loading...
Hướng dẫn mua bán Bitcoin ==> Bấm vào đây
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
10 vạn câu hỏi vì sao: Dân tộc Hán đã hình thành như thế nào?Xem điểm chuẩn
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Dân tộc Hán đã hình thành như thế nào?
Dân tộc Hán là dân tộc có nhân khẩu đông nhất và diện tích phân bố rộng nhất ở Trung Quốc. Nguồn gốc của dân tộc này có thể truy ngược lên đến thời cổ đại xa xưa, nhưng tên gọi của dân tộc thì mãi đến thời kỳ cận đại mới xác định. Theo truyền thuyết kể lại, trong thời cổ đại xa xưa đã có những thị tộc Cửu Lê, Tam Miêu, Viêm Đế Thị, Hoàng Đế Thị sinh sôi nảy nở trong vùng Trung Nguyên. Đến đời Chu Vũ Vương thì các thị tộc này trong vùng Trung Nguyên tự xưng là Hoa Hạ. Chung quanh thì có các dân tộc thiểu số Man, Di, Nhung, Địch.
Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc cho đến khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất toàn cõi Trung Quốc, là thời kỳ đầu tiên các dân tộc ở Trung Quốc tụ hợp lại với nhau. Do chiến tranh, các cuộc di dân và sự kết hôn giữa những người thuộc những dân tộc khác nhau, bốn nước lớn trong thời kỳ này là Tần, Sở, Ngô, Việt cùng với một số nước nhỏ nữa từ các dân tộc Di, Địch biến thành dân tộc Hoa Hạ và hình thành một quốc gia Trung ương tập quyền đầu tiên lấy dân Hoa Hạ làm chủ thể, đó chính là đế quốc nhà Tần.
Đến triều Hán, các dân tộc thiểu số Hung Nô, Tiên Ti, Để, Khương… vốn sống trong hai miền Bắc và Tây Bắc, bắt đầu di cư với số lượng lớn vào nội địa.
Đến hai triều Nguỵ và Tần thì các dân tộc thiểu số vùng Quan Trung đã chiếm tới nửa số dân. Do ảnh hưởng của nền văn hoá Hoa hạ, phương thức sản xuất cũng như phương thức sinh hoạt của họ cũng đã thay đổi lớn và họ dần dần thống nhất với hai dân tộc bản địa, khiến thời kỳ Nguỵ – Tần trở thành thời kỳ thứ hai của quá trình thống nhất dân tộc.
Hai triều đại Tống và Nguyên là thời kỳ thứ ba của quá trình thống nhất dân tộc. Trong thời kỳ này các dân tộc Khiết Đan, Nữ Chân, Mông Cổ, lần lượt xâm nhập Trung Nguyên và trong khi củng cố quyền thống trị của mình, họ cũng bị nền văn hoá Trung Nguyên đồng hoá.
Đến thời kỳ này, tên gọi người Hán (Hán nhân, Hán nhi) đã trở nên khá phổ biến, nhưng vẫn chưa trở thành tên gọi chính thức của dân tộc.
Khi nước Trung Hoa Quốc dân thành lập, tự xác định là một nước cộng hoà của năm dân tộc Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng, hai chữ “Hán tộc” mới thực sự trở thành tên gọi dân tộc của cộng đồng người Hán.
Chu Nguyên Chương đã trở thành vị hoàng đế khai quốc của Trung Quốc như thế nào?
Năm 1368 tại kinh đô cổ Nam Kinh đã cử hành một điển lễ long trọng, đưa một vị hoà thượng ăn mày lên ngôi hoàng đế. Đó chính là hoàng đế khai quốc Chu Nguyên Chương của triều Minh.
Chu Nguyên Chương (1328 – 1398) là người Phượng Dương tỉnh An Huy. Xuất thân từ một gia đình nghèo khổ, hồi nhỏ ông từng chăn trâu cho địa chủ. Về sau cả cha và anh của ông đều qua đời. Chu Nguyên Chương phải cắt tóc đi tu và xin ăn mày qua ngày.
Ba năm sau, Quách Tử Hưng lãnh đạo nông dân khởi nghĩa, Chu Nguyên Chương bèn bỏ áo cà sa đi theo quân khởi nghĩa. Vì gan dạ và có đầu óc thông minh hơn người, cho nên chẳng bao lâu sau Chu Nguyên Chương đã trở thành một nhân vật xuất sắc trên chiến trường của quân khởi nghĩa.
Năm 1355 là năm có tính chất quyết định đối với thành công của Chu Nguyên Chương. Ông đem quân vượt qua Trường Giang, tiến xuống Giang Nam là một vùng kinh tế trù phú. Vì các tướng của ông phần lớn là người Giang Bắc không nỡ rời xa cố hương cho nên thời gian hành quân bị kéo dài. Để dứt tâm tình ấy của họ, Chu Nguyên Chương bèn sai cắt đứt hết dây neo thuyền, đẩy tất cả thuyền chìm xuống sông. Các tướng sỹ thấy không còn đường nào về nữa, cho nên đều dũng cảm lao về phía trước, đánh một trận chiếm được Nam Kinh. Vì chủ tướng của triều đình nhà Nguyên đã chết trận, cho nên những kẻ sống sót của quân Nguyên đều đầu hàng. Chu Nguyên Chương bèn lấy Nam Kinh làm căn cứ địa, định ra chiến lược “Đắp tường cao, tích trữ nhiều lương thực, chưa vội vàng xưng vương”, sau đó ông đi khuếch trương thế lực, củng cố bàn đạp ổn định và xây dựng căn cứ vững chắc.
Năm 1368, trận quyết chiến mở màn. Đầu tiên, Chu Nguyên Chương tiến đánh Trần Hữu Lượng vùng Hoa Nam đồng thời công khai công bố cắt đứt quan hệ với quân Hồng Cân. Ông phái người đi đón Tiểu Minh Vương Hàn Lâm Nhi, nhưng thứa lúc Hàn Lâm Nhi không phòng bị, Chu Nguyên Chương đã dìm hắn chết đuối dưới đáy sông, sau đó lại bình định được Chương Sĩ Thành, đánh bại được Phương Cúc Trân cát cứ miền đông Triết Giang, rồi phái binh đánh xuống phía Nam, tiêu diệt Trần Hữu Định cát cứ vùng Phúc Kiến, cuối cùng thu phục được toàn bộ Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây).
Sau các trận chiến kể trên, thực lực của Chu Nguyên Chương đã đem 25 vạn đại quân tiến lên phía Bắc tiến đánh Bắc Kinh. Sau tám tháng chiến đấu gian khổ, Bắc Kinh thất thủ. Thuận Đế nhà Nguyên bỏ chạy, nhà Nguyên bị diệt vong. Như vậy Chu Nguyên Chương đã mất 25 năm trời mới lên được ngôi hoàng đế Đại Minh.
10 vạn câu hỏi vì sao: Dân tộc Hán đã hình thành như thế nào?
loading...
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment