bắt hơn 700 địch (30-8/3-9), giữ vững trận địa.
Đợt 3 (11-9/30-9), địch tăng cường lực lượng (6 GM và 3 tiểu đoàn) chuyển đánh hướng tây là chính, đồng thời tung biệt kích xuống Talinoi quấy rối hậu phương ta, nhưng không đạt kết quả.
Đợt 4 (1-10/15-11), địch huy động 4 GM và 2 tiểu đoàn dồn sức tiến công nhằm chiếm một phần phía nam Cánh đồng Chum để gây áp lực cho đàm phán chính trị (15-10). Ta tổ chức lực lượng thích hợp ngăn chặn, phản kích bẻ gẫy các mũi và hướng tiến công của địch, kết hợp tập kích tiêu hao sinh lực, tạo thế và lực đánh trận then chốt quyết định tiêu diệt phần lớn cụm quân địch từ nam Bản Quay đến bắc Khang Kho (26-10), sau đó tiếp tục tiến công, truy quét địch khỏi nam Cánh đồng Chum, buộc địch phải co về giữ Long Chẹng.
Kết quả toàn chiến dịch ta và bạn đánh 244 trận (ta thực hiện 170 trận; bạn thực hiện 74 trận) loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 tên địch (bắt sống 179 tên), đánh thiệt hại nặng 3 GM (21,23,26), 3 tiểu đoàn quân Thái Lan, đánh thiệt hại nặng 5 GM khác; bắn rơi 38 máy bay, thu 859 khẩu súng các loại (trong đó có 4 khẩu pháo 105mm và 4 khẩu cối 106,7mm), đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân quy mô lớn của địch, giữ vững địa bàn chiến lược quan trọng.
Như vậy sau 5 tháng, địch đã hoàn toàn thất bại trước chiến dịch phòng ngự rất chủ động và có hiệu quả của ta. Chúng buộc phải rút khỏi các bàn đạp ở Cánh đồng Chum. Ta chủ động kết thúc chiến dịch vào ngày 15-11-1972 .
Thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng là chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng nhân dân Lào với cách đánh sáng tạo, hiệu quả đã giành được thắng lợi to lớn góp phần đúc kết kinh nghiệm, làm phong phú thêm lý luận tác chiến chiến dịch phòng ngự và là bước phát triển về nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.

Thắng lợi của chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng khẳng định đây là loại hình chiến dịch tất yếu trong chiến tranh; bộ đội ta và bạn Lào đã trưởng thành nhiều mặt cả về thực tiễn lẫn lý luận chiến dịch phòng ngự, về kỹ thuật và chiến thuật trong tác chiến phòng ngự. Đó là nghệ thuật xác định đúng loại hình chiến dịch phòng ngự và chủ động giành thế trong chuẩn bị và thực hành tác chiến chiến dịch. Lựa chọn đúng các khu vực phòng ngự, biết coi trọng xây dựng hệ thống công sự trận địa vững chắc, lấy đó là nội dung cơ bản của việc lập thế trận phòng ngự của ta phá thế tiến công của địch.

Điểm nổi bật của chiến dịch phòng ngự này là hình thành phòng ngự khu vực, lấy điểm tựa và cụm điểm tựa làm nòng cốt, có lực lượng cơ động mạnh để thực hiện phản kích và phản đột kích. Nghệ thuật sử dụng lực lượng và vận dụng cách đánh sáng tạo cả chiến dịch và chiến thuật trong phòng ngự đã có sự phát triển mới, kết hợp khéo léo phòng ngự trận địa với cơ động phản kích liên tục, tiến công địch để phòng ngự vững chắc; tận dụng các yếu tố đặc điểm để sử dụng lực lượng có hiệu quả biết lấy ít đánh nhiều ở những thời cơ, thời điểm quan trọng, lại biết tập trung lực lượng thích hợp để tổ chức những trận đánh then chốt trong chiến dịch phòng ngự là các trận phản đột kích khi có thời cơ bằng tác chiến hiệp đồng binh chủng trong các trận phản đột kích quyết định, kết thúc chiến dịch thắng lợi.

