Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...
PHẦN 3: ĐỊA LÍ KINH TẾ.

CHỦ ĐỀ 5: ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ.

NỘI DUNG 2: CÁC NGÀNH KINH TẾ

2.1. Ngành nông nghiệp




2.1.1. Điều kiện phát triển

          a. Các điều kiện thuận lợi và khó khăn của nền NN nhiệt đới nước ta

          – Thuận lợi: Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới có nhiều TNTN thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

          + Khí hậu: nóng ẩm, gió mùa

          + Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, nhiều phù sa

          + Địa hình đồi núi, đồng bằng, có nhiều loại đất tốt, đều tạo thuận lợi cho NN, canh tác đa dạng

          – Khó khăn:

          + Thiên tai: Bão, lũ lụt, hạn hán, thời tiết bất thường, sâu bệnh….

          + Đất đai bị bạc màu, bào mòn, rửa trôi, thu hẹp => nông nghiệp bấp bênh

          b. Nước ta đang khai thác ngày càng hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới:

          – Tập đoàn cây con đa dạng, phân bố ngày càng hợp lí

          – Cơ cấu mùa vụ thay đổi, năng suất tăng cao

          – Nông nghiệp gắn chặt với CN chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm

          – Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng nhiều và có chất lượng, mở rộng thị trường, có sức cạnh tranh.

2.1.2. Những nét khác nhau cơ bản giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa

          – Đặc điểm nền nông nghiệp cổ truyền

          + Sản xuất nhỏ, thủ công, năng suất lao động thấp

          + Sản phẩm ít, chỉ tự cung tự cấp

          – Đặc điểm nền nông nghiệp hàng hóa

          + Sản xuất với quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc, vật tư, gắn liền với thâm canh, năng suất, sản lượng lớn

          + Mục đích sản xuất là tạo ra nhiều lợi nhuận, đẩy mạnh xuất khẩu

          – Nước ta đang từng bước chuyển dần từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa

2.1.3. Hướng chuyển dịch của cơ cấu kinh tế nông thôn.

          - Hoạt động nông nghiệp vẫn là bộ phận chủ yếu, nhưng theo nghĩa rộng bao gồm cả nông – lâm – ngư,. Từ khi đổi mới tỉ trọng ngành này giảm dần, tuy nhiên còn chậm

          – Các hoạt động phi nông nghiệp hiện nay đang dần tăng tỉ trọng

          – KT nông thôn cũng gồm nhiều thành phần kinh tế:doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, trang trại

          – Hướng chuyển dịch của kinh tế nông thôn hiện nay:

          + Sản xuất hàng hóa: đẩy mạnh chuyên môn hóa nông nghiệp, hình thành các vùng NN chuyên môn hóa kết hợp công nghiệp chế biến, hướng ra xuất khẩu

          + Đa dạng hóa kinh tế nông thôn: tập trung vào sản xuất các sản phẩm xuất khẩu, phát triển các ngành dịch vụ phi nông nghiệp

2.1.4. Ngành lương thực, thưc phẩm(LTTP)

          a. Vai trò

          + Cung cấp lương thực cho nhân dân, thức ăn cho chăn nuôi

          + Cung nguyên liệu cho công nghiệp, là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng

          + Việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta cực kì quan trọng, vì nước ta là nước đông dân

          -  Việc đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, vì:

          + Là cơ sở nguyên liệu để phát triển chăn nuôi

          + Là cơ sở phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả

          + Thúc đẩy các dịch vụ nông nghiệp

b.  Tình hình phát triển

          b1.. Điều kiện phát triển

          – Điều kiện tự nhiên và TNTN Thuận lợi: đất, nước, khí hậu…

          – Điều kiện KT – XH thuận lợi: lực lượng lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm sản xuất, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có đường lối phát triển và đầu tư cho sản xuất lương thực

          – Khó khăn: thiên tai bão, lũ, hạn, sâu bệnh

b.2.. Những thành tựu: 

          – Diện tích trông lương thực tăng lên: 1980: 5,6 đến 2005: 7,3 tr. ha

          – Năng suất: do tích cực thâm canh, nên năng suất tăng nhanh:

          1980: 21tạ/ha, 2005: 49 tạ/ha

          – Sản lượng: do diện tích và năng suất tăng nên sản lượng tăng liên tục, năm 1980: 11,6 triệu tấn đến 2005: 36 triệu tấn.

          – Bình quân lương thực đầu người tăng lên đáng kể, 2005: 470kg/ng, không những thế  xuất khẩu gạo hàng năm: 3 – 4 triệu tấn (thứ 3 TG)

          – Phân bố: Nước ta có 2 vùng sản xuất lương thực lớn

          + Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp 50% lương thực cả nước

          + Đồng bằng sông Hồng cung cấp gần 20% lương thực cả nước.

2.1.5. Trồng cây công nghiệp và cây ăn quả

          a. Điều kiện phát triển

          – Điều kiện tự nhiên

          +  khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có mùa đông lạnh, có thể trồng được nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả

          + Có nhiều loại đất cả ở vùng núi và đồng bằng thích hợp với các loại cây công nghiệp và cây ăn quả

          + Nguồn nước phong phú đảm bảo tưới tiêu…

          – Các điều kiện KT – XH thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, mạng lưới công nghiệp chế biến đã hình thành và phát triển, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước lớn

          b. Tình hình sản xuất và phân bố:

          + Tổng diện tích năm 2005: 2,5 triệu ha, trong đó cây công nghiệp lâu năm là 1,6 triệu ha (chiếm 65% tổng dt)

          + Các loại cây CN, cây ăn quả và phân bố của nó:

          . Cà phê, cao su, hồ tiêu: trồng nhiều ở ĐNB, Tây Nguyên

          . Chè: trồng nhiều ở trung du miền núi BB, Tây Nguyên

          . Dừa: Nhiều ở dọc đồng bằng sông Cửu Long và ven biển

          . Mía, lạc, đậu tương, thuốc lá… trồng nhiều ở ĐNB, Duyên hải miền Trung, trung du miền núi BB…

          . Dâu tằm ở Lâm đồng

          . Cây ăn quả nhiệt đới: chuối, xoài, chôm chôm, măng cụt, nhãn… trồng nhiều ở ĐNB và ĐB sông Cửu Long, Duyên hải NTB

          . cây ăn quả cận nhiệt, ôn đới: táo, lê, đào, mận… trồng nhiều ĐB sông Hồng, Trung du miền núi phía B

          – Sự phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và việc hình thành các vùng chuyên canh lớn như ĐNB, Tây Nguyên, Trung du miền núi BB chính là nhằm phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới

2.1.6. Ngành chăn nuôi

a. Điều kiện phát triển

          – Điều kiện tự nhiên: có nhiều cao nguyên đồng cỏ, rừng núi rộng, khí hậu thuận lợi

          – Các điều kiện KT – XH nhiều thuận lợi: lực lượng lao động dồi dào, lương thực được đảm bảo, CN chế biến, các dịch vụ về giống, thú y đã và đang phát triển, Nhà nước có chính sách phát triển, đầu tư

b. Tình hình sản xuất và phân bố:

          – Tỉ trọng ngành chăn nuôi trong ngành nông nghiệp tăng khá vững chắc: Ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, hình thức chăn nuôi công nghiệp và trang trại phát triển  

          – Chăn nuôi lợn và gia cầm:

          + Đàn lợn 27 triệu con (2005), cung cấp 3/4 sản lượng thịt các loại

          + Gia cầm: 220 triệu con (2005)

          + Lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở vùng ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long và ven các thành phố

          – Chăn nuôi đại gia súc:

          + Năm 2005: Đàn trâu: 2,9 triệu con, đàn bò: 5,5 triệu con, Bò sữa nuôi ven thành phố: 50.000 con, đàn dê, cừu: 1314 nghìn con

          + Nuôi nhiều ở Trung du miền núi BB, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên

2.1.7. Ngành thủy sản  

          a. Điều kiện để phát triển ngành thủy sản

          – Điều kiện tự nhiên và TNTN:

          + Biển: Bờ biển dài, vùng biển rộng giàu hải sản (trữ lượng: 4,0 tr.tấn), nhiều hải sản quý: cá, tôm, cua, hải sâm, bào ngư, sò huyết… Nhiều ngư trường lớn. Bờ biển nhiều đầm phá, vũng vịnh, bãi triều…

          + Sông suối, kênh rạch dày đặc => thuận lợi cho nuôi trồng

          – Điều kiện KTXH:

          + Lực lượng lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm

          + Phương tiện đánh bắt ngày càng được cải tiến và hiện đại

          + Thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu lớn, có nhiều chính sách

          -  Khó khăn: Thường có bão, lũ lụt, tàu thuyền, phương tiện đánh bắt chậm đổi mới, các cảng cá và CN chế biến chưa phát triển

          b. Tình hình khai thác:

          – Sản lượng khai thác ngày càng tăng: 2005: 3.469.900 tấn, trong đó: Hải sản: 1.790.000 tấn (gấp 2,7 lần 1990), Thủy sản nội địa: 200.000 tấn

          – Giá trị sản xuất: 2005: 15.822 tỉ đồng

          – Loại khai thác nhiều nhất là cá, tôm, mực,…

          – Các ngư trường lớn: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Nha Trang Ninh Thuận, Bình thuận (5 tỉnh chiếm 50%)

          – Tình hình nuôi trồng thủy sản:

          + Diện tích nuôi trồng: 850.000 ha

          + Các loại nuôi chủ yếu: Tôm, cá, mực, ba ba, sò huyết, ngọc trai, …

          + Sản lượng: 2005: 1.478.000 tấn đạt giá trị sản xuất: 22.904,9 tỉ đồng

          + Nuôi tôm: lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang

+ Nuôi cá nước ngọt: nhiều nhất ĐB sông Cửu Long, ĐB sông

2.1.8. Các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp  

a. Sự khác nhau giữa Trung du miền núi BB với Tây Nguyên







Trung du miền núi BBTây Nguyên
1. Điều kiện sinh thái:
- Địa hình: đồi núi thấp và các cao nguyên

- Đất: chủ yếu là feralít đỏ vàng, phù sa cổ bạc màu

- Khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới trên núi, có mùa đông lạnh kéo dài

2. Điều kiện KT – XH:

- Vùng Trung du điều kiện về GTVT tương đối tốt, ở đây có nhiều cơ sở chế biến, trình độ thâm canh đang được nâng cao. Miền núi khó khăn

3. Chuyên môn hóa sản xuất:

- Cây CN, dược liệu và rau quả có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới: chè, trẩu, sở, hồi, táo, đào mận, lê…

- Cây CN ngắn ngày và hoa màu: đậu tương, lạc, thuốc lá, sắn, khoai, ngô

- Chăn nuôi trâu bò lấy thịt và sữa (miền núi), lợn (trung du)
1. Điều kiện sinh thái:
- Địa hình: Cao nguyên tương đối bằng phẳng và rộng nằm ở những độ cao khác nhau

- Đất: đỏ ba zan với diện tích rộng lớn.

- Khí hậu cận xích đạo gió mùa, có mùa mưa và mùa khô kéo dài. khí hậu cao nguyên mát mẻ

2. Điều kiện KT – XH:

- Điều kiện GT khá thuận lợi, có một số nông trường sx theo quy mô lớn.

- Trình độ thâm canh thấp, quảng canh là chính. Riêng ở các nông trường, nông hộ trình độ thâm canh đang được nâng lên

- Công nghiệp chế biến còn yếu

3. Chuyên môn hóa sản xuất:

- Cây CN lâu năm nhiệt đới: cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu…

- Chăn nuôi bò lấy thịt và sữa






a. Sự khác nhau giữa ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long







ĐB sông HồngĐB sông Cửu Long
1. Điều kiện sinh thái:
- Địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều ô trũng, có hệ thống đê điều

- Đất: chủ yếu là phù sa trong đê không được bồi tụ thường xuyên

- Khí hậu nhiệt đới, có mùa đông lạnh kéo dài

- Biển không rộng lắm, ngư trường nhỏ

2. Điều kiện KT – XH:

- Lực lượng lao động dồi dào, dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước

- Nhiều trung tâm CN chế biến

- Khó khăn: Đất đai dễ bị bạc màu, dân cư đông đúc nhất nước 

3. Chuyên môn hóa sản xuất:

- Lúa: năng suất và sản lượng cao

- Cây thực phẩm, đặc biệt là rau đậu có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới: su hào, bắp cải, xà lách, súp lơ, khoai tây, cà chua, các loại đậu…

- Cây CN ngắn ngày: đay, cói,

- Cây ăn quả: vải, nhãn, cam, chanh…

- Chăn nuôi: lợn, gia cầm, thủy sản nước ngọt, nước lợ…
1. Điều kiện sinh thái:
- Địa hình rất thấp, có nhiều vùng trũng ngập nước, có nhiều kênh rạch

- Đất: phù sa bồi tụ thường xuyên, đất mặn, đất phèn nhiều

- Khí hậu cận xích đạo gió mùa, mùa mưa và mùa khô kéo dài

- Có vùng biển rộng, ngư trường lớn.

2. Điều kiện KT – XH:

- Có thị trường rộng lớn là ĐNB

- Sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc vật tư nông nghiệp

- Khó khăn: Đất đai bị ngập nước, bị phèn, mặn chiếm diện tích lớn

3. Chuyên môn hóa sản xuất:

- Lúa: năng suất và sản lượng cao

- Cây CN ngắn: đậu tương, cói, …

- Cây ăn quả nhiệt đới: Xoài, chôm chôm, măng cụt,…

- Chăn nuôi: gia cầm đặc biệt là vịt, đánh bắt nuôi trồng thủy, hải sản…




TÀI LIỆU LUYỆN THI CĐ – ĐH MÔN ĐỊA LÍ: PHẦN 3: ĐỊA LÍ KINH TẾ. CHỦ ĐỀ 5: ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ. NỘI DUNG 2: CÁC NGÀNH KINH TẾ
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top