Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...

Đề số 37

I. TRẮC NGHIỆM

Bài tập 1

“… Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn :

- Cháu van ông, nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !

- Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại :

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng :

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !”




(Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau :

1. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý kiến mà em cho là đúng.

a) Nội dung đoạn trích là gì ?

A. Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời đã đẩy người dân đến tình cảnh vô cùng khốn quẫn khiến họ phải liều mạng cự lại.

B. Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống mạnh mẽ, tinh thần phản kháng mãnh liệt.

C. Cả A và B.

b) Tác phẩm “Tắt đèn” ra đời vào năm nào ?

A. 1936

B. 1938

C. 1939

D. 1940

c) Tác phẩm “Tắt đèn” thuộc bộ phận văn học nào ?

A. Văn học hiện thực 1930 – 1945

B. Văn học yêu nước và cách mạng 1930 – 1945

C. Văn học lãng mạn 1930 – 1945

d) Tác giả Ngô Tất Tố là :

A. Một nhà văn chuyên viết về nông thôn và người nông dân.

B. Một học giả triết học, văn học cổ ; một nhà báo tiến bộ và là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng tháng tám 1945.

C. Một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng.

2. a) Đoạn trích có mấy lượt lời ?

A. Hai lượt lời

B. Ba lượt lời

C. Bốn lượt lời

b) Đoạn trích có mấy tình huống giao tiếp ?

A. Một tình huống

B. Hai tình huống

C. Ba tình huống

D. Bốn tình huống

c) Sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu với tên cai lệ thể hiện điều gì ?

…………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………….

d) Việc chị Dậu xưng bằng bà và gọi tên cai lệ bằng mày có vi phạm phương châm lịch sự không ?

A. Có B. Không

3. Sách Ngữ văn 8 đặt tên đoạn trích là “Tức nước vỡ bờ”.

a) “Tức nước vỡ bờ” là loại ngữ gì ?

A. Thành ngữ

B. Quán ngữ

C. Tục ngữ

D. Tổ hợp từ bình thường

b) Trong câu “Vừa nói, hắn vừa bịch vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi sấn đến để trói anh Dậu”, có 2 từ bịch. Từ loại của hai từ này như thế nào ?

A. Cả 2 từ đều là động từ.

B. Cả 2 từ đều là tính từ.

C. Một từ là động từ, một từ được dùng như danh từ.

c) Các câu : “Tha này ! Tha này !” là :

A. Câu đơn bình thường

B. Câu đặt biệt

C. Câu rút gọn

d) Các câu : “Tha này ! Tha này !” thuộc loại câu nào ứng với mục đích nói ?

A. Câu trần thuật

B. Câu cảm thán

C. Câu cầu khiến

4. a) Trong đoạn trích, các từ “bịch”, “bốp” là :

A. Từ tượng thanh

B. Từ tượng hình

C. Không phải cả A và B

b) Nhan đề đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, được hiểu theo :

A. Nghĩa đen

B. Nghĩa bóng

C. Cả nghĩa đen và nghĩa bóng

c) Sử dụng các từ “bịch”, “bốp” trong đoạn trích có tác dụng :

A. Gợi được âm thanh hành động của tên cai lệ đối với chị Dậu.

B. Vừa gợi được âm thanh của hành động vừa thể hiện được bản chất hung dữ, hống hách, tàn bạo của tên cai lệ đối với chị Dậu.

C. Cả 2 ý trên.

d) Tổ hợp từ đồng nghĩa, gần nghĩa với “Tức nước vỡ bờ” :

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

5. a) Đoạn trích trên:

A. Là cuộc hội thoại.

B. Là đoạn văn kể về việc chị Dậu chống lại tên cai lệ để bảo vệ chồng.

C. Là đoạn văn miêu tả cảnh chị Dậu đánh lại tên cai lệ để bảo vệ chồng.

b) Trong văn bản tự sự, yếu tố quan trọng nhất là:

A. Nhân vật, tình huống, ngôi kể

B. Nhân vật và cốt truyện

C. Nhân vật, cốt truyện và hành động

c) Trong văn bản tự sự, người kể có thể thuật lại sự việc theo :

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ ba

C. Kết hợp cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

D. Cả ba phương án trên

d) Tác phẩm nào không phải là truyện hiện đại Việt nam :

A. Làng

B. Tôi đi học

C. Bến quê

D. Chiếc lá cuối cùng

6. a) Sắp sếp tên tác giả vào ô trống cho thích hợp : Thế Lữ (1) ; Hồ Chí Minh (2) ; Phan Bội Châu (3) ; Vũ Đình Liên (4) ; Tế Hanh (5) ; Tố Hữu (6).


Thơ ca yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX đến 1930 Thơ ca cách mạng

1930 – 1945 Thơ ca lãng mạn

(thơ mới)


b) Thơ trữ tình bao gồm :

A. Ca dao, dân ca dân gian

B. Thơ của thi nhân

C. Vè

c) Tác phẩm thơ trữ tình trung đại nào sau đây không tập trung thể hiện tình cảm nhân đạo ?

A. Sông núi nước Nam

B. Sau phút chia li

C. Qua Đèo Ngang

D. Bánh trôi nước

d) Sắp xếp các tác phẩm sau theo thời điểm ra đời từ trước đến sau :

A. Bếp lửa

B. Đồng chí

C. Ánh trăng

D. Con cò

7. a) Khổ thơ nào trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh thể hiện rõ nét nhất sự cảm nhận tinh tế, độc đáo của nhà thơ với những chuyển biến của thiên nhiên, đất trời lúc giao mùa ?

A. Khổ 1

B. Khổ 2

C. Khổ 3

b) Yếu tố nghệ thuật được tác giả sử dụng thành công và có giá trị cao nhất trong bài thơ “Sang thu” là :

A. Các từ láy

B. Các từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái

C. Các hình ảnh thiên nhiên

D. Biện pháp nhân hóa

c) Điền vào chỗ trống các từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh nhận định về bài thơ

“Con cò” của Chế Lan Viên.

Bài thơ ca ngợi………………………………………………….và ý nghĩa của ……………………

………………………………………………………………………………………..qua việc vận dụng sáng tạo……………………………. ……….và hình ảnh ……………………………………………

d) Bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên có âm hưởng như thế nào ?

A. Trữ tình tha thiết

B. Ngọt ngào, sâu lắng

C. Âm hưởng lời ru nhưng đầy suy ngẫm, triết lí.

8. a) Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về văn bản nhật dụng ?

A. Văn bản nhật dụng là khái niệm thể loại như kiểu văn bản tự sự, văn bản biểu cảm, văn bản nghị luận.

B. Văn bản nhật dụng là khái niệm chỉ đề cập đến chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản.

C. Văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.

D. Văn bản nhật dụng cũng giống như những bài học giáo dục công dân, lịch sử.

b) Trong văn bản nhật dụng, ngưòi viết thường sử dụng :

A. Một phương thức biểu đạt

B. Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt

C. Dùng hai phương thức chứng minh và nghị luận.

c) Ghi tên chủ đề mà các văn bản nhật dụng sau đề cập vào chỗ trống tương ứng:

A. Ôn dịch, thuốc lá : ………………………………………………………………………

B. Bài toán dân số : ………………………………………………………………………….

C. Phong cách Hồ Chí Minh : …………………………………………………………….

D. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình :……………………………………………..

d) Văn bản nhật dụng nào dưới đây không viết về chủ đề môi trường :

A. Bài toán dân số

B. Ôn dịch, thuốc lá

C. Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000

9. a) Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản biểu cảm ?

A. Cổng trường mở ra

B. Đoàn thuyền đánh cá

C. Chiếu dời đô

D. Một thứ quà của lúa non : Cốm

b) Nối tên văn bản sao cho phù hợp với tên tác giả :

Tên văn bản Tên tác giả

A. Bàn về đọc sách 1. Trần Quốc Tuấn

B. Hịch tướng sĩ 2. La Sơn Phu Tử

C. Bàn về phép học 3. Chu Quang Tiềm

D. Tiếng nói của văn nghệ 4. Nguyễn Đình Thi

c) Trong văn bản nghị luận, ngưòi viết thường sử dụng phép lập luận nào là chủ yếu ?

A. Phép phân tích

B. Phép tổng hợp

C. Phép so sánh

D. Phép giải thích

d) Trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, luận cứ nào là quan trọng nhất ?

A. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.

B. Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.

C. Những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới.

D. Bước vào thế kỉ mới thế hệ trẻ cần phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, rèn những thói quen tốt để đưa đất nước vào công nghiệp hóa, hiện đại hoá.


II. TỰ LUẬN


1. Kết thúc bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến) đều xuất hiện cụm từ “ta với ta” nhưng ở mỗi bài lại diễn đạt một nội dung ý nghĩa khác nhau. Em hãy phân tích và làm sáng tỏ điều đó.

2. Vẻ đẹp tâm hồn người nông dân Việt nam trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.


ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 37




Ôn thi vào 10 Ngữ văn: Đề thi thử số 37 - Có đáp án
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top