loading...
Hướng dẫn mua bán Bitcoin ==> Bấm vào đây
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
- Sáng qua (17/8), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc với Bộ GD&ĐT và các chuyên gia giáo dục, lãnh đạo các trường ĐH sư phạm để tìm hướng giải quyết nút thắt về đào tạo sư phạm hiện nay.
Xem điểm chuẩn
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
- Sáng qua (17/8), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc với Bộ GD&ĐT và các chuyên gia giáo dục, lãnh đạo các trường ĐH sư phạm để tìm hướng giải quyết nút thắt về đào tạo sư phạm hiện nay.
Bộ sẽ giao chỉ tiêu đào tạo sư phạm
Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, nguyên nhân chủ yếu tác động đến công tác tuyển sinh của các trường sư phạm là tình trạng dư thừa đầu ra. Thứ hai là chế độ đãi ngộ dù đã được quan tâm nhưng chưa phù hợp với đặc điểm của nghề.
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng nhận trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng thừa thiếu giáo viên trong thời gian qua. Ông Nhạ cho biết, hiện nay cả nước có 8 trường ĐH sư phạm, khoảng trên 30 trường đào tạo đa ngành trong đó có ngành sư phạm. “Chất lượng đào tạo của những trường đa ngành ở đâu đó chưa đảm bảo. Chúng tôi nhận trách nhiệm, khi cấp mã ngạch đào tạo giáo viên cho các trường, dẫn đến tình trạng đào tạo sư phạm hiện nay rất dàn trải” - ông Phùng Xuân Nhạ nói.
Mặt khác, tại các trường ĐH sư phạm, cơ sở vật chất hầu như không có gì đặc biệt, đội ngũ giáo viên không nổi bật hơn các trường khác, đầu tư không hơn, chương trình rất cũ, chuẩn giáo viên chưa đáp ứng, đào tạo giáo viên chất lượng không đồng đều. Theo Bộ trưởng Nhạ, hiện tại không có nhu cầu về số lượng, chỉ cần nâng cao chất lượng. Do đó, sẽ phải quy hoạch lại các trường sư phạm.
“Trong thời gian tới, tuyển sinh sẽ căn cứ vào nhu cầu được tính toán 5 - 10 năm tới. Môn nào, ngành nào thừa dứt khoát dừng lại, ngành nào thiếu thì đào tạo. Còn trong 5 năm tới tập trung đào tạo lại” - Bộ trưởng Nhạ nói.
Cũng theo ông Nhạ, quy chế tuyển sinh năm sau điểm sàn do các trường quy định, nhưng riêng ngành sư phạm Bộ sẽ quy định. Bằng việc quy định chuẩn đầu vào Bộ GD&ĐT hy vọng sẽ hạn chế được tình trạng tìm mọi cách để có sinh viên của các trường như hiện nay. “Phải tính đến chương trình giáo dục phổ thông mới, từ đó xác định rõ cần bao nhiêu thì đào tạo mới, và phải quản lý rất chặt chỉ tiêu này. Bộ GD&ĐT sẽ siết chặt chỉ tiêu trên toàn quốc đối với ngành sư phạm. Tính thật chuẩn xác số lượng thiếu. Lãnh đạo địa phương cũng phải có trách nhiệm trong việc này”- Bộ trưởng Nhạ đề xuất. Thực tế hiện nay, theo Thông tư 57 và Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT, các trường ĐH đều được tự xác định chỉ tiêu dựa trên năng lực của mình.
Đẩy mạnh cơ chế đặt hàng đào tạo
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng có 3 việc mà ngành giáo dục cần phải làm ngay. Thứ nhất là số sinh viên sư phạm vào học từ năm 2016 và số tốt nghiệp đến năm 2019 thừa thiếu như thế nào so với biên chế của ngành. Đây là trách nhiệm của Bộ GD&ĐT và phải đưa ra dự báo. Không được để xảy ra tình trạng cứ tiếp tục đào tạo và ra trường không có việc làm. Thứ hai là chương trình đào tạo chuyển đổi nghề cho đội ngũ lao động dưa thừa nói chung và ngành sư phạm nói riêng. Thứ ba là đẩy mạnh công tác đặt hàng đào tạo cho các trường sư phạm. “Nhu cầu của ngành như thế nào, cần bao nhiêu nhân lực ở cấp nào, môn nào... cơ chế đó trước đây là cấp học bổng theo đầu sinh viên, giờ đặt hàng cho các trường đào tạo” - Phó Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng khẳng định nếu Bộ GD&ĐT làm mạnh đặt hàng các trường sư phạm thì không cần đầu tư nhiều, đồng thời chi phí đào tạo sẽ được nâng lên, các trường sư phạm cũng không có nhu cầu phải đòi hỏi nhà nước đầu tư thêm. Trường nào chất lượng tốt thì sẽ đào tạo được.
Theo Phó thủ tướng, tổng biên chế nhà nước không tăng, vì vậy phải tính được thừa thiếu giáo viên các cấp như thế nào. Phó Thủ tướng cho rằng, điểm đầu vào trường CĐ, ĐH sư phạm thấp xuất phát từ chuyện khó xin việc khi ra trường. Thiếu sót của ngành giáo dục là chưa đánh giá được sát nhu cầu của giáo viên nên thừa thiếu cục bộ.
“Đề nghị Bộ GD&ĐT đánh giá sát chỉ tiêu giáo viên. Đánh giá biên chế từng môn, từng cấp, lượng giáo viên có thể chuyển đổi được để có kế hoạch bồi dưỡng bổ sung” - Phó Thủ tướng đề nghị.
Phó thủ tướng cũng đưa ra quan điểm đối với trường công, riêng sư phạm phải quản lý chặt. Cần nhanh chóng sắp xếp lại các trường sư phạm. Hướng tới có vài trường trọng điểm, liên kết các trường lại, thành các chi nhánh tại các địa phương để tạo chất lượng đồng đều. “Gắn chỉ tiêu với chất lượng đào tạo, với cơ chế đặt hàng thì điểm chuẩn đầu vào và mọi thứ sẽ được giải quyết. Tinh thần không phải vì 8.000 cán bộ giáo viên đang công tác ở các trường sư phạm mà coi nhẹ chất lượng đào tạo” – Phó Thủ tướng nêu quan điểm.
“Gắn chỉ tiêu với chất lượng đào tạo, với cơ chế đặt hàng thì điểm chuẩn đầu vào và mọi thứ sẽ được giải quyết. Tinh thần không phải vì 8.000 cán bộ giáo viên đang công tác ở các trường sư phạm mà coi nhẹ chất lượng đào tạo”.Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
loading...
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment