Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...

Đề số 41
VIẾNG LĂNG BÁC
(Viễn Phương)


1. Tên khai sinh của tác giả bài thơ Viếng lăng Bác là gì ?

A. Phạm Bá Ngoãn.

B. Phan Ngọc Hoan.

C. Hứa Vĩnh Sước.

D. Phan Thanh Viễn.




2. Bài thơ “Viếng Lăng Bác” được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? Câu trả lời nào sau đây đúng nhất.

A. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Viễn Phương ra thăm Miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ.

B. Trong khi Miền Nam đang thắng lớn, cuộc kháng chiến chống Mĩ sắp kết thúc, nhà thơ cùng với các dũng sĩ mảnh đất Thành đồng Tổ quốc ra thăm Miền Bắc vào lăng viếng Bác Hồ.

C. Năm 1977, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm Miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ.

D. Cả A, B, C đều sai.

3. Cảm xúc bao trùm bài thơ là gì ?

A. Niềm xúc động sâu sắc của tác giả trước những cống hiến vĩ đại của Bác cho đất Nước.

B. Niềm xúc động trước không khí trang nghiêm và tình cảm chân thành của dòng người ngày vào lăng viếng Bác.

C. Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn xót đau khi tác giả từ Miền Nam ra viếng lăng Bác.

D. Cả A và B.

4. Bài thơ “Viếng lăng Bác” có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào là chính ?

A. Tự sự và biểu cảm.

B. Tự sự và miêu tả.

C. Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

D. Miêu tả và biểu cảm.

5. Điền vào chỗ trống để hoàn chính sơ đồ về bố cục, hướng phát triển mạch cảm xúc của bài thơ “Viếng lăng Bác”.

“Cảm xúc của tác giả về cảnh bên ngoài lăng ……………..…………

………………………………… cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng ………………………. …………………..…………”

6. Lựa chọn các từ sau đây để điền vào chỗ trống trong những câu văn sau cho phù hợp : thành kính / nhà thơ / trang trọng và tha thiết / xúc động / ẩn dụ / bình dị.

“Bài thơ “Viếng Lăng Bác” thể hiện lòng ………………….………….. và niềm…………… sâu sắc của ……………………. và của cả mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. Bài thơ có giọng điệu ……….…………… và …………………., nhiều hình ảnh ……………………. đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ ………………… mà cô đúc”.

7. Đọc đoạn thơ sau đây và khoanh tròn vào chữ cái trước những ý kiến đúng về ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh hàng tre đứng trong bão táp mưa sa bên lăng Bác.

“Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

A. Hàng tre tượng trưng cho cốt cách thanh cao của Hồ Chủ Tịch.

B. Hàng tre tượng trưnng cho đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam kiên cường bất khuất trong mọi thử thách gian lao.

C. Hàng tre tượng trưng cho sức mạnh đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.

D. Cả hai ý A và C.

8. Từ “con” trong câu thơ: “Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác” thuộc từ loại gì ?

A. Là danh từ.

B. Là đại từ.

C. Là trợ từ.

D. Cả A, B, C đều không đúng.

9. Cụm từ “thăm lăng Bác” trong câu thơ : “Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác” thể hiện điều gì ?

A. Nói giảm, nói tránh sự thật đau xót bởi Bác đã qua đời.

B. Người vẫn sống mãi trong lòng nhân dân Miền Nam.

C. Thể hiện tình cảm kính yêu, gợi tình cảm gần gũi thân thương của nhà thơ và của toàn thể dân tộc Việt Nam đối với Bác.

D. Cả ba ý trên.

10. Đọc đoạn thơ :

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

a) Khổ thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả ?

A. Sự ngưỡng mộ thành kính, thiêng liêng của tác giả nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung với Bác Hồ vĩ đại.

B. Nỗi đau lớn lao của tác giả trước sự ra đi vĩnh viễn của Bác Hồ.

C. Lòng tự hào của tác giả trước sự vĩ đại của lãnh tụ kính yêu.

D. Cả ba ý A, B, C.

b) Từ “mặt trời” trong câu thơ “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” được tác giả sử dụng phép tu từ nào ?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. Điệp ngữ

c) Từ “mặt trời” trong câu thơ “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” mang ý nghĩa chính là gì ?

A. Ca ngợi sự trường tồn, vĩnh hằng của hình ảnh Bác.

B. Ca ngợi công lao to lớn, vĩ đại của Bác.

C. Ca ngợi vẻ đẹp diệu kì, cao quí của hình ảnh Bác.

D. Cả ba ý trên.

d) Có thể thay từ “dòng người” trong câu thơ “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ” bằng từ “đoàn người” hay “tốp người”. Hãy điền đúng (Đ), sai (S) vào câu trả lời sau.

A. Có thể thay thế được vì các từ này đều chung một nét nghĩa là chỉ số lượng người ở số nhiều.

B. Không thể thay thế được vì “dòng người” chỉ cái vô tận theo nguồn mạch như dòng nước, dòng điện.

C. Không thể thay thế được bởi “dòng người thể hiện lòng thành kính của nhân dân Việt Nam với Bác là vô tận.

e) Từ “mùa xuân” trong câu thơ “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” được tác giả sử dụng phép tu từ nào ?

A. Ẩn dụ.

B. So sánh.

C. Nhân hoá.

D. Hoán dụ.

11. Đọc đoạn thơ :


“Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng trong dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”

a) Hình ảnh “Vầng trăng”, “Trời xanh” được tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào ?

A. Nhân hoá.

B. So sánh.

C. Ẩn dụ.

D. Hoán dụ.

b) Từ “nhói” trong câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim” thể hiện nỗi đau như thế nào ?

A. Nỗi đau đớn tột cùng như cắt da cắt thịt.

B. Nỗi đau âm ỉ kéo dài.

C. Nỗi đau đột ngột tựa như có vật nhọn đâm xói vào.

D. Cả hai ý A và B.

c) Đọc hai câu thơ :

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

Khoanh tròn chữ cái đầu dòng trước ý đúng nhất về cảm xúc của tác giả :

A. Nhà thơ thấy nhói đau trong lòng vì ước ao bao ngày được gặp Bác nhưng đến lúc được bên Người thì Người đã đi xa.

B. Lí trí thấy rõ Bác trở thành bất tử, vĩnh hằng, nhưng tình cảm thì lại nhói đau vì sự mất mát lớn lao khi Bác đã ra đi.

C. Nhà thơ vẫn biết rằng Bác trở thành bất tử, nhưng vẫn nhói đau vì không được gặp Bác.

D. Cả hai ý A và C.

12. Đọc khổ thơ cuối :

“Mai về Miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

a) Em hiểu gì về nghĩa của từ “trào” trong câu thơ “Mai về Miền Nam thương trào nước mắt”.

A. Nước mắt dâng lên quá nhiều và cháy tràn ra bật thành tiếng khóc.

B. Cảm xúc mãnh liệt cuộn dâng một cách mạnh mẽ, không kìm nén nổi.

C. Niềm xúc động tràn đầy và lớn lao.

D. Sự đau xót tiếc thương bi luỵ.

II. TỰ LUẬN

1. Nếu như đằng sau câu thơ : “Mai về Miền Nam thương trào nước mắt” tác giả tiếp tục diễn tả sự đau xót tiếc thương thì kết thúc bài thơ sẽ như thế nào ? Hãy viết lời bình cho khổ thơ cuối của bài thơ “Viếng lăng Bác”.

2. Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ “Viếng lăng Bác” là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn xót đau của Viễn Phương khi nhà thơ từ Miền Nam ra viếng lăng Bác. Từ việc cảm nhận bài thơ hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.


ĐÁP ÁN ĐỀ 41 : VIẾNG LĂNG BÁC




Ôn thi vào 10 Ngữ văn: Tìm hiểu bài Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top