Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...
Điều 2. Mục đích, yêu cầu

1. Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức hằng năm nhằm mục đích:

a) Đánh giá, xác nhận trình độ của người học sau khi học hết chương trình giáo dục THPT và chương trình GDTX cấp THPT (gọi chung là chương trình THPT), lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT;

b) Làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ;


c) Tác động tích cực đối với đổi mới phương pháp dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông; góp phần đảm bảo chất lượng nguồn tuyển cho các trường ĐH, CĐ và TCCN.

2. Kỳ thi phải đảm bảo các yêu cầu: nghiêm túc, khách quan, công bằng; kết quả thi phản ánh đúng trình độ của người học.

Điều 3. Môn thi

Tổ chức thi 8 môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ.

1. Để xét công nhận tốt nghiệp THPT [1], thí sinh phải thi 4 môn, gồm 3 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ) và 1 môn do thí sinh tự chọn trong các môn thi.

Thí sinh không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng, được chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn.

2. Để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ thí sinh dự thi 4 môn quy định tại khoản 1 Điều này và có thể đăng ký dự thi thêm các môn phù hợp với khối thi do trường ĐH, CĐ quy định.

3. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT dự thi chỉ để xét tuyển sinh ĐH, CĐ đăng ký môn thi theo quy định của trường ĐH, CĐ đối với ngành đào tạo mà thí sinh có nguyện vọng.



[1]Với các thí sinh đăng ký dự thi chỉ lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT, sau khi có kết quả thi, nếu các em có nguyện vọng vào ĐH, CĐ thì có thể tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ dựa trên kết quả học tập THPT của học sinh theo đề án tuyển án tuyển sinh riêng đã được công bố.



Chương II

CHUẨN BỊ CHO KỲ THI

Điều 4. Thành lập cụm thi [1]

1. Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định cụm thi tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) và giao cho các trường ĐH chủ trì.

2. Cụm thi có nhiệm vụ tổ chức thi cho thí sinh của ít nhất 02 tỉnh (cụm thi liên tỉnh).

3. Đối với những tỉnh có khó khăn, nếu Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đề nghị, Bộ GDĐT sẽ xem xét thành lập cụm thi tỉnh cho các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT [2].

4. Việc tổ chức thi ở cụm thi liên tỉnh hoặc cụm thi tỉnh là giống nhau, đúng theo quy định của quy chế thi, cùng một quy trình và đều do trường ĐH chủ trì.



[1]Mô hình tổ chức các cụm thi trong kỳ thi THPT quốc gia không phải là việc làm mới. Từ năm 2003, cùng với việc nhiều trường ĐH, CĐ tổ chức thi tuyển sinh vào trường mình, Bộ GDĐT đã tổ chức thi theo các cụm thi liên tỉnh ở Cần Thơ, Quy Nhơn, Vinh. Trên cơ sở những thành công của việc tổ chức các cụm thi, để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, năm 2012 Bộ GDĐT tổ chức thêm cụm thi tại Hải Phòng. Việc tổ chức thi tuyển sinh theo các cụm thi đã được các trường ĐH, CĐ trong cả nước tin tưởng và dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao. Việc mở rộng các cụm thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 là kế thừa những ưu điểm của mô hình tổ chức cụm thi trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ trước đây.

Việc tổ chức thi ở cụm thi liên tỉnh hoặc cụm tỉnh là giống nhau, theo đúng quy định của quy chế thi, cùng một quy trình và đều do trường ĐH chủ trì. Tổ chức các cụm thi có thể sẽ làm cho công việc của các cơ quan quản lý giáo dục, các trường ĐH vất vả hơn nhưng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh tham dự kỳ thi. Các cơ quan quản lý giáo dục, các trường ĐH cần chủ động khắc phục khó khăn để tổ chức tốt kỳ thi.

[2]Có ý kiến đề nghị việc thành lập các cụm thi tỉnh cho các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT sẽ được áp dụng cho tất cả các tỉnh trong cả nước chứ không chỉ cho các địa phương có khó khăn.

Bộ GDĐT chủ trương thành lập các cụm thi tỉnh cho các tỉnh có khó khăn và đề nghị các tỉnh tạo điều kiện cho các thí sinh đến các cụm thi an toàn, thuận lợi mà không phát sinh thêm chi phí gây tốn kém.

Bộ GDĐT mong muốn các địa phương ở vùng thuận lợi tổ chức đưa, đón học sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp đến các cụm thi liên tỉnh, để giảm bớt khối lượng công việc cho Bộ và các trường ĐH, nhưng nếu có khó khăn, Bộ sẽ đáp ứng yêu cầu tổ chức thi tại tỉnh cho các thí sinh này.

Điều 8. Lập danh sách thí sinh theo Hội đồng thi

1. Ban Thư ký Hội đồng thi lập danh sách thí sinh đăng ký dự thi theo Hội đồng thi

a) Mỗi Hội đồng thi có một mã số riêng và được thống nhất trong toàn quốc. Ở mỗi Hội đồng thi, việc lập danh sách thí sinh dự thi được thực hiện như sau:

- Lập danh sách tất cả thí sinh dự thi theo thứ tự a, b, c,… của tên thí sinh để đánh số báo danh;

- Lập danh sách thí sinh theo thứ tự a, b, c,… của tên thí sinh theo từng môn thi để xếp phòng thi.

b) Mỗi thí sinh có một số báo danh duy nhất. Số báo danh của thí sinh gồm phần chữ là mã số của cụm thi và phần số có 06 chữ số được đánh tăng dần, liên tục đến hết số thí sinh của Hội đồng thi, đảm bảo trong Hội đồng thi không có thí sinh trùng số báo danh.

2. Sắp xếp phòng thi

- Phòng thi được xếp theo môn thi; mỗi phòng thi có tối đa 40 thí sinh; trong phòng thi phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 02 thí sinh ngồi cạnh nhau là 1,2 mét theo hàng ngang. Riêng phòng thi cuối cùng của mỗi môn thi được xếp đến 45 thí sinh; phòng thi cuối cùng của buổi thi môn Ngoại ngữ, được xếp các thí sinh dự thi các môn Ngoại ngữ khác nhau, nhưng phải thu bài riêng theo môn.

- Số phòng thi của mỗi Hội đồng thi được đánh theo thứ tự tăng dần.

- Trong mỗi phòng thi có Danh sách ảnh của thí sinh.

- Trước cửa phòng thi, phải niêm yết Danh sách thí sinh trong phòng thi của từng buổi thi và Bản quy định trách nhiệm thí sinh (Điều 14 Quy chế này).

Điều 13. Tổ chức đăng ký dự thi    

1. Nơi đăng ký dự thi

Đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế này đăng ký dự thi tại trường phổ thông nơi học lớp 12. Thí sinh tự do đăng ký tại địa điểm do sở GDĐT nơi thí sinh cư trú quy định.

2. Thủ tục đăng ký dự thi

- Thủ trưởng trường phổ thông hoặc nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi chịu trách nhiệm hướng dẫn đăng ký dự thi, thu Phiếu đăng ký dự thi, nhập thông tin thí sinh đăng ký dự thi, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi và chuyển dữ liệu đăng ký dự thi cho sở GDĐT;

- Sở GDĐT quản trị dữ liệu đăng ký dự thi của thí sinh và gửi dữ liệu về Bộ GDĐT;

- Bộ GDĐT quản trị dữ liệu đăng ký dự thi toàn quốc và chuyển dữ liệu về các cụm thi để tổ chức thi.

3. Hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT

a) Với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế này:

- Phiếu đăng ký dự thi (02 phiếu giống nhau);

- Học bạ THPT; học bạ hoặc Phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX (bản sao);

- Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Để được hưởng chế độ thuộc vùng cao, vùng sâu, khu kinh tế mới, xã đặc biệt khó khăn thí sinh phải có bản sao công chứng Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú;

- 02 ảnh 4×6 cmtheo mẫu Giấy chứng minh nhân dân và 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.

b) Thí sinh tự do, ngoài các hồ sơ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này phải có thêm:

- Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú theo nội dung quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Quy chế này;

- Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi về xếp loại học lực (đối với những học sinh xếp loại kém về học lực quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Quy chế này) và xác nhận không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi;

- Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Thủ trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.

4. Hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh tự do đã có bằng tốt nghiệp THPT:

a) Phiếu đăng ký dự thi (02 phiếu giống nhau);

b) Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng);

c) Bằng tốt nghiệp trung cấp;

d) 02 ảnh 4×6 cm theo mẫu Giấy chứng minh nhân dân và 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.

5. Hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký dự thi: trước ngày 01 tháng 4 hằng năm. Sau thời hạn này, không nhận thêm hồ sơ đăng ký dự thi. Khi hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo kịp thời cho Thủ trưởng trường phổ thông hoặc nơi đăng ký dự thi hoặc cho Hội đồng thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung. Các trường hợp đặc biệt được phép bổ sung các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích phải thực hiện trước ngày tổ chức kỳ thi mới có giá trị.

Chương IV

CÔNG TÁC ĐỀ THI

Điều 15. Yêu cầu đối với đề thi

1. Đề thi của kỳ thi THPT quốc gia phải đạt các yêu cầu dưới đây:

a) Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12;

b) Đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để tuyển sinh ĐH, CĐ);

c) Đảm bảo tính chính xác, khoa học và tính sư phạm. Lời văn, câu chữ phải rõ ràng, không có sai sót;

d) Đối với đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi trong đề thi;

đ) Điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm đều được quy về thang điểm 20 [1];

e) Đề thi phải ghi rõ có mấy trang và có chữ “HẾT” tại điểm kết thúc đề.

2. Trong một kỳ thi, mỗi môn thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị với mức độ tương đương; mỗi đề thi có hướng dẫn chấm, đáp án kèm theo.



[1]Để giúp các trường ĐH, CĐ tuyển sinh được những thí sinh phù hợp với nguồn lực, chất lượng đào tạo, uy tín và đẳng cấp của trường khá đa dạng như hiện nay thì kết quả các môn thi phải có độ phân hóa cao. Chất lượng đề thi đóng vai trò rất quan trọng. Do vậy, việc mở rộng thang điểm từ thang điểm 10 sang thang điểm 20 sẽ giúp công tác chấm thi phân hóa chi tiết hơn kết quả thi của thí sinh.


Dự thảo quy chế thi THPT quốc gia 2015
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top