loading...
Hướng dẫn mua bán Bitcoin ==> Bấm vào đây
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
- Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016 sắp diễn ra, cả nước có 70 cụm thi, trong đó TP.Hồ Chí Minh sẽ đảm nhiệm vai trò chủ trì của 4 cụm thi đại học.
Xem điểm chuẩn
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
- Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016 sắp diễn ra, cả nước có 70 cụm thi, trong đó TP.Hồ Chí Minh sẽ đảm nhiệm vai trò chủ trì của 4 cụm thi đại học.
Chiều ngày 21/3, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga đã chủ
trì buổi họp với lãnh đạo các cụm thi đại học ở khu vực phía Nam, từ Đà
Nẵng trở vào. Buổi họp này tổ chức tại cơ quan đại diện của Bộ ở TP.Hồ
Chí Minh.
TP.Hồ Chí Minh chủ trì 4 cụm thi đại học
Năm nay, do có những thay đổi trong quy chế thi trung học phổ thông quốc gia, cả nước có tất cả 70 cụm thi do trường đại học chủ trì, 50 cụm thi do các Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương chủ trì. Sẽ có 14 tỉnh, thành phố chỉ có cụm thi do trường đại học chủ trì.
Số lượng thí sinh đăng ký dự thi năm nay giảm hơn, có những địa phương giảm từ 20 – 30% so với kỳ thi cùng kỳ của năm trước. Tuy vậy, Bộ Giáo dục vẫn chọn những trường đại học có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức thi, cán bộ coi thi dồi dào tổ chức cụm thi.
TP.Hồ Chí Minh sẽ có 4 cụm thi đại học, do trường Đại học quốc gia chủ trì 3 cụm thi, cụm thi còn lại sẽ do trường Đại học Sư Phạm chủ trì. Còn đối với 50 cụm thi tốt nghiệp, thì TP.Hồ Chí Minh cùng với 13 địa phương khác không có cụm thi này.
Trường Đại học nào làm chủ trì cụm thi sẽ phải có trách nhiệm sao in đề thi, coi thi, chấm thi, chấm phúc khảo, công bố kết quả, in giấy chứng nhận kết quả cho thí sinh, bảo quản bài thi của thí sinh và các tài liệu có liên quan của hội đồng thi, giải quyết và xử lý mọi thắc mắc, khiếu nại của thí sinh.
Chậm nhất là trước ngày 20/5, Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương
trong cả nước sẽ phải chuyển toàn bộ dữ liệu đăng ký của thí sinh, tham
dự cụm thi đại học về cho các trường đại học chủ trì cụm thi đại học.
Có nên sử dụng giáo viên địa phương chấm thi?
Phát biểu tại buổi họp, nhiều đại biểu đã bày tỏ sự băn khoăn của mình về việc có nên để giáo viên phổ thông tại địa phương chấm thi ngay tại chính cụm thi do trường đại học chủ trì cụm thi. Các đại biểu lo ngại sẽ xảy ra tình trạng ưu ái cho thí sinh, tạo ra tình trạng không công bằng giữa các cụm thi.
PGS.TS. Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh cho rằng, nên để cho giáo viên tỉnh, thành phố khác chấm mới đảm bảo sự công bằng, khách quan, đảm bảo chất lượng xét tuyển cho các trường.
Còn GS.TS Mai Hồng Qùy – Hiệu trưởng trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh thì đề nghị, khi thi xong, nên đưa bài thi về thành phố rọc phách, rồi bốc thăm ngẫu nhiên, để cho giáo viên các tỉnh chấm thì đảm bảo tính khách quan.
Trước những ý kiến nói trên, TS.Nguyễn Đức Nghĩa – Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh chia sẻ: Việc chấm thi ngay tại cụm thi, hay chuyển về địa phương của mình chấm thì cần phải hết sức cân nhắc.
Bởi lẽ, theo thầy Nguyễn Đức Nghĩa, mỗi kỳ thi có đến hơn 1 triệu thí sinh, mà chấm thi chủ yếu vẫn là giáo viên phổ thông, thì lấy đâu ra nguồn giáo viên để chấm số bài thi cực lớn đến như vậy.
Theo TS. Nguyễn Đức Nghĩa, vấn đề chính là cần một cơ chế thanh tra, kiểm soát việc chấm bài thi, do đã từng có tình trạng các địa phương bắt tay với nhau để chấm bài thi.
Kết luận vấn đề này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh: Bộ sẽ đưa ra một cơ chế kiểm soát tốt nhất việc chấm thi, trên cơ sở hài hòa của việc tổ chức thi và chấm thi tại các cụm thi do trường đại học và các Sở cùng phối hợp.
