Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...
PHẦN 3: ĐỊA LÍ KINH TẾ.

CHỦ ĐỀ 5: ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ.

NỘI DUNG 2: CÁC NGÀNH KINH TẾ-(Dịch vụ)





2.3.  MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ




2.3.1. Vai trò của GTVT và thông tin liên lạc đối với sự phát triển KT – XH nước ta

          – GTVT và thông tin liên lạc là ngành sản xuất đặc biệt, vừa mang tính chất sản xuất vật chất, vừa mang tính dịch vụ

          – GTVT và thông tin liên lạc tham gia hầu hết vào các khâu trong quá trình sản xuất, nối liền sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng

          – Tạo mối giao lưu, phân phối, điều khiển các hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân

          – Tạo mối liên hệ về mọi mặt giữa các vùng trong nước và nước ta với các nước trên thế giới.

          – Góp phần phát triển kinh tế, xã hội các vùng hẻo lánh, và an ninh quốc phòng

2.3.2. Tình hình phát triển ngành GTVT ở nước ta

a. Đường ô tô

          – Mạng lưới đường ô tô dày đặc, phủ kín các vùng

          – Khối lượng vận chuyển tăng nhanh so với 1990 cả về vận chuyển và luân chuyển hàng hóa, hành khách.

- Hệ thống đường ô tô VN cũng đang hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực

          – Các tuyến đường chính

          + 2 trục đường xuyên quốc gia: QL 1A và đường Hồ Chí Minh

+ Một số tuyến đường bộ quan trọng theo hướng Đ – T: 9, 24, 19, 25,26…

b. Đường sắt

          – Tổng chiều dài 3143 km

          – Hệ thống đường sắt đang được cải tạo, nâng cấp, phương tiện đang được hiện đại hóa

          – Khối lượng vận chuyển tăng nhanh so với 1990 cả về vận chuyển và luân chuyển hàng hóa, hành khách.

          – Các tuyến đường chính:

          + Đường sắt thống nhất: dài 1726 km, chạy song song với QL 1A

+ Từ Hà Nội đi các tuyến: Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lao Cai…

c. Đường sông

          – Có khoảng 11.000 km đường, với 30 cảng chính, năng lực bốc xếp chỉ 100 tr tấn/n

- Hệ thống đường sông đang được nâng cấp, nạo vét để sử dụng có hiệu quả hơn

- Khối lượng vận chuyển tăng nhanh so với 1990 cả về vận chuyển và luân chuyển hàng hóa, hành khách.

- Các hệ thống sông có giá trị giao thông: Sông Hồng – Thái Bình, sông Mê Công – Đồng Nai và một số sông lớn ở miền Trung

d. Đường biển

          – Bờ biển nước ta thuận lợi cho xây dựng cảng: có 73 cảng lớn nhỏ

          – Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa tăng so với 1990

          – Các cảng biển đã và đang được xây dựng nâng cấp, bố trí  hợp lí, hiện đại hóa nâng công suất từ 30 tr tấn/1995 lên 240 tr tấn/2010

          – Tuyến quan trọng nhất Hải Phòng – tp HCM, dài 1500km

- Các cảng quan trọng: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Liên Chiểu, Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn, Vũng Tàu, Thị Vải…

đ. Đường hàng không

          – Là ngành GT trẻ nhất, tốc độ phát triển nhanh chóng, cơ sở vật chất kĩ thuật và phương tiện được hiện đại hóa

          – 2007 có 19 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế

- Khối lượng vận chuyển tăng nhanh với 1990 cả về vận chuyển và luân chuyển hàng hóa, hành khách

          – Sân bay quốc tế: Hà Nội, Đà Nẵng, tp HCM, Hải Phòng, Huế…

- Sân bay nội địa: Điện Biên, Vinh, Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu, Phú Quốc, Buôn Mê Thuột…

2.3.3. Những đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và viễn thông

          a. Bưu chính

          – Tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp

          – Hiện nay có > 300 bưu cục (TB: 5,85km/bưu cục), 18.000 điểm phục vụ (mật độ TB: 2,3km/1 điểm), 8000 điểm bưu điện xã

          – Hạn chế: phân bố chưa hợp lí, công nghệ còn lạc hậu, quy trình còn thủ công, thiếu lao động có trình độ cao

          – Phương hướng:

          + Phát triển cơ giới hóa, tự động hóa

          + Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh

          b. Viễn thông

          – Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, kĩ thuật hiện đại

          + Mức tăng trung bình 30%/năm, với 5 nhà cung cấp dịch vụ

          + 2005: 15,8 triệu thuê bao (19 thuê bao/100 dân), mạng lưới điện thoại phủ kín các xã trong toàn quốc)

          + Mạng viễn thông với kĩ thuật số, tự động hóa cao, VN có 5000 kênh đi quốc tế qua vệ tinh và cáp biển

          – Mạng lưới viễn thông đa dạng

          + Mạng điện thoại: gồm nội hạt, đường dài, cố định và di động. Từ 1990 – 2005 tốc độ tăng số thuê bao là 112 lần, đã được số hóa hoàn toàn

          + Mạng phi ĐT: Fax, truyền trang báo trên kênh thông tin

+ Mạng truyền dẫn: mạng dây trần, truyền dẫn vi ba, cáp quang, viễn thông quốc tế, 2005 có 7,5 triệu người sử dụng Intenet (chiếm 9% dân số)

2.3.4.  Hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực.

          – Kể từ khi đổi mới: thị trường buôn bán được mở rộng, nước ta có quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới

          – Đã  gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO)

          – Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng:

                       1990      1996      2000      2005  

          Nhập      2,8         11,1       15,6       36,8    

          Xuất      2,4           7,3       14,5       32,4

          + Các mặt hàng xuất khẩu đa dạng: hàng CN nặng và khoáng sản, hàng CN nhẹ và tiểu thủ công, hàng nông lâm thủy sản

          + Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kì, nhật, Trung Quốc

          – Nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất, một phần nhỏ hàng tiêu dùng. Thị trường nhập chủ yếu: các nước khu vực châu Á – TBD, châu Âu

          - Đổi mới về cơ chế quản lí: giao quyền tự chủ cho các địa phương, doanh nghiệp. Nhà nước quản lí trên cơ sở pháp luật

2.3.5. Tài nguyên du lịch 

          a. Tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình: địa hình đa dạng, có giá trị du lịch: 125 bãi biển đẹp, 2 di sản thiên nhiên thế giới (Hạ Long, Phong Nha), 200 hang động.

- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu ôn đới núi cao

- Nguồn nước: sông hồ dày đặc, nguồn nước khoáng phong phú

- Sinh vật: Có hơn 30 vườn quốc gia, nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm, nhiều thủy hải sản quý.

b. Tài nguyên nhân văn

- Nhiều di tích: 4 vạn di tích lịch sử (trong đó 2,8 vạn đã được xếp hạng), có 3 di snr văn hóa thế giới (cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, thánh địa Mĩ Sơn) và 2 di sản phi vật thể thế giới

- Nhiều lễ hội đặc sắc diễn ra quanh năm, nhất là vào mùa xuân: hội Đền Hùng, chùa Hương, hội Gióng, hội Yên Tử, hội đâm trâu, hội Ka Tê….

- Các làng nghề truyền thống, các hoạt động văn hóa văn nghệ dân gian, các món ăn dân tộc…


TÀI LIỆU LUYỆN THI CĐ – ĐH MÔN ĐỊA LÍ: PHẦN 3: ĐỊA LÍ KINH TẾ. CHỦ ĐỀ 5: ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ. NỘI DUNG 2: CÁC NGÀNH KINH TẾ-(Dịch vụ)
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top