Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
- Đầu năm 2015, thêm nhiều trường đại học, cao đẳng công bố Đề án tuyển sinh riêng. Hầu hết các trường đều xét tuyển theo 2 phương thức là sử dụng kết quả thi THPT quốc gia và xét tuyển dựa vào kết quả quá trình học tập THPT. Mặc dù rộng cửa xét tuyển nhưng các trường vẫn lo thí sinh “ảo”.
Tuyển mới sẽ gặp khó khăn
Năm 2015, Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn thực hiện phương thức tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy ngành Điều dưỡng bằng hính thức xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương), dựa vào kết quả học tập bậc THPT (hoặc tương đương) của thí sinh, gồm 3 môn khối B (Toán, Hóa, Sinh).
Điều kiện và tiêu chí xét tuyển như sau: Tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương); Hạnh kiểm 3 năm học THPT xếp loại khá trở lên. Mức điểm xét tuyển đối với học sinh phổ thông, khu vực 3: Tổng điểm trung bình cộng 3 năm học THPT (hoặc tương đương) của 3 môn (Toán, Hóa, Sinh) của thí sinh dự tuyển là 16,5 điểm (lấy điểm trung bình cả năm). Nhà trường nhận hồ sơ đăng ký: Từ ngày 25/7-31/8. Công bố kết quả xét tuyển trước ngày 10/9. Nếu chưa tuyển đủ chỉ tiêu, Nhà trường sẽ tổ chức xét tuyển các đợt tiếp theo và thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 15/11 hàng năm.
Theo Hiệu trưởng trường CĐ Y tế Lạng Sơn Ngô Tiến Bình, nhà trường thực hiện phương án trên nhằm giảm việc gây áp lực trong thi tuyển sinh cho thí sinh; tiết kiệm chi phí cho gia đình thí sinh và Nhà trường trong công tác tuyển sinh.
Tuy nhiên, ngay trong đề án tuyển sinh riêng 2015, trường CĐ Y tế Lạng Sơn lo lắng cho rằng, đây là giai đoạn nhà trường bắt đầu chuyển sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm hoàn toàn trong công tác tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy nên sẽ gặp khó khăn. Bên cạnh đó, sẽ phát sinh hồ sơ ảo khi đăng ký xét tuyển, vì thí sinh có thể đồng thời nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển hoặc thi tuyển vào các Trường khác.
Tương tự, từ năm 2015 Trường Cao đẳng Hải Dương thực hiện hai phương thức tuyển sinh. Phương thức 1 là sử dụng kết quả thi THPT quốc gia; Phương thức 2 là xét tuyển dựa vào kết quả quá trình học tập THPT, đối với các ngành học có môn năng khiếu trường tổ chức thi tuyển năng khiếu riêng.
Theo đó, với 2550 chỉ tiêu cao đẳng chính quy năm 2015 để xét tuyển vào các ngành, nhà trường sẽ áp dụng phương thức tuyển sinh riêng dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH quốc gia (60% chỉ tiêu) vừa dựa vào kết quả quá trình học THPT (40% chỉ tiêu).
Về phương án xét kết quả THPT, lãnh đạo trường CĐ Hải Dương cho biết, tiêu chí xét tuyển dựa vào kết quả học tập 5 học kỳ đã tương đối đánh giá toàn diện học lực của thí sinh trong quá trình học tập PTTH.Trong phương án xét tuyển dựa vào kết quả quá trình học THPT dựa vào điểm tổng kết các học kỳ mà không phân tổ hợp môn nhằm đánh giá toàn diện năng lực học sinh.
Tuy nhiên, lãnh đạo nhà trường cũng thừa nhận thí sinh có thể vừa nộp hồ sơ đăng ký dự thi đại học các ngành khác, trường khác, vừa nộp hồ sơ xét tuyển vào trường nên tồn tại số ảo khi xét tuyển.
Trường ĐH Văn Hiến cũng xét tuyển theo 2 phương thức xét tuyển theo kết quả của kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển theo kết quả học tập THPT.
Nói về ưu, nhược điểm của phương án xét tuyển theo kết quả học tập THPT, lãnh đạo nhà trường cho rằng, tiết kiệm được thời gian và tài chính cho chính các thí sinh, cho Nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, việc tổ chức sẽ gặp một số khó khăn ban đầu do hình thức xét tuyển này mới, đồng thời hồ sơ xét tuyển có thể tồn tại số ảo gây khó khăn cho việc sàng lọc và xét tuyển; quá trình tổ chức thực hiện sẽ phải thường xuyên điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện.
Lo “ảo” nhưng vẫn làm
Trường Đại học Hùng Vương thực hiện hai phương thức tuyển sinh năm 2015 là sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia do các trường đại học chủ trì để xét tuyển, với tổ hợp các môn thi, đạt ngưỡng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập ở THPT. Riêng đối với các ngành đại học Giáo dục Mầm non, đại học Giáo dục thể chất, ĐHSP Âm nhạc, ĐHSP Mỹ thuật và Cao đẳng giáo dục Mầm non xét tuyển kết hợp với thi tuyển các môn năng khiếu.
Đối với xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập ở THPT , nhà trường xét tuyển trên cơ sở trung bình cộng kết quả học tập các môn xét tuyển của 6 kỳ trong chương trình THPT đối với tất cả các ngành ngoài sư phạm và các môn văn hóa của các ngành năng khiếu, trong đó: Hệ đại học đạt 6.0 trở lên;Hệ cao đẳng đạt 5.5 trở lên; Hạnh kiểm lớp 12 xếp loại Khá trở lên.
PGS. TS. Cao Văn Hiệu trưởng nhà trường cho biết, việc tổ chức xét tuyển, xét tuyển kết hợp với thi tuyển như đề xuất trong phương án cho phép lựa chọn được các sinh viên có đủ điều kiện về kiến thức văn hóa. Bên cạnh đó ,giảm việc gây áp lực trong thi tuyển sinh đại học, cao đẳng cho thí sinh. Tiết kiệm chi phí cho gia đình thí sinh và nhà trường trong công tác tuyển sinh.
Tuy nhiên, ông Văn cũng thừa nhận là thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển ở nhiều trường khác nhau nên gây ra hiện tượng ảo khi xét tuyển.
Tương tự, Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang cũng xét tuyển đồng thời 2 phương thức: Phương thức 1: Xét tuyển thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia căn cứ vào kết quả 3 môn thi THPT quốc gia, đây là phương thức chủ yếu. Trường dành 60% chỉ tiêu để xét tuyển đại học, cao đẳng; Phương thức 2: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT và tương đương căn cứ vào kết quả học tập bậc THPT. Trường dành 40% chỉ tiêu để xét tuyển đại học, cao đẳng, và chủ yếu để tuyển các ngành thuộc khối nông lâm nghiệp.
Giải thích về việc thực hiện tuyển sinh theo 2 phương thức trên, lãnh đạo trường ĐH Nông – Lâm Bắc Giang cho rằng: Việc dành tỷ lệ lớn (60% tổng chỉ tiêu) cho thí sinh thi có kết quả thi THPT quốc gia đạt từ ngưỡng trở lên là vì năm nay Bộ đã có Quyết định tổ chức một kỳ thi nhằm hai mục đích xét tốt nghiệp và xét tuyển vào cao đẳng, đại học. Vì vậy Bộ sẽ quyết tâm tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia, kết quả đảm bảo khách quan, công bằng, Trường có thể yên tâm sử dụng để xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Việc dành tỷ lệ 40 % chỉ tiêu để xét tuyển dựa vào kết quả học ở bậc THPT là để tuyển sinh các ngành khó tuyển thuộc khối nông lâm.
Theo lãnh đạo nhà trường, việc kết hợp tuyển sinh theo cả hai nhóm tiêu chí là nhằm thận trọng, tránh rủi ro, bất cập chưa được tính đến trong tuyển sinh và là cơ hội để Trường phân tích, so sánh hiệu quả của hai phương thức tuyển sinh làm cơ sở để điều chỉnh thích hợp cho năm sau.
Hồng Hạnh
Tuyển sinh 2015: Nhiều phương thức tuyển nhưng vẫn lo thí sinh “ảo”
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment