Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...
Thực trạng ở trường phổ thông cho thấy việc học lệch của học sinh là khá phổ biến; đó là khi thi tốt nghiệp THPT với 4 môn thi (ở kỳ thi các năm trước), các em chỉ học 3 môn bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và 1 trong 5 môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý để xét tốt nghiệp; xuất phát từ quan niệm: “ Học để thi, có thi mới học”.



Đổi mới thi để chấm dứt học lệch 
Những môn không chọn để thi hoặc để xét tuyển Đại học, các em không học hoặc chỉ học ở mức độ để không bị xếp loại kém cuối năm; còn thầy- cô dể dãi thương học trò, nâng điểm điểm trung bình lớp 12 để tất cả học sinh đều được dự thi và đỗ tốt nghiệp.
Nay với phương án thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2017 của Bộ GD&ĐT, để được công nhận tốt nghiệp, thí sinh sẽ thi 6 môn trong 4 bài thi , gồm 3 bài thi bắt buộc: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi chọn trong 2 tổ hợp 3 môn hoặc Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hoá học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội ( Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân).
Số môn thi tăng thêm so với các kỳ thi “ 2 trong 1” trước đây, nhưng liệu có chấm dứt được học lệch hay không ? Được biết, trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hiện hành, có tất cả 13 môn học, nhưng trong phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2017 chỉ có 9 môn để thi, còn lại 4 môn: Công nghệ, Tin học, Thể dục, Giáo dục quốc phòng không thấy đề cập trong phương án thi của Bộ GD&ĐT; ngoài ra thí sinh có thể chọn thi 6 môn để xét tốt nghiệp; nên thực tế còn 7 /13 môn học, sẽ có nhiều học sinh không chọn thi, đương nhiên không tập trung học; nghĩa là học lệch sẽ còn, dù đến năm 2019 nội dung thi bao gồm tất cả kiến thức ở cấp THPT.
Mặt khác theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT có 4 môn học bắt buộc: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Công dân với Tổ quốc và các môn tự chọn gồm Khoa học Tự nhiên gồm Vật lý, Hoá học, Sinh học; Khoa học Xã hội gồm Lịch sử, Địa lý và Công nghệ- Tin học. Ngoài 2 môn đặc thù Thể dục, Giáo dục quốc phòng, còn lại 2 môn Công nghệ, Tin học có trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, là môn tự chọn, nhưng không thấy Bộ GD&ĐT đưa vào phương án thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2017?
Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ ra việc đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi : “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”.
Thiết nghĩ, phương án thi tốt nghiệp THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT cần tính toán theo hướng: Thi đủ tất cả các môn học ( 11 môn), đó là những môn có tính điểm trung bình cả năm cấp THPT, trừ các môn đặc thù như Thể dục, Giáo dục quốc phòng; trong đó có 4 môn bắt buộc: Văn, Toán, Ngoại ngữ, Giáo dục Công dân và tự chọn một trong 3 tổ hợp môn để xét tốt nghiệp: Khoa học Tự nhiên ( Vật lý, Hoá học, Sinh học); Khoa học xã hội ( Lịch sử, Địa lý) và Công nghệ- Tin học; với hình thức thi trắc nghiệm tất cả các môn ( trừ môn Ngữ văn như phương án năm 2017), để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mà Bộ GD&ĐT đã công bố.
Đổi mới cách đánh giá, xếp loại học sinh phổ thông phù hợp với đổi mới phương án thi tốt nghiệp THPT quốc gia 
 Nếu trong phương án thi tốt nghiệp THPT quốc gia, việc xét tốt nghiệp theo phương thức 50% từ số điểm của 4 bài thi và 50% số điểm từ điểm trung bình kết quả học tập lớp 12; thiết nghĩ Bộ GD&ĐT cần thay đổi cách tính điểm trung bình môn, theo đó sửa đổi một số điều trong Thông tư 58 về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh phổ thông; nhằm đánh giá chính xác năng lực học tập của học sinh, chấm dứt tình trạng học lệch, chấm dứt tình trạng giáo viên nâng điểm để điểm trung bình môn cao hơn so với năng lực học tập của học sinh.
Thực trạng hiện nay cho thấy, ở trường phổ thông hình thức kiểm tra viết định kỳ ( gồm kiểm tra 1 tiết và học kỳ) được tổ chức tập trung: Đề kiểm tra chung theo khối của trường hoặc của Sở GD&ĐT, việc coi và chấm bài kiểm tra tương tự như thi tốt nghiệp THPT; kết quả điểm kiểm tra theo hình thức này phản ánh tương đối đúng với năng lực học tập của học sinh, nên giáo viên dạy không có cơ hội nâng điểm cho học sinh. Còn điểm kiểm tra thường xuyên (gồm kiểm tra miệng và 15 phút) được tổ chức trong tiết dạy, nên giáo viên bộ môn còn được quyền quyết định điểm số, dù có công khai trước lớp nhưng do được tự ra đề kiểm tra, tự coi kiểm tra và chấm điểm, mà không có sự giám sát của Hiệu trưởng, của Tổ chuyên môn. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh theo cách này phụ thuộc nhiều vào cảm tính của người thầy, tính khách quan không cao, những tiêu cực trong giảng dạy như: nâng điểm để điểm trung bình môn học cả năm của học sinh cao hơn so với thực học; bắt “ép” học sinh học thêm cũng xuất phát từ hình thức kiểm tra này.
Thiết nghĩ, Bộ GD&ĐT cần sửa Thông tư 58 theo đó quy định: Điểm trung bình môn học chỉ tính điểm kiểm tra định kỳ, còn điểm kiểm tra thường xuyên không cho điểm mà thay bằng hình thức nhận xét và không tính vào điểm trung bình môn học, cùng với 2 môn Thể dục và Giáo dục quốc phòng. Thực hiện đổi mới cách đánh giá, xếp loại học sinh phổ thông là thực hiện “ Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan” theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Đảng.
Khi Bộ GD&ĐT thay đổi phương án thi tốt nghiệp THPT và thay đổi cách đánh giá, xếp loại học sinh phổ thông như trên, nhiều hy vọng học sinh không còn phân biệt môn chính, môn phụ; không còn học lệch; kết quả học tập được đánh giá đúng với năng lực, được dự thi tốt nghiệp đúng với tiêu chuẩn quy định; kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ giảm thí sinh bị điểm “liệt”, giảm thí sinh đỗ “nhầm” tốt nghiệp; các trường Đại học- Cao đẳng xét tuyển có chất lượng hơn; quan trọng nhất là sau khi học xong bậc trung học phổ thông các em được trang bị kiến thức toàn diện để vào đời hoặc tiếp tục học nghề, học lên Đại học- Cao đẳng.  
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top