Cánh đồng chum ma quái ở Lào

Trên cánh đồng dọc theo rìa phía bắc của dãy núi Trường Sơn là nơi tập trung hàng nghìn chiếc chum đá kì lạ trong mọi tư thế khác nhau.
Hàng nghìn chiếc chum bằng đá kì lạ cao đến một vài mét, nặng từ 600 kg đến một tấn nằm đơn lẻ hay quy tụ thành từng nhóm ngổn ngang trên nền đất khô cằn rộng khoảng 25 hecta, thuộc cao nguyên Xieng khuang, ở cuối phía bắc của dãy núi Trường Sơn. Đây là một khu di tích lịch sử nổi tiếng tại Lào.
Một chiếc chum có nắp đậy duy nhẩt với những hoa văn bên trên.
Tất cả những chiếc chum nơi đây đều được làm từ đá, chủ yếu là đá granite. Một số chum được làm từ đá sa thạch có chứa thạch anh fenspat và mica, bên trên mỗi chiếc chum được chạm khắc theo hình dáng con người, con vật và một số biểu tượng tinh xảo khác. Người ta tìm thấy các tảng đá bằng gần những chiếc chum, có lẽ là nắp đậy chum, nhưng vì lí do nào đó mà chúng bị loại bỏ hay dùng vào những mục đích khác. Hiện tại chỉ có một chiếc chum duy nhất có nắp. Và thật sự, người ta không biết về nền văn minh được chạm khắc trên mỗi chiếc chum đá đến từ thời kì nào.
Những câu chuyện huyền thoại của người Lào xoay quanh những chiếc chum đá cũng thật thú vị, truyền thuyết kể rằng từng có những người khổng lồ định cư ở khu vực này. Theo một truyền thuyết khác kể lại rằng trước đây có vị vua tên là Khun Cheung đã ra lệnh cho người chúng làm những chiếc chum đá lớn để ủ rượu gạo ăn mừng chiến thắng sau khi đánh bại kẻ thù.
Để vận chuyển và khắc đẽo thành những chiếc chum to lớn như vậy phải trải qua một giai đoạn khá lâu, có thể tính đến hàng thế kỷ. Hơn nữa, có bằng chứng cho rằng phần đông trong số những chiếc chum được làm vào những giai đoạn khác nhau, cách nhau thậm chí nhiều thế kỉ. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học nghiêng về giả thuyết cho rằng, cánh đồng chum là một nghĩa trang khổng lồ, mỗi một chiếc chum là một chiếc quách dùng để an táng xác người.
Nhà khảo cổ học người Pháp tên là Madeleine Colani đến từ viện khảo cổ Viễn Đông Bắc đã bắt đầu nguyên cứu về cánh đồng chum từ năm 1930. Bà đã ghi chép lại quá trình thực hiện nghiên cứu trên toàn vùng đồng chum và cho xuất bản 2 tập sách “Mégalithes du Haut-Laos” (Cự thạch cổ của Thượng Lào) vào năm 1935 về những phát hiện đầu tiên của mình. 
Khách tham quan hang động chứa những bộ xương.
Những hiện vật xung quanh những chiếc chum bằng đá mà bà Colani tìm thấy là những mảnh gốm, sắt, hạt thủy tinh, vòng đeo tay, than, những bộ xương người, bên trong những chiếc chum này có chứa những mảnh xương vỡ và răng bị cháy. Bà cho rằng đây là dấu hiệu của hỏa táng trong khi những bộ xương xung quanh thì chôn cất bình thường.
Bà đã đưa ra giả thuyết có thể khu vực này từng là nghĩa trang chôn cất và người ta sử dụng những chiếc chum đá để đựng hài cốt hay chứa thực phẩm. Đây là có thể là nơi dừng chân trên tuyến đường thương mại cổ và đặc biệt với ngành thương mại muối.
Các tục lệ mai táng khác nhau, hỏa táng đặt bên trong lọ và chôn cất kèm theo vật dụng ở xung quanh lọ như ghi nhận của bà Colani có thể không dễ dàng được giải thích, đặc biệt là hài cốt hỏa táng đã được xác định chủ yếu là thuộc về thanh thiếu niên.
Chiến tranh và chính trị đã ngăn chặn việc khai quật thêm khu vực xung quanh chum, mãi cho đến năm 1994, một nhà khảo cổ học người Nhật tên là Eiji Nitta đã tiếp tục khai quật vùng đất quanh một số chum đá lớn, Nitta đào sâu xuống thêm khoảng 30cm nữa thì phát hiện một hố có chứa xương người, và tiếp tục phát hiện 6 hố tiếp theo cũng chứa xương người. Trong khi đó chỉ có một hố duy nhất với chiếc chum chứa xương và răng đã bị cháy, còn những chiếc chum khác thì không có dấu hiệu của hỏa táng. Ông phát hiện ra bộ xương đặt xung quanh một chiếc chum đá và giả thuyết rằng có thể những chiếc chum ở đây giống như một thứ vật dụng để đựng đồ đạc tưởng niệm chôn theo cho người chết.
Đã trải qua một thời gian khá lâu, các nhà khoa học nỗ lực đi tìm nguồn gốc của những chiếc chum đá, nhưng cho đến bây giờ cánh đồng chum vẫn nằm đó với một bí ẩn lịch sử không được lí giải thấu đáo. Nơi đây được cho là một trong những địa điểm khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới, do còn soát lại vô số những quả bom chưa nổ từ thời chiến tranh mà không quân Mỹ đã rải dày đặc xuống khu vực này trong năm 1970. Du khách đến đây chỉ được tham quan ở những khu vực an toàn theo chỉ dẫn của biển báo đã được rà sót bom mìn.
Mặc dù không nổi tiếng như Stonehenge ở Anh Quốc, nhưng những bí ẩn xung quanh vùng đồng chum chắc chắn làm hài lòng các du khách tò mò. Đăng ký du lịch Việt Nam - Xieng Khuang, Lào, bấm vào đâyTất cả chúng gần như màu đen, với kích thước và trọng lượng khá lớn. Các chiếc chum bí ẩn là một lời nhắc nhở nghiêm túc rằng chúng ta là con người, không phải là thần thánh để có tất cả các câu trả lời. 
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top