Ngoài ra, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng lưu ý các trường đại học cần tính toán cẩn thận việc nhận hồ sơ xét tuyển trực tiếp của thí sinh, tránh trường hợp thí sinh đến nộp hồ sơ ồ ạt, gây quá tải.
Sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có báo cáo, xin chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương phối hợp, hỗ trợ tổ chức kỳ thi này.
TP.Hồ Chí Minh chủ trì 4 cụm thi đại học
Năm nay, do có những thay đổi trong quy chế thi trung học phổ thông quốc gia, cả nước có tất cả 70 cụm thi do trường đại học chủ trì, 50 cụm thi do các Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương chủ trì. Sẽ có 14 tỉnh, thành phố chỉ có cụm thi do trường đại học chủ trì.
Số lượng thí sinh đăng ký dự thi năm nay giảm hơn, có những địa phương giảm từ 20 – 30% so với kỳ thi cùng kỳ của năm trước. Tuy vậy, Bộ Giáo dục vẫn chọn những trường đại học có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức thi, cán bộ coi thi dồi dào tổ chức cụm thi.
TP.Hồ Chí Minh sẽ có 4 cụm thi đại học, do trường Đại học quốc gia chủ trì 3 cụm thi, cụm thi còn lại sẽ do trường Đại học Sư Phạm chủ trì. Còn đối với 50 cụm thi tốt nghiệp, thì TP.Hồ Chí Minh cùng với 13 địa phương khác không có cụm thi này.
Trường Đại học nào làm chủ trì cụm thi sẽ phải có trách nhiệm sao in đề thi, coi thi, chấm thi, chấm phúc khảo, công bố kết quả, in giấy chứng nhận kết quả cho thí sinh, bảo quản bài thi của thí sinh và các tài liệu có liên quan của hội đồng thi, giải quyết và xử lý mọi thắc mắc, khiếu nại của thí sinh.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga họp với lãnh đạo các trường đại học thuộc khu vực phía Nam (Ảnh: P.L) |
Có nên sử dụng giáo viên địa phương chấm thi?
Phát biểu tại buổi họp, nhiều đại biểu đã bày tỏ sự băn khoăn của mình về việc có nên để giáo viên phổ thông tại địa phương chấm thi ngay tại chính cụm thi do trường đại học chủ trì cụm thi. Các đại biểu lo ngại sẽ xảy ra tình trạng ưu ái cho thí sinh, tạo ra tình trạng không công bằng giữa các cụm thi.
PGS.TS. Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh cho rằng, nên để cho giáo viên tỉnh, thành phố khác chấm mới đảm bảo sự công bằng, khách quan, đảm bảo chất lượng xét tuyển cho các trường.
Còn GS.TS Mai Hồng Qùy – Hiệu trưởng trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh thì đề nghị, khi thi xong, nên đưa bài thi về thành phố rọc phách, rồi bốc thăm ngẫu nhiên, để cho giáo viên các tỉnh chấm thì đảm bảo tính khách quan.
Trước những ý kiến nói trên, TS.Nguyễn Đức Nghĩa – Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh chia sẻ: Việc chấm thi ngay tại cụm thi, hay chuyển về địa phương của mình chấm thì cần phải hết sức cân nhắc.
Bởi lẽ, theo thầy Nguyễn Đức Nghĩa, mỗi kỳ thi có đến hơn 1 triệu thí sinh, mà chấm thi chủ yếu vẫn là giáo viên phổ thông, thì lấy đâu ra nguồn giáo viên để chấm số bài thi cực lớn đến như vậy.
Theo TS. Nguyễn Đức Nghĩa, vấn đề chính là cần một cơ chế thanh tra, kiểm soát việc chấm bài thi, do đã từng có tình trạng các địa phương bắt tay với nhau để chấm bài thi.
Kết luận vấn đề này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh: Bộ sẽ đưa ra một cơ chế kiểm soát tốt nhất việc chấm thi, trên cơ sở hài hòa của việc tổ chức thi và chấm thi tại các cụm thi do trường đại học và các Sở cùng phối hợp.
Ngoài ra, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng lưu ý các trường đại học cần tính toán cẩn thận việc nhận hồ sơ xét tuyển trực tiếp của thí sinh, tránh trường hợp thí sinh đến nộp hồ sơ ồ ạt, gây quá tải.
Sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có báo cáo, xin chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương phối hợp, hỗ trợ tổ chức kỳ thi này.
loading...
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment