loading...
Hướng dẫn mua bán Bitcoin ==> Bấm vào đây
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
ÔN TẬP LÝ THUYẾT Địa lí: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAIXem điểm chuẩn
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
ÔN TẬP LÝ THUYẾT Địa lí: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
1. Bảo vệ môi trường.
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường:
+Sự mất cân bằng của các chu trình tuần hoàn vật chất gây nên bão lụt, hạn hán…
Ví dụ: Phá rừng –> đất bị xói mòn, rửa trôi, hạ mực nước ngầm, tăng tốc độ dòng chảy, biến đổi khí hậu, sinh vật đe doạ bị tuyệt chủng…
- Tình trạng ô nhiễm môi trường:
+ Ô nhiễm nguồn nước: nước thải công nghiệp và sinh hoạt đổ ra sông hồ chưa qua xử lý.
+ Ô nhiễm không khí: Ở các điểm dân cư, khu công nghiệp…Vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép.
+ Ô nhiễm đất: nước thải, rác thải sau phân huỷ đều ngấm xuống đất, do sản xuất nông nghiệp.
2. Các loại thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống:
2.1. Bão:
a. Hoạt động của bão ở Việt nam:
- Biểu hiện: mưa to, gió lớn.
- Thời gian hoạt động từ tháng 06 đến tháng 12, đặc biệt hoạt động mạnh và tần xuất cao nhất là các tháng 9,10.
- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ, Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.
- Tần suất bão: Trung bình mổi năm có 8,8 trận bão.
- Phạm vi hoạt động: cả nước.
b. Hậu quả của bão:
- Thiệt hại nhiều người và của.
- Mưa lớn trên diện rộng, gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông, thuỷ triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển; gây lũ quét, sạt lở đất ở trung du, đồi núi.
- Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, sạt lở bờ biển.
- Ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.
c. Biện pháp phòng chống bão
- Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển cuả cơn bão.
- Thông báo cho tàu thuyền trở về đất liền hoặc tìm nơi trú bão an toàn.
- Củng cố hệ thống đê kè ven biển.
- Sơ tán dân khi có bão mạnh.
- Đề phòng lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.
- Chú trọng công tác cứu trợ, vệ sinh phòng dịch.
- Có kế hoạch khắc phục hậu quả sau bão.
2.2. Ngập lụt, lũ quét và hạn hán
Các thiên tai | Ngập lụt | Lũ quét | Hạn hán |
Nơi hay xảy ra | ĐBSH và ĐBSCL, hạ lưu các sông ở miền Trung. | Xảy ra đột ngột ở miền núi | Nhiều địa phương |
Thời gian hoạt động | Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10). Riêng Duyên hải miền Trung từ tháng 9 đến tháng 12. | Tháng 06-10 ở miền Bắc. Tháng 10-12 ở miền Trung. | Mùa khô (tháng 11-4). |
Hậu quả | Phá huỷ mùa màng, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường… | Thiệt hại về tính mạng và tài sản của dân cư…. | Mất mùa, cháy rừng, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. |
Nguyên nhân | - Địa hình thấp. - Mưa nhiều, tập trung theo mùa. - Ảnh hưởng của thuỷ triều. | - Địa hình dốc. - Mưa nhiều, tập trung theo mùa. - Rừng bị chặt phá. | - Mưa ít. - Cân bằng ẩm <0. |
Biện pháp phòng chống | - Xây dựng đê điều, hệ thống thuỷ lợi. | - Trồng rừng, quản lý và sử dụng đất đai hợp lý. - Canh tác hiệu quả trên đất dốc. - Quy hoạch các điểm dân cư. | - Trồng rừng. - Xây dựng hệ thống thuỷ lợi. - Trồng cây chịu hạn. |
2.3. Các thiên tai khác
- Động đất: Tây Bắc, Đông Bắc có hoạt động động đất mạnh nhất.
- Các loại thiên tai khác: Lốc, mưa đá, sương muối … Gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.
3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Duy trì các hệ sinh thái, các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sông có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.
- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen, các loài nuôi trồng, các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài.
- Đảm bảo việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được.
- Đảm bảo chất lượng moi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.
- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên.
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải thiện môi trường.
ÔN TẬP LÝ THUYẾT Địa lí: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
loading...
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment