Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...

Đề số 13


I. TRẮC NGHIỆM
Bài tập 1

Trình bầy hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa bằng cách thực hiện các yêu cầu sau :

1. Từ nắng mưa trong câu thơ “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” có nghĩa là gì ?

A. Chỉ thời tiết nắng mưa

B. Chỉ thời gian kéo dài cùng với nỗi vất vả kéo dài của con người, ở đây là người bà

C. Chỉ nỗi lòng thương bà bền bỉ trong tâm hồn người cháu.

D. Cả A, C đúng.




2. Trong kí ức của người cháu những kỉ niệm về bếp lửa và người bà hiện lên theo trình tự nào ?

A. Từ thuở ấu thơ – Qua tuổi niên thiếu – Đến tuổi trưởng thành.

B. Từ tuổi trưởng thành – Đến thuở ấu thơ.

3. Theo em, nỗi niềm nào của người cháu vang vọng trong lời thơ sau đây ?

Tu hú ơi ! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa.

A. Nhớ nhà, nhớ quê hương.

B. Thương xót đời bà lận đận

C. Muốn nhắn gửi nhớ thương, an ủi đến bà.

D. Cả A, B, C. đều đúng.

4. Từ bếp lửa của bà, nhà thơ đã thốt lên : “Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa”. Em hiểu thế nào về điều kì lạ, thiêng liêng này ?

a) Bếp lửa của bà kì lạ vì : …………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………..

b) Bếp lửa của bà thiêng liêng vì : ………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………..

5. Qua bài thơ, Bằng Việt muốn nhắn gửi đến bạn đọc triết lí nào ?

A. Những kỉ niệm thân thiết nhất của tuổi thơ luôn có sức tỏa sáng nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

B. Tình yêu, lòng biết ơn bà thể hiện sự gắn bó với gia đình là khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước.

C. Cả A, B.

Bài tập 2

1. Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống cuối mỗi nhận định sau về thơ tám chữ

A. Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng tám chữ, có cách ngắt nhịp rất đa dạng.

B. Bài thơ tám chữ chỉ có tám câu.

C. Bài thơ theo thể tám chữ có thể gồm nhiều đoạn dài, số câu không hạn định, có thể chia thành nhiều khổ.

D. Có nhiều cách gieo vần trong thơ tám chữ nhưng phổ biến nhất là vần lưng.

E. Có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhất là vần chân được gieo liên tiếp hoặc gián tiếp.

2. Tìm và phân tích giá trị của phép tu từ trong bài ca dao sau :

Bà già đi chợ Cầu Đông

Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng ?

Thầy bói gieo quẻ nói rằng :

Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn

(Ca dao)

a) Phép tu từ : ……………………………………………………………………………………………..

b) Giá trị : …………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

II. TỰ LUẬN

Từ bếp lửa đời đến Bếp lửa trong thơ Bằng Việt


Đáp án Đề số 13




Ôn thi vào 10 Ngữ văn: Đề thi thử vào 10 có đáp án - đề số 13
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top