Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Đề cương ôn THPT Quốc gia ngữ văn|Nghị luận xã hội-Phần I
A. Lí thuyết
I. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Đặc điểm:
- Dạng bài nghị luận xã hội này yêu cầu bình luận, bày tỏ thái độ của nười viết về một vấn đề thuộc tư tưởng đạo lí như những vấn đề thuộc đạo đức, tư tưởng, tình cảm, tính cách, ý thức con người gắn liền với cuộc sống hằng ngày như tình cảm quê hương, gia đình, ban bè, ý thức trách nhiệm, đạo đức,…Những vấn đề này có thể đặt ra trực tiếp, cũng có thể được gợi mở qua một ý kiến, một câu nói nổi tiếng, một câu tục ngữ,…
- Ví dụ:
a. Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người
b. Có ý kiến cho rằng: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh là kẻ biết nâng kẻ khác trên đôi vai của mình”. Quan điểm trên gợi cho anh /chị suy nghĩ gì về điều làm nên sức mạnh chân chính của mỗi con người cũng như của mỗi quốc gia?
c.Nói về chuyện học, tục ngữ có câu: “Học thầy không tầy học bạn” , lại có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Anh/ chị suy nghĩ gì trước những lời khuyên này?
Hướng dẫn dàn ý:
* Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (Yêu cầu: Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp tuy nhiên không nên quá dài dòng, lan man mà phải trúng trọng tâm và trích dẫn được ý kiến)
* Thân bài
- Giải thích khái niệm:
+ Giải thích thuật ngữ:
+ Giải thích ý nghĩa của ý kiến (nếu có)
- Biểu hiện: Vấn đề ấy được thể hiện như thế nào trong đời sống hàng ngày.
- Phân tích, lí giải, chứng minh vấn đề.
(Bản chất của phần này là làm nổi bật bản chất của vấn đề. Học sinh có thể lập ý bằng cách đặt ra những câu hỏi giả định rồi lật đi lật lại vấn đề trong quá trình nghị luận hoặc phân tích những mặt đúng và bác bỏ những biểu hiện sai lệch …bằng sự kết hợp nhiều các thao thao tác lập luận như phân tích, chứng minh, giải thích…)
-Bình luận, đánh giá
- Đánh giá vấn đề ở các khía cạnh, bình diện khác nhau: ý nghĩa tư tưởng, ý nghĩa thực tế, mức độ đúng, sai, mở rộng vấn đề, áp vấn đề vào cuộc sống…
- Trình bày ý kiến cá nhân; Rút ra bài học nhận thức và hành động:
* Kết bài: Học sinh có thể có nhiều cách kết bài khác nhau, có thể nhận xét về tầm quan trọng của vấn đề trong cuộc sống
3. Yêu cầu hình thức: Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; không mắc lỗi diễn đạt; có thể sử dụng phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải có chừng mực.
Đề cương ôn THPT Quốc gia ngữ văn|Nghị luận xã hội-Phần I
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment