Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Trung Quốc không còn là thỏi nam châm hút các nhà đầu tư nước ngoài, đang “nhường” vốn đầu tư cho khu vực Đông Nam Á hay “đại công xưởng” này đang có ý đồ đào thải những doanh nghiệp cạnh tranh kém?
Ngân hàng ANZ vừa có báo cáo cho rằng Đông Nam Á sẽ trở thành một trong những công xưởng của thế giới trong 10-15 năm tới. Nhận định của Ngân hàng ANZ dựa vào lợi thế so sánh nổi bật là chi phí lao động rẻ.
Cảnh giác hậu quả lao động giá rẻ
Theo thống kê, chi phí nhân công ở các nhà máy đặt tại Thượng Hải, Bắc Kinh (Trung Quốc) đã lên trên 450 USD/người/tháng, trong khi bình quân các nước mới nổi ở châu Á khoảng 250-260 USD/người/tháng, riêng Việt Nam chỉ 150 USD.
Ngoài ra, xét về quy mô dân số, ASEAN có 630 triệu người. Các chỉ báo khác cũng khá khả quan khi ASEAN đứng thứ 2 trên thế giới về tăng trưởng với mức trên 5% và dự báo năm 2018, khu vực này sẽ trở thành nền kinh tế đứng thứ 5 thế giới…
Nếu không cân nhắc trong lựa chọn nhà đầu tư, Việt Nam khó thoát khỏi nền kinh tế gia công Ảnh: Vĩnh Tùng
Đọc những thông tin kinh tế – tài chính mới nhất trên FICA: * Bầu Hiển muốn mua Ga Hà Nội * Thu về hơn 28.300 tỷ đồng từ sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước * Cặp cá hô “khủng” nặng hơn 250kg từ Lào về TPHCM * FLC thay đổi Tổng Giám đốc, thành viên HĐQT * “Đột biến” giao dịch cổ phiếu Ocean Group * [Infographic] Avengers Age of Ultron – Hoạ đồ trận đại chiến * Người Việt mua gần 4.200 xe nhập nguyên chiếc trong 1 tháng |
TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, cho rằng lợi thế dựa trên nguồn lao động không phải là yếu tố cạnh tranh mạnh và bền vững, thậm chí còn có thể là con dao 2 lưỡi. “Lao động giá rẻ hàm ý năng suất và tay nghề thấp.
Quốc gia nào tranh thủ lợi thế về lao động giá rẻ thì nơi đó mắc vào cái bẫy của phát triển, tức là khó có thể bứt phá ra khỏi tình trạng tăng trưởng dựa trên thâm dụng lao động, khó chen vào được những mắt xích có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu” – TS Tuấn phân tích.
Ông Tuấn băn khoăn nếu ASEAN chỉ dựa vào lợi thế là lao động giá rẻ thì 5 hay 10 năm tới, liệu mức lương này có thể cạnh tranh hay không? Khi đó, ai có thể bảo đảm nhà đầu tư sẽ không tiếp tục ra đi để tìm môi trường khác có mức lương rẻ hơn?
Nhiều chuyên gia cho rằng việc trở thành công xưởng thế giới không phải điều đáng tự hào. Bởi lẽ, khi thế giới dịch chuyển sang nền kinh tế tri thức, chúng ta lại thu hút những nhà sản xuất thâm dụng lao động, công nghệ lạc hậu, giá trị gia tăng thấp…
Coi chừng thu hút doanh nghiệp cạnh tranh kém
Nhìn rộng hơn, dù nguyên nhân cho cuộc dịch chuyển là do chi phí nhân công ở Trung Quốc tăng song vẫn có những doanh nghiệp (DN) quyết định ở lại. “DN ở lại tức là họ chấp nhận mức lương cao hơn, còn DN ra đi là do không thể cạnh tranh. Chúng ta thu hút những DN này có nghĩa là tiếp nhận DN hạng 2, hạng 3 hoặc DN không cần lao động trình độ cao” – TS Đỗ Thiên Anh Tuấn cảnh báo.
Theo ông Tuấn, trong khi chúng ta hồ hởi thì Trung Quốc lại có thể không quan ngại về việc hàng loạt DN ra đi. “Đó có thể là ý đồ của Trung Quốc. Khi phát triển đến mức nào đó, họ đặt ra tiêu chuẩn cao hơn về môi trường nên những DN sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm, tiêu tốn năng lượng… phải ra đi. Có lẽ Trung Quốc đang đào thải nhà đầu tư để tái cơ cấu nền kinh tế, sửa chữa những nút thắt trong tăng trưởng” – ông Tuấn nhận định.
Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng cần “lọc đầu vào” các nhà đầu tư một cách kỹ lưỡng, không thể “chào đón” đại trà. “Muốn vậy, phải tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển khoa học công nghệ, nâng cao trình độ lao động, giảm bớt chi phí tham nhũng… để thu hút nhà đầu tư chất lượng cao” – chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh đề xuất.
Theo ông Doanh, để có thể cạnh tranh, Việt Nam và các nước ASEAN phải có cách làm khác Trung Quốc, như dựa trên ưu thế riêng và không nên theo con đường gia công vì khó lòng đuổi kịp về quy mô của đại công xưởng láng giềng.
Trong khi đó, không cho rằng Việt Nam sẽ trở thành công xưởng thế giới, chuyên gia kinh tế – TS Lưu Bích Hồ khẳng định nước ta đang tái cơ cấu và sẽ chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng công nghệ cao, phát triển công nghiệp hỗ trợ để hạn chế phụ thuộc vào nguyên liệu của một số thị trường.
“Hiện nay, chúng ta vẫn gia công và sẽ còn gia công trong một thời gian nữa nhưng khi tái cơ cấu thành công thì phải thay đổi. Trước mắt, việc ứng xử với dòng vốn nước ngoài cần hết sức thận trọng, khuyến khích thu hút nhưng phải có điều kiện để hạn chế nhà đầu tư kém” – TS Hồ nhấn mạnh.
Cần có con người làm chủ công nghệ Nhắc lại cảnh báo từ lâu là việc chuyển giao công nghệ ở nước ta không như mong muốn, TS Đỗ Thiên Anh Tuấn cho rằng nguyên nhân là do môi trường, thể chế và chính sách của nhà nước không dung nạp được công nghệ của thế giới. “Nhà đầu tư được gì khi chuyển giao công nghệ hay chúng ta muốn tiếp cận công nghệ hiện đại nhưng có con người để vận hành không? Chưa kể, họ đến Việt Nam để tận dụng lao động giá rẻ nên chỉ mang công nghệ trung bình vào” – TS Tuấn chỉ ra. Về giải pháp, ông Tuấn cho rằng cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển năng lực làm chủ công nghệ bởi nhà đầu tư nước ngoài không thể chuyển giao công nghệ cao khi nơi tiếp nhận không có con người phù hợp. |
Theo Phương Nhung
Thận trọng với “công xưởng thế giới”
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment