loading...
Hướng dẫn mua bán Bitcoin ==> Bấm vào đây
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Hà Nội áp dụng sĩ số chuẩn tại các trường THPT là không quá 40 học sinh/lớp. Đây được coi là điều kiện để các trường công lập nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đồng thời giúp giải quyết việc cân bằng nguồn tuyển cho các loại hình trường khác. Thông tin này được Sở GD – ĐT Hà Nội công bố trước thềm các cuộc kiểm tra điều kiện tuyển sinh tới các trường, để xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho năm học 2015 – 2016. Đây là năm học thứ hai Sở GD-ĐT Hà Nội tăng cường các biện pháp mạnh trong việc tuyển chọn đầu vào các trường THPT.
Dù quyết sách này chỉ vừa được Sở đưa ra từ tuần trước, nhưng các phụ huynh đã kịp nắm bắt và đặt kế hoạch học tập cho con mình. Chị Thu Trà (phố Nguyễn Thị Định, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, năm nay con gái chị dự kiến đăng ký thi vào trường THPT Trần Phú, là một trong 5 trường THPT “top” đầu của Hà Nội. “Ngay từ khi nghỉ hè lớp 8, tôi đã đầu tư cho con học thêm ở lò luyện, rồi mời gia sư về nhà kèm thêm. Rút kinh nghiệm với anh cháu, 2 năm trước chỉ vì thiếu 1 điểm vào trường THPT Thăng Long mà con phải học trường dân lập, rất tốn kém”, chị Trà chia sẻ.
Theo ghi nhận của báo Tin tức, thời điểm kết thúc học kỳ I, nhiều gia đình đã lựa chọn cho con mình trường học dự tuyển. Nhưng quyết định cuối cùng vẫn dựa vào chỉ tiêu tuyển sinh mà các trường được giao sau khi được Sở GD – ĐT duyệt, nghĩa là còn tới 4 hoặc 5 tháng nữa. Dù vậy, khi nắm bắt được thông tin trên, nhiều phụ huynh bày tỏ sự lo lắng.
TP Hồ Chí Minh cũng là nơi có chủ trương giảm sĩ số học sinh/lớp, nhằm đảm bảo chất lượng THPT. Tuy không sôi động như kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh CĐ- ĐH, nhưng kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 cũng không kém phần quan trọng và khiến cho không ít phụ huynh học sinh lo lắng. Chị Bùi Thị Hương (Quận Gò Vấp) lo lắng chia sẻ: “Năm nay con trai tôi chuẩn bị thi vào lớp 10 nên rất lo lắng mặc dù cháu cũng là học sinh khá của trường. Để chuẩn bị cho con thi vào lớp 10, ngay kỳ nghỉ hè lớp 8 tôi đã cho cháu đi học thêm các môn toán, văn, Anh văn. Tôi đang băn khoăn không biết cho cháu thi vào trường THPT Trần Hưng Đạo hay trường THPT Gò Vấp. Theo dõi năm học vừa rồi thì điểm vào 2 trường này cũng rất cao. Tôi đang tìm hiểu xem năm nay chỉ tiêu tuyển sinh và tỷ lệ chọi vào các trường như thế nào quyết định cho cháu thi”.
Chờ đợi sau đợt kiểm tra
Các trường THPT đang lập kế hoạch chỉ tiêu tuyển sinh để gửi về Sở GD – ĐT. Từ chối bình luận về việc giảm chỉ tiêu, giảm sĩ số lớp học, một số hiệu trưởng tại Hà Nội cho rằng, các trường sẽ tuân thủ quy định về chỉ tiêu tuyển sinh ở Sở GD – ĐT.
Một hiệu trưởng trường công lập trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội) bộc bạch: “Thực tế trường vẫn duy trì được mức 50- 55 học sinh/lớp và vẫn mong học sinh có thêm cơ hội học để cha mẹ đỡ tốn kinh phí học ngoài công lập. Nhưng đây là năm thứ 2, Hà Nội quy định về sĩ số lớp học rồi, tôi chắc chắn ngành sẽ làm chặt. Vì vậy, trong báo cáo về chỉ tiêu tuyển sinh của trường, tôi vẫn đề xuất xin chỉ tiêu như năm trước. Trường hợp phát sinh học sinh bằng điểm nhau và đỗ nhưng lại hết chỉ tiêu, thì sẽ có công văn đề nghị Sở GD – ĐT xem xét để các em được vào học”.
Không chỉ siết chặt sĩ số trường công, tấm vé vào trường ngoài công lập cũng không hề dễ dàng. Đối với những trường ngoài công lập có tên tuổi, cuộc đua vào trường không kém gì các trường công lập top đầu của Hà Nội. Hơn nữa, Sở GD – ĐT Hà Nội cũng vừa ra thông báo, năm nay Sở tiếp tục cắt giảm chỉ tiêu đối với các trường ngoài công lập có từ 2 điểm trường trở lên. Các trường sẽ phải đáp ứng 5 tiêu chuẩn: Tổ chức bộ máy và đội ngũ; cơ sở vật chất; tài chính; chuyên môn; tuyển sinh. Trong đó, 3 tiêu chuẩn đầu là bắt buộc, nếu không bảo đảm 1 trong 3 tiêu chuẩn này thì coi như không đạt yêu cầu và dứt khoát không được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.
Qua ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh, một số trường THPT đã đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 trong năm học tới. Đa số đều dựa vào số lượng học sinh hoàn thành chương trình lớp 12 của trường để đưa ra chỉ tiêu. Hiệu trưởng trường THPT Trưng Vương (Quận 1), cô Trương Thị Bích Thủy cho biết, trong năm học này, trường có 675 học sinh sẽ hoàn thành chương trình lớp 12, như mọi năm, nhà trường dựa vào số học sinh ra trường để đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh đầu cấp. Tương tự, tại trường THPT Lương Thế Vinh năm nay nhà trường có 8 lớp 12, tương đương với khoảng 350 học sinh. Theo nhà trường, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm nay cũng tương đương mọi năm, tuy nhiên chỉ tiêu được tuyển sinh bao nhiêu còn phụ thuộc trên Sở đưa xuống. Còn tại trường THPT Trần Khai Nguyên, thầy Nguyễn Duy Tuyển, hiệu trưởng nhà trường, cho biết, năm nay nhà trường có 810 học sinh sẽ hoàn thành chương trình lớp 12, nhà trường đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh tương đương với số lượng này.
Hiện các trường chỉ mới đưa ra dự kiến tuyển sinh, còn chỉ tiêu chính thức phải chờ quyết định của Sở Giáo dục Đào tạo. Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó giám đốc Sở GD – ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện chưa có chỉ tiêu tuyển sinh chính thức cho các trường THPT trên địa bàn thành phố. Theo chuẩn thì sĩ số ở các lớp học đạt 45 học sinh/ lớp, tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng dạy và học, Sở sẽ đi kiểm tra về cơ sở vật chất của các trường, tình hình địa bàn của từng quận và sẽ có chỉ tiêu cụ thể về từng trường. Cũng theo Sở Giáo dục – Đào tạo TP Hồ Chí Minh, Sở đang trình chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 cho năm học 2015 -2016 và chờ UBND Thành phố phê duyệt.
Lê Vân – Đan Phương
Thi vào lớp 10 năm 2015: Cam go cuộc đua vào lớp 10 THPT – ‘Cửa hẹp’ trường công
Xem điểm chuẩn
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Dự kiến, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2015 – 2016, Sở GD – ĐT Hà Nội, TP Hồ Chí Minh tiếp tục giảm sĩ số lớp. Hà Nội công bố duy trì sĩ số chuẩn 40 học sinh/lớp tại các trường công lập nhằm đảm bảo yêu cầu chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, so với nhu cầu được học các trường công lập của người học là khá cao, quy định trên có thể khiến cuộc cạnh tranh suất vào lớp 10 ở nhiều trường công lập sẽ quyết liệt hơn.
Với mức học phí phải đóng vào trường công chỉ dao động từ 20 – 40.000 đồng/tháng so với hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu đồng/tháng ở trường ngoài công lập, thì ưu tiên của nhiều phụ huynh vẫn là trường công lập.
Hà Nội áp dụng sĩ số chuẩn tại các trường THPT là không quá 40 học sinh/lớp. Đây được coi là điều kiện để các trường công lập nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đồng thời giúp giải quyết việc cân bằng nguồn tuyển cho các loại hình trường khác. Thông tin này được Sở GD – ĐT Hà Nội công bố trước thềm các cuộc kiểm tra điều kiện tuyển sinh tới các trường, để xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho năm học 2015 – 2016. Đây là năm học thứ hai Sở GD-ĐT Hà Nội tăng cường các biện pháp mạnh trong việc tuyển chọn đầu vào các trường THPT.
Dù quyết sách này chỉ vừa được Sở đưa ra từ tuần trước, nhưng các phụ huynh đã kịp nắm bắt và đặt kế hoạch học tập cho con mình. Chị Thu Trà (phố Nguyễn Thị Định, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, năm nay con gái chị dự kiến đăng ký thi vào trường THPT Trần Phú, là một trong 5 trường THPT “top” đầu của Hà Nội. “Ngay từ khi nghỉ hè lớp 8, tôi đã đầu tư cho con học thêm ở lò luyện, rồi mời gia sư về nhà kèm thêm. Rút kinh nghiệm với anh cháu, 2 năm trước chỉ vì thiếu 1 điểm vào trường THPT Thăng Long mà con phải học trường dân lập, rất tốn kém”, chị Trà chia sẻ.
Chị Trà cho biết thêm: “Thực ra không phải trường dân lập nào chất lượng cũng thấp, có những trường rất có uy tín, học lực phải khá, giỏi mới tự tin đăng ký vào được. Nhưng không ít trường ngoài công lập chất lượng thấp: Môi trường chưa lành mạnh, trình độ giáo viên còn thấp, cơ sở vật nghèo nàn… trong khi học phí cao hơn hẳn công lập. Tôi nghĩ, đây là lý do vì sao dân tình khao khát tấm vé vào công lập”.
Theo ghi nhận của báo Tin tức, thời điểm kết thúc học kỳ I, nhiều gia đình đã lựa chọn cho con mình trường học dự tuyển. Nhưng quyết định cuối cùng vẫn dựa vào chỉ tiêu tuyển sinh mà các trường được giao sau khi được Sở GD – ĐT duyệt, nghĩa là còn tới 4 hoặc 5 tháng nữa. Dù vậy, khi nắm bắt được thông tin trên, nhiều phụ huynh bày tỏ sự lo lắng.
TP Hồ Chí Minh cũng là nơi có chủ trương giảm sĩ số học sinh/lớp, nhằm đảm bảo chất lượng THPT. Tuy không sôi động như kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh CĐ- ĐH, nhưng kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 cũng không kém phần quan trọng và khiến cho không ít phụ huynh học sinh lo lắng. Chị Bùi Thị Hương (Quận Gò Vấp) lo lắng chia sẻ: “Năm nay con trai tôi chuẩn bị thi vào lớp 10 nên rất lo lắng mặc dù cháu cũng là học sinh khá của trường. Để chuẩn bị cho con thi vào lớp 10, ngay kỳ nghỉ hè lớp 8 tôi đã cho cháu đi học thêm các môn toán, văn, Anh văn. Tôi đang băn khoăn không biết cho cháu thi vào trường THPT Trần Hưng Đạo hay trường THPT Gò Vấp. Theo dõi năm học vừa rồi thì điểm vào 2 trường này cũng rất cao. Tôi đang tìm hiểu xem năm nay chỉ tiêu tuyển sinh và tỷ lệ chọi vào các trường như thế nào quyết định cho cháu thi”.
Chờ đợi sau đợt kiểm tra
Các trường THPT đang lập kế hoạch chỉ tiêu tuyển sinh để gửi về Sở GD – ĐT. Từ chối bình luận về việc giảm chỉ tiêu, giảm sĩ số lớp học, một số hiệu trưởng tại Hà Nội cho rằng, các trường sẽ tuân thủ quy định về chỉ tiêu tuyển sinh ở Sở GD – ĐT.
Một phụ huynh có con học lớp 9 trường THCS Giảng Võ (ở phố Nguyễn Công Hoan, Hà Nội) bật mí: “Theo thường lệ, thí sinh được tuyển lấy điểm từ cao xuống thấp. Hoặc có trường ấn định luôn mức 50 điểm là đỗ vào trường. Nhưng có trường con số đỗ được 50 điểm là cao hơn so với chỉ tiêu được giao. Như vậy, có trường hợp đỗ theo điểm vào trường nhưng không được học. Vấn đề chạy trường chắc chắn xảy ra. Nói xa hơn nữa, những em mặc dù đỗ này sẽ học trường ngoài công lập. Điều này tất sẽ ảnh hưởng đến tâm lý các em. Thậm chí, được xem là cú sốc đầu đời”.
|
Một hiệu trưởng trường công lập trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội) bộc bạch: “Thực tế trường vẫn duy trì được mức 50- 55 học sinh/lớp và vẫn mong học sinh có thêm cơ hội học để cha mẹ đỡ tốn kinh phí học ngoài công lập. Nhưng đây là năm thứ 2, Hà Nội quy định về sĩ số lớp học rồi, tôi chắc chắn ngành sẽ làm chặt. Vì vậy, trong báo cáo về chỉ tiêu tuyển sinh của trường, tôi vẫn đề xuất xin chỉ tiêu như năm trước. Trường hợp phát sinh học sinh bằng điểm nhau và đỗ nhưng lại hết chỉ tiêu, thì sẽ có công văn đề nghị Sở GD – ĐT xem xét để các em được vào học”.
Không chỉ siết chặt sĩ số trường công, tấm vé vào trường ngoài công lập cũng không hề dễ dàng. Đối với những trường ngoài công lập có tên tuổi, cuộc đua vào trường không kém gì các trường công lập top đầu của Hà Nội. Hơn nữa, Sở GD – ĐT Hà Nội cũng vừa ra thông báo, năm nay Sở tiếp tục cắt giảm chỉ tiêu đối với các trường ngoài công lập có từ 2 điểm trường trở lên. Các trường sẽ phải đáp ứng 5 tiêu chuẩn: Tổ chức bộ máy và đội ngũ; cơ sở vật chất; tài chính; chuyên môn; tuyển sinh. Trong đó, 3 tiêu chuẩn đầu là bắt buộc, nếu không bảo đảm 1 trong 3 tiêu chuẩn này thì coi như không đạt yêu cầu và dứt khoát không được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.
Qua ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh, một số trường THPT đã đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 trong năm học tới. Đa số đều dựa vào số lượng học sinh hoàn thành chương trình lớp 12 của trường để đưa ra chỉ tiêu. Hiệu trưởng trường THPT Trưng Vương (Quận 1), cô Trương Thị Bích Thủy cho biết, trong năm học này, trường có 675 học sinh sẽ hoàn thành chương trình lớp 12, như mọi năm, nhà trường dựa vào số học sinh ra trường để đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh đầu cấp. Tương tự, tại trường THPT Lương Thế Vinh năm nay nhà trường có 8 lớp 12, tương đương với khoảng 350 học sinh. Theo nhà trường, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm nay cũng tương đương mọi năm, tuy nhiên chỉ tiêu được tuyển sinh bao nhiêu còn phụ thuộc trên Sở đưa xuống. Còn tại trường THPT Trần Khai Nguyên, thầy Nguyễn Duy Tuyển, hiệu trưởng nhà trường, cho biết, năm nay nhà trường có 810 học sinh sẽ hoàn thành chương trình lớp 12, nhà trường đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh tương đương với số lượng này.
Hiện các trường chỉ mới đưa ra dự kiến tuyển sinh, còn chỉ tiêu chính thức phải chờ quyết định của Sở Giáo dục Đào tạo. Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó giám đốc Sở GD – ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện chưa có chỉ tiêu tuyển sinh chính thức cho các trường THPT trên địa bàn thành phố. Theo chuẩn thì sĩ số ở các lớp học đạt 45 học sinh/ lớp, tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng dạy và học, Sở sẽ đi kiểm tra về cơ sở vật chất của các trường, tình hình địa bàn của từng quận và sẽ có chỉ tiêu cụ thể về từng trường. Cũng theo Sở Giáo dục – Đào tạo TP Hồ Chí Minh, Sở đang trình chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 cho năm học 2015 -2016 và chờ UBND Thành phố phê duyệt.
Ông Phạm Hữu Hoan, trưởng phòng THPT, Sở GD – ĐT Hà Nội: Sẽ linh động giao thêm lớp với những cơ sở đạt chất lượng
Năm nay, Sở GD -ĐT Hà Nội đang lên kế hoạch đi kiểm tra điều kiện tuyển sinh. Vẫn là sĩ số 40 học sinh/lớp, nhưng ở những nơi có điều kiện cơ sở vật chất tốt, Sở GD – ĐT giao thêm lớp. Sẽ ưu tiên giao chỉ tiêu thêm cho các trường công lập có điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên tốt. Sở cũng sẽ linh động để giải quyết cho một số trường hợp như: Chỉ tiêu được giao là 320, nhưng số em đỗ vào trường là 338 – 340. Bên cạnh đó, Sở cũng sẽ chú trọng nâng cao chất lượng các trường ngoài công lập. Sở sẽ kiểm tra chặt chẽ cơ sở vật chất, đủ điều kiện dạy học như phòng thí nghiệm… đồng thời kiểm tra kỹ cơ sở hai của trường để giao chỉ tiêu. Làm sao năm 2017 – 2018, trường ngoài công lập chỉ còn 1 cơ sở, nếu cơ sở thứ hai đạt yêu cầu về điều kiện dạy học thì phải chuyển đổi thành trường mới. Đồng thời, buộc các trường công khai về cơ sở vật chất, học phí, giáo viên, chất lượng giáo dục… Những yêu cầu này phải đảm bảo mới giao chỉ tiêu.
Thầy Trần Đức Vinh, Hiệu trưởng Trường THCS An Phú (Quận 2, TP Hồ Chí Minh): Cần mở rộng tư vấn cho thí sinh và người nhà
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 cũng không kém phần khốc liệt và cũng rất quan trọng với các em. Trong năm học tới, nhà trường sẽ có khoảng 294 học sinh hoàn thành chương trình lớp 9 để bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Trong năm vừa qua, có một số học sinh thi điểm cao, nhưng vẫn không được vào học trong các trường THPT công lập, nguyên nhân là các em thiếu thông tin về chọn trường và chọn trường theo nguyện vọng của cha mẹ. Thường các bậc phụ huynh đều mong muốn con em mình thi vào các trường chuyên, mà không quan tâm đến học lực của con em mình. Để tránh trường hợp này, năm nay, nhà trường sẽ có buổi tư vấn cho các em và phụ huynh về cách chọn trường, dựa trên kết quả học tập của các em. Các em học xong lớp 9 nếu không thi đỗ vào các trường công lập, có thể học ở các trường dân lập và hoặc trường nghề. Nên mở rộng sự hiểu biết cho thí sinh cũng như người nhà về các loại hình học tập sau khi tốt nghiệp cấp II, để thí sinh có thể tìm được chỗ học phù hợp với năng lực của mình.
|
Lê Vân – Đan Phương
Thi vào lớp 10 năm 2015: Cam go cuộc đua vào lớp 10 THPT – ‘Cửa hẹp’ trường công
loading...
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment