Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Đề số 23
I. TRẮC NGHIỆM
Bài tập 1
Trình bầy hiểu biết của em về tác phẩm Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) bằng cách thực hiện các yêu cầu sau :
1. Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng được viết trong hoàn cảnh nào ?
A. Kháng chiến chống Mĩ.
B. Kháng chiến chống Pháp.
C. Sau kháng chiến chống Mĩ.
D. Cả A, B, C đều sai.
2. Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào ?
A. Ông Sáu
B. Bé Thu
C. Bạn của ông Sáu.
D. Bà ngoại bé Thu.
3. Cốt truyện Chiếc lược ngà tập trung thể hiện nội dung gì ?
A. Kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu.
B. Thái độ và hành động của bé Thu với ba.
C. Tình cha con thắm thiết, sâu nặng của ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh
D. Tình đồng đội giữa ông Sáu và bạn
4. Từ nào trong các từ sau không phải là từ địa phương Nam Bộ ?
A. Cái vá B. Thẹo
C. Nói trổng D. Lúi húi
5. Câu văn sau : “Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc” cho em biết điều gì ở con người ông Sáu ?
A. Với ông Sáu, chiếc lược ngà là vật quý giá.
B. Chiếc lược ngà là vật thiêng liêng, làm dịu nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm, yêu mến, nhớ thương ông Sáu dành cho con gái.
C. Ông Sáu là người dành hết tâm trí, công sức vào công việc – làm chiếc lược ngà
6. Bộ phận “những lúc rỗi” trong câu trên là thành phần gì của câu ?
A. Chủ ngữ
B. Vị ngữ
C. Trạng ngữ
D. Bổ ngữ
7. Các câu nói sau giúp em hiểu tính cách gì ở bé Thu ?
- Vô ăn cơm !
- Cơm chín rồi !
- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái !
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ !
A. Hư hỗn
B. Ương ngạnh
C. Láu lỉnh
D. Láu cá
8. Lí do nào bé Thu không tin ông Sáu là ba của nó ?
A.Vì mặt ông Sáu có vết thẹo.
B. Vì ông già hơn trước.
C. Thu không nhớ nổi mặt ba vì đi lâu quá.
D. Không hiền như trước.
9. Những câu văn sau nói lên nội dung gì ?
“Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa… Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.”
A. Sự thay đổi đột ngột về thái độ và hành động bé Thu trước phút ông Sáu lên đường.
B. Nỗi buồn của Thu khi biết cha nó sắp xa nó.
C. Nỗi sợ hãi khi nghĩ nó không thể giữ được ba nó ở lại nhà.
D. Tình yêu, nỗi mong nhớ với người cha xa cách bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận.
10. Chi tiết sau : “nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn” nói lên tâm trạng gì ở nhân vật bé Thu ?
A. Ân hận, hối tiếc.
B. Xúc động, nghẹn ngào.
C. Đau đớn, giận dữ.
D. Sung sướng.
Bài tập 2
1. Trong các ý sau, đâu là chủ đề của Chiếc lược ngà ?
A. Viết về tình cha con
B. Viết về sự trưởng thành của một thế hệ người Việt Nam
C. Viết về nỗi đau chiến tranh do quân địch gieo rắc thời chống Mĩ
D. Viết về lòng căm thù giặc.
2. Tình huống thể hiện mãnh liệt tình cảm của người con với cha ?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
3. Tình huống thể hiện tình cảm sâu sắc giữa cha với con ?
………………………………………………………………………………………………………………….
4. Những nét tính cách nào là của bé Thu ?
A. Tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ nhưng rất dứt khoát, rạch ròi.
B. Cứng cỏi đến mức ương ngạnh.
C. Bé bỏng, hồn nhiên, ngây thơ.
D. Có sự trải nghiệm sớm do hoàn cảnh chiến tranh (khôn trước tuổi)
E. Tất cả các ý trên.
5. Chi tiết “chiếc lược ngà” (đồng thời là tên truyện) là một ý nghĩa quan trọng. Một bạn học sinh đã nêu ra ý nghĩa của chi tiết này. Em hãy điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào các ô vuông.
a) Chiếc lược ngà nối kết hai cha con ông Sáu kể cả lúc ông đã hi sinh.
b) Chiếc lược ngà là biểu tượng của tình cha con trắng trong, quí giá, bất diệt.
c) Chiếc lược ngà là kỉ vật thiêng liêng của một thời chiến tranh.
d) Chiếc lược ngà nói lên những hi sinh thầm lặng của một lớp người đi trước.
6. Sau đây là các câu nói về chiếc lược ngà của ông Sáu. Em hãy sắp xếp lại sao cho hợp lí bằng cách đánh số thứ tự vào các ô vuông để có thể hiểu được.
A. Dù chưa chải tóc con gái, lược ngà gỡ rối phần nào tâm trạng ông Sáu.
B. Hằng đêm, ông ngắm nhìn và mài lên tóc cho nó thêm bóng mượt.
C. Đó là biểu tượng trắng trong, quí giá bất diệt của tình cha con.
D. Trước khi vĩnh biệt con, ông chuyển nó cho một người bạn như chuyển giao sự sống.
E. Nó trở thành vật thiêng an ủi tình cha con và sức mạnh chiến đấu trong ông.
G. Mang lời hẹn ước của con gái ra đi, ông miệt mài “sáng tác” chiếc lược ngà.
7. Các ý sau đây, ý nào đúng với nhà văn Nguyễn Quang Sáng ?
A. Ông nổi tiếng với hai tác phẩm “Quán rượu người câm” và “Dòng sông phẳng lặng”.
B. Cuộc đời ông gắn với hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
C. Tác phẩm của ông chủ yếu viết về người nông dân Nam Bộ.
D. Giọng văn mộc mạc, chân thành, sâu sắc và đậm đà chất Nam Bộ.
8. Sau đây là những chi tiết nói về phản ứng của bé Thu với người cha. Em hãy điền số thứ tự vào ô vuông đặt trước mỗi câu để làm rõ phản ứng ấy.
A. Cô bé gan lì mặc cho người thân khuyên nhủ.
B. Nguyên do là vết thẹo trên mặt người cha.
C. Kịch tính nhất là tình huống hắt đổ miếng trứng cá khỏi chén cơm khiến ông Sáu nổi giận đánh con.
D. Sự ngây thơ của một đứa trẻ nhưng đầy cá tính.
E. Cô bé nhìn cha với cặp mắt cảnh giác, xa lạ.
G. Thu nhất định không nhận cha.
9. Việc ông Sáu đánh con là :
A. Một hành động bất lực diễn tả sự thất vọng của người cha.
B. Phản ứng phức tạp của người đàn ông giàu tình cảm.
C. Một hành động diễn tả khát khao cháy bỏng tình cha con.
D. Sự bồng bột đáng tiếc của một người cha thương con.
E. Cần tìm một cách trả lời khác.
II. TỰ LUẬN
1. Cảm nghĩ của em về tình cha con trong chiến tranh qua truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
2. Học xong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng em hãy viết hai bài văn ngắn để triển khai các luận đề :
a) Bé Thu và một tình yêu cha đằm thắm, kì lạ.
b) Ông Sáu – Người hi sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt.
Đáp án Đề số 23
Ôn thi vào 10 Ngữ văn: Đề thi thử số 23 có đáp án
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment