Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Đề cương ôn THPT Quốc gia ngữ văn|Một số bài tập và gợi ý tham khảo: Văn bản được học trong chương trình: Đọc và trả lời các câu sau
Đất Nước (Nguyễn Đình Thi)
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
1. Nêu nội dung đoạn thơ? Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
- Trong ba dòng thơ “Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười thiết tha”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
- Đoạn thơ từ câu “Trời xanh đây là của chúng ta” đến câu “Những buổi ngày xưa vọng nói về” có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ đó.
4. Cả đoạn thơ cho ở đề bài tập trung miêu tả hình ảnh gì? Hình ảnh đó hiện ra như thế nào ?
- Hãy ghi lại cảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được qua đoạn thơ trên.
- Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” có ý nghĩa gì ?
Gợi ý:
1. Thể hiện niềm vui sướng hân hoan khi mùa thu cách mạng tháng 8/1945 thành công Việt Bắc cái nôi của CM Việt nam được giải phóng .Thể thơ tự do
2. Biện pháp tu từ nhân hóa. Tác dụng: miêu tả sinh động, chân thực hình ảnh đất trời vào thu: sắc trời mùa thu trong xanh, gió thu lay động cành lá khiến lá cây xào xạc như tiếng reo vui, tiếng nói cười. Đó là một hình ảnh đất nước mới mẻ, tinh khôi, rộn rã sau ngày giải phóng.
3.Tác dụng của phép tu từ điệp ngữ: cụm từ “của chúng ta”, “chúng ta” được nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ nhằm khẳng định, nhấn mạnh quyền làm chủ đất nước của dân tộc ta.
- Cả đoạn thơ tập trung miêu tả hình ảnh đất nước. Qua đoạn thơ, hình ảnh đất nước hiện ra sinh động, chân thực, gần gũi. Đó là một đất nước tươi đẹp, rộng lớn, màu mỡ, phì nhiêu, tràn đầy sức sống.
5. Cảm xúc của nhà thơ: yêu mến, tự hào về đất nước .
6. -Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” trước hết được hiểu với ý nghĩa là mất đi, là khuất lấp. Với ý nghĩa như vậy, câu thơ ngợi ca những người đã ngã xuống dâng hiến cuộc đời cho đất nước sẽ ngàn năm vẫn sống mãi với quê hương. Chữ “khuất” còn được hiểu là bất khuất, kiên cường. Với ý nghĩa này, câu thơ thể hiện thái độ tự hào về dân tộc. Dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường, chưa bao giờ khuất phục trước kẻ thù.
Đề cương ôn THPT Quốc gia ngữ văn|Một số bài tập và gợi ý tham khảo: Văn bản được học trong chương trình: Đọc và trả lời các câu sau
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment