Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...

VIẾNG LĂNG BÁC
Viễn Phương



Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.


Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…


Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng trong dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!


Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đáo hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
I. Tác giả:
- Viễn Phương tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928, quê ở tỉnh An Giang.
- Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ông hoạt động ở Nam Bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ cứu nước.
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, tác giả ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác trong dịp đó, và in trong tập “Như mây mùa xuân” (1978).
2. Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật
* Nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
* Nghệ thuật: Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.
3. Cảm hứng bao trùm và mạch vận động tâm trạng của nhà thơ – Bố cục
* Cảm hứng bao trùm: là niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Cảm hứng ấy đã chi phối giọng điệu của bài thơ. Đó là giọng thành kính, trang nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng, nơi vị lãnh tụ yên nghỉ. Cùng với giọng suy tư, trầm lắng là nỗi đau xót lẫn niềm tự hào.
* Mạch cảm xúc: đi theo trình tự của một cuộc vào lăng viếng Bác, từ khi đứng trước lăng đến khi bước vào Lăng và trở ra về. Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở ấn tượng đậm nét về hàng tre bên lăng gợi hình ảnh quê hương đất nước. Tiếp đó là cảm xúc trước hình ảnh dòng người như bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác. Xúc cảm và suy ngẫm về Bác được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Cuối cùng là niềm mong ước thiết tha khi sắp phải trở về quê hương miền Nam, muốn tấm lòng mình vẫn được mãi mãi ở lại bên lăng Bác. Mạch cảm xúc như trên đã tạp nên một bố cục khá đơn giản, tự nhiên và hợp lý của bài thơ.
* Bố cục: 4 phần
- Khổ 1: cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng.
- Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác.
- Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấy di hài Bác.
- Khổ 4: Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về.



Ôn thi vào 10 Ngữ văn: VIẾNG LĂNG BÁC-Viễn Phương
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top