Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...

Lễ hội đền Bà Chúa


Thời gian: 30/7 đến 01-02/8 âm lịch.

Địa điểm:  Đền Bà Chúa, thôn Viên,  xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: Thờ công chúa Túc Trinh, con gái vua Trần Thánh Tông.

Đặc điểm:Tế lễ, lễ mộc dục, rước kiệu, dâng hương, biểu diễn văn





Đền Bà Chúa nằm ở thôn Viên, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm (Hà Nội), thờ công chúa Túc Trinh. Tương truyền, sau chiến thắng quân Nguyên, ruộng đồng hoang hóa nhiều do chiến tranh. Để phát triển sản xuất làm cho dân ấm no, quốc gia hưng thịnh, Vua Trần đã xuống chiếu cho các quan lại, vương hầu, kêu gọi nhân dân để khai khẩn đất hoang, mở rộng kinh thành Thăng Long.



Theo chiếu chỉ của Vua, công chúa Túc Trinh, người con thứ tư của vua Trần Thánh Tông  tâu với cha xin cho đi khai hoang, phục hóa và đã được Vua cha ưng thuận.  Bà từ bỏ cung điện nguy nga, lầu son gác tía ra ngoại thành, về phía làng Noi cổ xưa nay là xã Cổ Nhuế. Bà đem tiền bạc phát chẩn, cấp vốn cho dân nghèo dựng nhà, cùng với nông dân áo nâu chân đất, cơm nắm muối vừng, đồng cam cộng khổ biến đồng hoang cỏ dại thành nương lúa xanh tươi, kinh tế trù phú, dựng xóm, lập thôn. Bà cũng đến cả làng An Hội để chỉ bảo cho dân cách khai hoang, phát triển nông nghiệp, trồng trọt, cấy cầy.

Bà đã cho dựng chùa Anh Linh Tự, ngày đêm chăm lo Phật đạo, giáo hóa chúng sinh, Bà mất vào ngày 02 tháng 08 âm lịch. Để tưởng nhớ công ơn của Bà, với đạo lý uống nước nhớ nguồn, nhân dân xã Cổ Nhuế thờ Bà làm Hậu phật tại chùa Anh Linh và Thiên Phúc. Các đền, miếu trong thôn thờ Bà, lấy tên là Tối Linh Từ và tôn Bà làm Thần Chủ. Cứ đến ngày Kỵ của Bà, dân làng trong xã tổ chức lễ hội để ghi nhớ công ơn khai hoang phục hóa, tạo dựng xóm làng của Bà.

Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày và có sự tham gia của nhân dân hai làng An Hội và Cổ Nhuế.

Ngày 30/7:

Sáng quân kiệu nam bao sái kiệu và chuyển giá văn ở đình về đền, sau đó đội tế lễ mang lễ lên mộ chúa để làm lễ tế cáo Chúa tại đền. Chiều ban tế và đội dâng hương An Hội cúng tế chúa,  đến đêm các cụ trong đội tế làm lễ mở cửa đền.




Ngày 01/08:

Rạng sáng được bắt đầu với lễ mộc dục và cúng thức. Lễ mộc dục được một bô lão trong làng đảm nhiệm trong trang phục lễ hội truyền thống, đầu đội khăn xếp, quần trùng, áo dài, chân đi hài vân sảo, tất cả đều màu đỏ. Nước làm lễ mộc dục phải là nước mưa tinh khiết nấu với ngũ vị hương. Trước khi làm lễ, vị bô lão rửa tay gọi là quán tẩy, vẩy nước hoa vào người, xoa lên mặt, đầu và hai tay, gọi là tẩy uế. Sau khi làm lễ mộc dục cho Chúa Bà, các đồ mã cũ đem đốt, dâng đồ mới.

Lễ mộc dục xong là đến lễ cúng thức, ông chủ tế đọc chúc văn, nội dung ca ngợi công đức của công chúa Túc Trinh đối với dân làng Cổ Nhuế từ xưa tới nay, cầu xin hồng ân của trời đất, phật, thánh, Chúa Bà ban phúc lành cho quốc thái, dân an.

Khoảng 8h sáng sau khóa lễ cúng phật tại chùa Anh Linh đội tế về đền Chúa làm lễ tế khai quang, yên vị xin Chúa cúng giỗ. Ngày giỗ Chúa gọi là cúng đối kỵ, có dâng lục cúng: hương, hoa, trà, quả, đăng, thực. Lễ cúng thực gồm có: Cơm tẻ nấu bằng gạo lật, muối vừng, trám đen muối, giá luộc, tương, canh đậu xanh; sau nghi lễ cúng thực dâng chè kho, chè lam và kẹo lạc. Cỗ làm trong lễ hội là cỗ chay với những sản vật trong từng nhà sản xuất được đem dâng lễ tại đền như: mít, dừa, lựu, chuối, na, cam, mía, khoai luộc… Sau lễ khai quang là các đoàn của các làng xã lân cận và dân chúng thập phương vào dâng hương lễ Chúa đến tận xế chiều.




Ngày 02/08:

Sáng Tiếng chống khai mạc lễ hội được đánh lên trong ngày chính hội, mở đầu là màn múa lân được các nam thanh niên của làng biểu diễn trong tiếng chống tưng bừng. Tiếp đó là màn rước kiệu rất hoành tráng, được các nam thanh nữ tú, các cụ ông cụ bà và nhân dân trong làng cùng tham gia. Kiệu được rước ra chùa lễ Phật, sau đó rước khởi giá lên mộ Chúa làm lễ Chúa, tiếp theo rước vào đình làm lễ Thánh, rồi trở về yên vị tại đền. Trong lúc rước kiệu theo phong tục truyền thống các gia đình, ngõ xóm nằm trên trục đường đoàn rước đi qua đều sắm hoa quả, vàng, hương, đèn nến, oản, phẩm, đặt lên một chiếc bàn con kê ngoài rìa đường, dâng lên đức Chúa Bà, cầu xin Chúa ban phúc cho gia đình, làng xóm khỏe mạnh, làm ăn hưng thịnh. Đến chiều dân chúng và khách thập phương vào dâng hương lễ Chúa, xế chiều đội tế lễ của làng làm lễ tế dã hội.

Trong suốt những ngày lễ hội tại đền có tổ chức các trò chơi và biểu diễn văn nghệ như; đánh cờ, chọi gà, tổ tôm điếm, hát chèo, diễn tuồng, đọc và bình thơ rất sôi nổi.



Lễ hội đền Bà Chúa
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top