loading...
Hướng dẫn mua bán Bitcoin ==> Bấm vào đây
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Humboldt đã quan niệm sự cứu rỗi của Phổ bằng khoa học. Đại học không còn là nơi để truyền bá kinh viện nữa, mà là nơi để tư duy, không ngừng sáng tạo, khai phá. Nó độc lập, tự chủ, tự trị. Chính các ý tưởng đó là nguồn sức mạnh vĩ đại của cuộc phát triển trí tuệ vượt bậc của Phổ, đem lại ánh hào quang rực rỡ cho nền khoa học Đức suốt hơn một thế kỷ sau đó.
Cuộc cải cách giáo dục và đại học đã đưa nền khoa học của nước này lên đỉnh cao của tinh hoa cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhân tài rộ lên như “nấm mùa thu”, kéo dài mãi cho đến năm 1933, khi chủ nghĩa quốc xã Đức lên nắm quyền, đưa chính trị vào học đường và phá tan nền khoa học vĩ đại của Đức. Năm 1892 nhà sử học Pháp Ferdinand Lot trong quyển sách L’enseignement supérieure en France (Giáo dục Cao đẳng Pháp) đã viết: “Sự bá chủ về khoa học của Đức trên mọi lãnh vực không trừ một ngoại lệ nào ngày nay đã được mọi dân tộc công nhận.
Cái nghèo vật chất là đáng sợ, nhưng cái nghèo tinh thần, văn hóa, nghèo chất xám thế giới, còn đáng sợ hơn gấp bội. Loại nghèo này là vô hình, người nghèo có thể gây ảo tưởng mình giàu. Chính cái nghèo thứ hai đã sinh ra cái nghèo thứ nhất. Cụ Phan Châu Trinh đã hô hào xóa bỏ cái nghèo thứ hai thì mới phát triển đất nước được. Chỉ có một nền giáo dục và khoa học mở, toàn diện và sâu sắc, luôn trao đổi chất với thế giới, lấy thước đo thế giới làm chuẩn, mới có thể tạo đươc khúc quanh trong công cuộc chấn hưng đất nước.
Chúng ta phải làm giáo dục nhiều hơn, làm một cách “đam mê” và từ nhận thức sâu sắc. Không có sự đam mê, nhận thức sâu sắc, chúng ta chẳng làm được cái gì lớn lao trong giáo dục cả! Chúng ta sẽ chẳng trồng người được, chẳng có rừng đại thụ. Chỉ có giáo dục đam mê mới đem lại cho chúng ta sức mạnh của thần Prometheus. Sự đam mê học hỏi phải được tái tạo trên quy mô quốc gia, trên suốt một chiều dài lịch sử, để thành một đức tính của dân tộc, chứ không còn là một đức tính cá nhân lẻ loi nữa, để không phải chỉ có vài em học sinh được giải Olympic mà cả dân tộc phải xứng đáng với giải Olympic trước con mắt của thế giới. Ngược lại, thiếu học, chúng ta càng dễ sa ngã, đánh mất mình, lầm đường, tha hóa.
Thế giới phương Tây là thế giới của ý tưởng. Từ thời cổ đại Hy Lạp như thế. “Trong ánh hào quang của phương Đông, đất nước của hừng đông, cá nhân lại biến mất; ánh sáng chỉ biến thành tia chớp của ý tưởng ở phương Tây, đất nước của hoàng hôn, nó đánh vào chính nó và từ đó, từ nó, khai sinh ra thế giới của nó” (Hegel). Chúng ta phải vươn lên từ vị trí hay thân phận của một dân tộc “sinh sau đẻ muộn” lên thành một dân tộc chiếm lãnh thế giới các ý tưởng. Không thể khác được, nếu chúng ta muốn tồn tại và ngẩng mặt nhìn đời.
Giáo dục đại học là định mệnhXem điểm chuẩn
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Chỉ có giáo dục mới mang lại sự phồn vinh cho xã hội, phát triển đất nước bền vững, giải phóng cho con người, nâng cao hạnh phúc cho cộng đồng, và giá trị văn hóa của nó.
Platon hơn hai ngàn năm trước đã xem giáo dục là cơ sở cho sự phát triển hài hòa của nhà nước và xã hội, và để giải phóng con người khỏi “nhà tù” của ảo ảnh. Ông đã dùng “ngụ ngôn hang động” để minh họa sự hiểu biết giới hạn của con người khi bị trói buộc vào những quan hệ chật hẹp của cảm quan khiến bị ảo ảnh.
Những ý tưởng giáo dục của Hy Lạp đã trở thành ngọn hải đăng định hướng không bao giờ tắt cho cả lịch sử phát triển của nền giáo dục phương Tây trong suốt 2.500 năm sau. Lần đầu tiên Tinh thần con người đã tự khám phá mình, tự ý thức, biết tư duy về mình và đã có được khoảng cách trước những gì có tính cách truyền thống đã được chấp nhận và được nội tâm hóa một cách vô thức.
Con người đã bước ra khỏi bầu không khí yên tĩnh, đóng kín, mặc nhiên, của một thế giới quan thần thoại, để bước vào sự ưu tư, hoài nghi và bất định của một sự tồn tại tự thân. Con người đi tìm cội nguồn lý lẽ cho niềm tin không phải dựa trên uy quyền chỉ vì nguồn gốc, tên tuổi của nó, mà dựa trên lý tính của con người, trên khả năng cảm nhận cái đúng, cái thật, cái đẹp, và cái tốt từ nhận thức của nó. Con người đã từ “Thần thoại (mythos) đi đến Lý tính (logos)”. Đó là giai đoạn ra đời lịch sử của ý tưởng giáo dục, cũng là lịch sử của nền văn hóa phương Tây.
Nước Phổ (Đức) thế kỷ 19 đã để lại một bài học sâu sắc cho lịch sử về vai trò cơ bản của giáo dục và khoa học kỹ thuật trong việc chấn hưng đất nước. Đại học Friedrich-Wilhelm (bây giờ là Đại học Humboldt, Berlin) được thành lập năm 1810 là để “Nhà nước Phổ bù đắp lại những tổn thất về vật chất bằng những sức mạnh tinh thần”.
Năm 1806 Phổ đã mất hết nửa nước về tay Napoleon chỉ trong một ngày chiến đấu tại hai thành phố Jena và Auerstedt, mất luôn đại học chính là Halle. Một vương quốc tồn tại cả nghìn năm nay sụp đổ. Phổ lúc đó tuy là một cường quốc về quân sự nhưng lại là một người đang ngủ mê và tụt hậu xa về kinh tế và công nghiệp so với các nước Anh, Pháp. Nhưng Phổ đã bừng tỉnh ngay trước sự thất bại đau đớn của mình và vươn lên làm một cuộc cách mạng toàn diện.
Tất cả tài năng phải được đánh thức và được trả lại giá trị chân chính của nó: “Mọi lực lượng phải được đánh thức và phải được cho một vị trí xứng đáng. Nguồn gốc sinh đẻ không còn là độc quyền cho chức vị. Nếu cho nó quá nhiều quyền thì cả một lực lượng lớn trong lòng quốc gia sẽ ngủ yên không phát triển và đôi cánh vươn lên của tài năng sẽ bị làm tê liệt bởi các quan hệ bẩn chật. Trong khi một Đế chế suy tàn trong bệnh hoạn yếu đuối, thì một Caesar có lẽ sẽ đi cày trong cái làng thống khổ nhất của ông và một Epaminondas (tướng tài của Hy lạp trước công nguyên) phải nuôi thân chật vật bằng lao động của hai bàn tay mọn của mình. Người ta vì vậy phải sử dụng đến những biện pháp đơn giản và hữu hiệu hơn để mở ra cho thiên tài một con đường, bất kể thiên tài từ đâu đến. Người ta cũng phải mở cánh cửa khải hoàn cho các lực lượng công dân…
Thời đại mới cần hành động và sức mạnh tươi mát hơn là tên tuổi và địa vị ” (Tướng tài Gneisenau của Phổ, 1806). Phổ đã huy động tất cả những đứa con tài giỏi của mình, những học trò được khai sáng của Immanuel Kant và bộ máy nhà nước với những công chức có trình độ đại học để làm một cuộc Đại cải cách cho đất nước trong giai đoạn lịch sử hiểm nghèo. Đó cũng là cuộc chuyển đổi kinh tế thành công đầu tiên trong lịch sử từ nền kinh tế đóng kín sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, nói theo thuật ngữ hiện đại.
Nơi quan trọng và thiêng liêng nhất mà loài người sở hữu được
Trái tim của cuộc Đại cải cách để chấn hưng đất nước chính là cuộc cải cách giáo dục và đại học dưới bàn tay của Wilhelm von Humboldt. Đó là cuộc cách mạng của cái đầu, của trí tuệ, hoàn toàn mới trong lịch sử. Tự do dạy, tự do học, và sự thống nhất giữa giảng dạy và nghiên cứu là những nguyên lý mới của đời sống đại học, bứt khỏi truyền thống đại học kinh viện cũ.
Là một dân tộc chiến binh nhưng Phổ không lấy La Mã mà lấy các ý tưởng giáo dục của Hy Lạp hơn 2.000 năm trước tỏa sáng lúc hiểm nguy để giúp con người phóng tầm mắt nhìn xa làm mẫu mực một sự phát triển toàn diện trong giáo dục con người. Nhà nước Phổ đã tin tưởng trao cho công chức mình đầy đủ tự do để tư duy, nghiên cứu và phát triển khoa học, văn hóa theo quan niệm mới của Humboldt: “Sự tổ chức các cơ sở khoa học cao phải dựa trên sự bảo toàn nguyên tắc xem khoa học là cái chưa tìm được ra hết, cái không bao giờ tìm ra được trọn vẹn và chúng ta không ngừng đi tìm nó.
Một khi người ta chấm dứt việc đi tìm khoa học, hay tự nghĩ rằng, khoa học không cần được tạo ra từ chiều sâu của tinh thần (trí tuệ), mà chỉ cần được thu thập xếp hàng dài, thì lúc đó tất cả sẽ bị mất mát một cách không gì cứu vãn được, và mãi mãi; mất mát cho khoa học – điều nếu vẫn tiếp tục lâu dài, sẽ khiến cho khoa học biến mất đến độ chính nó sẽ để lại một ngôn ngữ như cái vỏ rỗng- và mất mát cho Nhà nước”.
Humboldt đã quan niệm sự cứu rỗi của Phổ bằng khoa học. Đại học không còn là nơi để truyền bá kinh viện nữa, mà là nơi để tư duy, không ngừng sáng tạo, khai phá. Nó độc lập, tự chủ, tự trị. Chính các ý tưởng đó là nguồn sức mạnh vĩ đại của cuộc phát triển trí tuệ vượt bậc của Phổ, đem lại ánh hào quang rực rỡ cho nền khoa học Đức suốt hơn một thế kỷ sau đó.
Đại học theo tinh thần Humboldt là đại học của những người đi tìm chân lý. Nó cuốn hút tất cả nhân tài của đất nước. Sinh viên và giáo sư là những người đồng hành đầy óc khám phá trong khoa học, vì mục đích khoa học. Và đại học trở thành cái nôi của khoa học, vừa là cột trụ của sự phát triển công nghiệp hóa đất nước, vừa là nơi đào tạo những người của bộ máy cầm quyền – những người đã thực hiện thành công cuộc chuyển đổi kinh tế và chấn hưng đất nước lịch sử ở thế kỷ 19. Người ta gọi đó là “cuộc cách mạng từ trên”.
Cuộc cải cách giáo dục và đại học đã đưa nền khoa học của nước này lên đỉnh cao của tinh hoa cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhân tài rộ lên như “nấm mùa thu”, kéo dài mãi cho đến năm 1933, khi chủ nghĩa quốc xã Đức lên nắm quyền, đưa chính trị vào học đường và phá tan nền khoa học vĩ đại của Đức. Năm 1892 nhà sử học Pháp Ferdinand Lot trong quyển sách L’enseignement supérieure en France (Giáo dục Cao đẳng Pháp) đã viết: “Sự bá chủ về khoa học của Đức trên mọi lãnh vực không trừ một ngoại lệ nào ngày nay đã được mọi dân tộc công nhận.
Sự ưu việt của Đức trong khoa học là cái tương đương sự ưu việt của Anh trong thương mại và trên biển. Nói một cách tương đối, nó có lẽ còn lớn hơn nữa.” Đức là dân tộc có thái độ rất tôn sùng đại học: “Đại học là nơi quan trọng và thiêng liêng nhất mà loài người sở hữu được”, như Fichte, một trong những vị sáng lập tinh thần Đại học Humboldt, diễn tả. Mô hình Đại học Humboldt đã ảnh hưởng lớn lên đại học Mỹ, và cũng đã kích thích sự phát triển đại học ở Anh. Thực tế nó ảnh hưởng lên toàn nền đại học thế giới cả trăm năm liền, và vẫn còn là mô hình đại học tiêu chuẩn phổ biến hiện nay.
Một sự thâm thủng tri thức khổng lồ
Chỉ có giáo dục và giáo dục một cách đam mê, toàn diện, mới tạo nên nội lực và sức bật. Nội lực mà không dựa trên hiểu biết toàn cầu và từ chiều sâu của trí tuệ, thì chỉ là nội lực suông. Triết gia người Anh Francis Bacon đã nói từ đầu thế kỷ 17 rằng “Tri thức là sức mạnh”. Xã hội tri thức đã hình thành từ đó chứ không phải mới hôm nay. Toàn cầu hóa cũng đã diễn ra từ thế kỷ 15, lúc con người trỗi dậy rũ bỏ các trói buộc của thờiTrung cổ để vươn tới sự phát triển một cách tự do và mở rộng chân trời cho cá nhân, đi chinh phục thế giới, chứ không phải mãi đến sau này.
Đêm dài của chúng ta có gốc rễ sâu xa là sự yếu kém và trì trệ về trí tuệ, nghèo nàn về ý tưởng. Khi chiến tranh kết thúc, những vấn đề cũ nhất, và sâu thẳm nhất của lịch sử lại nổi lên bề mặt của cuộc sống, mà dường như chúng ta chưa chuẩn bị đối phó sau ba mươi năm chiến đấu. Câu nói của một nhà hiền triết với một vị vua bên Trung Quốc thời Hán: “Ngài đã chiếm lĩnh vương quốc trên lưng ngựa, nhưng không thể trị vì nó từ lưng ngựa được” cho thấy bản chất thực sự của vấn đề. Chúng ta “vẽ rồng, nhưng rồng không bay; vẽ cung tên, nhưng cung tên bắn không trúng đích”. Sức mạnh hôm qua trở nên vô dụng. Thế giới đã thay đổi hơn một thế kỷ rưỡi qua, kể từ tiếng súng đầu tiên của Pháp tại Đà Nẵng, nhưng những vấn đề của ta vẫn còn nguyên vẹn. Một sự thâm thủng tri thức khổng lồ hiện ra lại.
Chúng ta không thể thoát khỏi những trận “đại hồng thủy” của toàn cầu hóa trong lịch sử, ngày xưa và bây giờ. Ông cha ta đã bị nhận chìm ở thế kỷ 19, vì đã không hiểu và không muốn hiểu sức mạnh toàn cầu hóa đang tràn đến biển Đông, lại còn tự cao cho những kẻ đi chinh phục là thấp kém hơn mình. Có một sự “đứt gãy” rất lớn giữa văn hóa ta và văn hóa thế giới mà ông cha đã không nhận ra, bởi tinh thần từ chương kinh điển đã thấm quá sâu vào máu thịt.
Với một tinh thần mòn mỏi khốn khổ trong cái góc văn hóa ngưng trệ hàng bao thế kỷ, ông cha ta đã không có khả năng thức tỉnh như các samurai Nhật Bản đã làm. Cây thước đo giá trị của các triều đại thống trị đều cũ kỹ, vô dụng. Rốt cục mất nước, ngai vàng bị đổ nhào, và dân tộc phải đổ quá nhiều máu để giành lại độc lập tự do. Trong khi đó người Nhật với tinh thần biết học hỏi của kẻ mạnh hơn, nhạy bén, biết “chớp thời cơ”, nhanh chóng thiết kế và chuyển đổi xã hội cũ kỹ thua kém của mình, thuê cả một đạo quân chuyên viên thượng thặng của phương Tây: Đức, Anh, Mỹ, Pháp để đẩy nhanh cuộc canh tân1, không những thoát khỏi đợt hồng thủy toàn cầu, mà còn trở thành sóng toàn cầu với sức mạnh bá chủ ở châu Á. Họ là những người cưỡi được sóng thần. Họ đã ý thức rằng, chậm chân là chết, là mất nước, bị làm nhục.
Không có lý do để chần chừ và sợ hãi
Khi chúng ta đã tự nguyện tham gia vào làn sóng toàn cầu hóa, chúng ta cần phải hiểu được sâu sắc cội rễ sức mạnh của nó, để thiết kế được nền tảng vững chắc của sự phát triển cho xã hội. Còn nếu chỉ làm chắp vá, trì trệ, để cuối cùng vẫn là một chiếc thuyền nan chòng chành trên đại dương giữa những ngọn sóng to, cạnh những hạm đội lạ của toàn cầu hóa? Nhiều quốc gia đã lỡ bước trong những đợt toàn cầu hóa những lần trước, nay rất quyết tâm làm lại cuộc đời, và thành công sẽ đẩy họ lên cao thành sóng toàn cầu thêm nữa, áp lực lên chúng ta càng lớn nữa.
Khi chúng ta đã tự nguyện tham gia vào làn sóng toàn cầu hóa, chúng ta cần phải hiểu được sâu sắc cội rễ sức mạnh của nó, để thiết kế được nền tảng vững chắc của sự phát triển cho xã hội. Còn nếu chỉ làm chắp vá, trì trệ, để cuối cùng vẫn là một chiếc thuyền nan chòng chành trên đại dương giữa những ngọn sóng to, cạnh những hạm đội lạ của toàn cầu hóa? Nhiều quốc gia đã lỡ bước trong những đợt toàn cầu hóa những lần trước, nay rất quyết tâm làm lại cuộc đời, và thành công sẽ đẩy họ lên cao thành sóng toàn cầu thêm nữa, áp lực lên chúng ta càng lớn nữa.
Cái nghèo vật chất là đáng sợ, nhưng cái nghèo tinh thần, văn hóa, nghèo chất xám thế giới, còn đáng sợ hơn gấp bội. Loại nghèo này là vô hình, người nghèo có thể gây ảo tưởng mình giàu. Chính cái nghèo thứ hai đã sinh ra cái nghèo thứ nhất. Cụ Phan Châu Trinh đã hô hào xóa bỏ cái nghèo thứ hai thì mới phát triển đất nước được. Chỉ có một nền giáo dục và khoa học mở, toàn diện và sâu sắc, luôn trao đổi chất với thế giới, lấy thước đo thế giới làm chuẩn, mới có thể tạo đươc khúc quanh trong công cuộc chấn hưng đất nước.
Chúng ta phải làm giáo dục nhiều hơn, làm một cách “đam mê” và từ nhận thức sâu sắc. Không có sự đam mê, nhận thức sâu sắc, chúng ta chẳng làm được cái gì lớn lao trong giáo dục cả! Chúng ta sẽ chẳng trồng người được, chẳng có rừng đại thụ. Chỉ có giáo dục đam mê mới đem lại cho chúng ta sức mạnh của thần Prometheus. Sự đam mê học hỏi phải được tái tạo trên quy mô quốc gia, trên suốt một chiều dài lịch sử, để thành một đức tính của dân tộc, chứ không còn là một đức tính cá nhân lẻ loi nữa, để không phải chỉ có vài em học sinh được giải Olympic mà cả dân tộc phải xứng đáng với giải Olympic trước con mắt của thế giới. Ngược lại, thiếu học, chúng ta càng dễ sa ngã, đánh mất mình, lầm đường, tha hóa.
Một dân tộc không ngã trong chiến đấu nhưng có thể gục ngã trong tự do của chính mình. Thực tế bao nhiêu người đã ngã. Giá đỡ văn hóa không giúp họ đứng vững được. Văn hóa chúng ta mong manh, vì nó thiếu một nền văn minh phát triển và khoa học bảo chứng. Chúng ta có những khẩu hiệu về giáo dục rất cao quý, như “Học, Học nữa, Học mãi”, hay “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, nhưng cái học của chúng ta chưa thực chất tương xứng, chưa từ chiều sâu của trí tuệ và sự khao khát của nội tâm. Chúng ta chưa hít thở “tinh thần thế giới”. Chúng ta như có một sự “sợ hãi truyền kiếp” nào đó trước thế giới, trước văn minh, văn hóa lạ.
Thế giới phương Tây là thế giới của ý tưởng. Từ thời cổ đại Hy Lạp như thế. “Trong ánh hào quang của phương Đông, đất nước của hừng đông, cá nhân lại biến mất; ánh sáng chỉ biến thành tia chớp của ý tưởng ở phương Tây, đất nước của hoàng hôn, nó đánh vào chính nó và từ đó, từ nó, khai sinh ra thế giới của nó” (Hegel). Chúng ta phải vươn lên từ vị trí hay thân phận của một dân tộc “sinh sau đẻ muộn” lên thành một dân tộc chiếm lãnh thế giới các ý tưởng. Không thể khác được, nếu chúng ta muốn tồn tại và ngẩng mặt nhìn đời.
Định mệnh của chúng ta là ở chỗ đó. Sự vinh nhục của ta là ở chỗ đó. Không phải tài nguyên, dầu mỏ, than đá hay bauxite đem lại sự kính trọng và công nhận của thế giới cho chúng ta. Mà chính là trí tuệ, sự ngang bằng tri thức, khoa học, công nghệ với thế giới trong sân chơi toàn cầu. Cơ may, và con đường duy nhất để chúng ta vươn lên và tồn tại trong thế giới, là sáng tạo và đổi mới, trên cơ sở của cái đã có của thế giới, nghĩa là chúng ta phải biết hết những cái thế giới đã sáng tạo. Thế giới chỉ thuộc về chúng ta khi chúng ta hiểu biết nó, như Balzac nói. “Sự sợ hãi trước các ý tưởng (mới) là sự sợ hãi trước một họat động tự do của lý trí. Sự sợ hãi này…chính là cột đỡ của lâu đài mục nát của nền quân chủ đã gần như đưa đất nước vào chỗ diệt vong” như Maxim Gorki đã nói về nước Nga đầu thế kỷ 20.
Ở Việt Nam, sự sợ hãi đó đã từng làm tiêu tan quyền lực của ngai vàng, và cũng một thời gây khó khăn tột cùng cho dân tộc trên ngưỡng cửa của một cuộc phát triển mới của đất nước.
Chúng ta không có lý do chần chừ và sợ hãi. Thời gian không đợi ta.
(TheoNguyễn Xuân Xanh/ Tia sáng)
Giáo dục đại học là định mệnh
loading...
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment